4.3.1. Đối với Nhà nước
- Trước hết, Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu trong chính sách quản lý kinh tế, tạo môi trường pháp lý thơng thống, an toàn, phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo lập môi trường cạnh tranh cho các Ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ ban hành luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, đưa luật này trở thành cơng cụ để Nhà nước kiểm sốt hoạt động cạnh tranh.
- Nhà nước nên xóa bỏ các thủ tục rườm rà khơng cần thiết để tránh tình trạng nhiều quy định chặt chẽ quá mức cần thiết gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình triển khai thủ tục vay vốn cho khách hàng.
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến việc mở rộng hoạt động và phát triển dịch vụ của Ngân hàng thương mại Việt Nam ra nước ngoài. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan giám sát hoạt động của Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng thương mại ở các nước nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động khi Ngân hàng Việt Nam mở rộng mạng lưới ra nước ngoài và Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Nhà nước cần có những chiến lược trong công tác đối ngoại nhằm tạo điều kiện để các Ngân hàng thương mại có thể hợp tác một cách nhanh chóng về lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng với các tập đồn tài chính lớn của các nước trên thế giới.
- NHNN là cầu nối thường xuyên giữa Chính phủ với các Ngân hàng thương mại và cũng là cơ quan quản lý trực tiếp Ngân hàng thương mại. Chính vì thế mà NHNN cần bám sát thực tiễn và có những chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn Ngân hàng thương mại trong lĩnh vực tín dụng sao cho phù hợp với từng thời kỳ.
- NHNN cần chủ động trong việc tháo gỡ những rào cản, tạo sân chơi bình đẳng cho các Ngân hàng thương mại, xoá bỏ sự phân biệt giữa Ngân hàng thương mại cổ phần và các Ngân hàng quốc doanh.
- Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả và ổn định lâu dài. Cụ thể, các thủ tục về bất động sản còn rườm rà, nếu xảy ra sự cố thì khả năng xử lý quá lâu gây áp lực trên đồng vốn.
- Hiện nay ở Việt Nam trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa thực sự hoàn thiện, chưa cung cấp thông tin chi tiết từng khoản vay, ngoài ra trang web thường xuyên trong tình trạng quá tải, các sự cố kỹ thuật khơng được khắc phục nhanh chóng. Vì vậy, cần nâng cấp và phát triển trung tâm thơng tin tín dụng trực thuộc NHNN (CIC) trở thành trung tâm hàng đầu quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho các Ngân hàng có thơng tin đầy đủ và nhanh chóng về khách hàng vay vốn.
- Đồng thời, NHNN cần ban hành các quy định cụ thể và chế tài đối với các Ngân hàng trong việc khai thác, sử dụng cũng như cung cấp thông tin sai sự thật để hợp pháp khoản tiền vay nhằm tăng doanh số.
- NHNN cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng Ngân hàng, thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ kiểm sốt lạm phát, chính sách tiền tệ bám sát mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi suất, đưa ra mức lãi suất hợp lý, thích nghi trong từng thời điểm của nền kinh tế thị trường.
- NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể cho hoạt động tín dụng, trong đó quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ, tạo hành lang pháp lý đầy đủ bảo vệ quyền lợi cho cả Ngân hàng và khách hàng. Đồng thời tạo sự chủ động hơn nữa cho các Ngân hàng, đặc biệt là trong vấn đề giải quyết nợ quá hạn để các Ngân hàng yên tâm hoạt động.
4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu
- Ngân hàng cần chủ động có những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực tiêu dùng, phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng tiêu dùng tùy thuộc vào thị trường mục tiêu, khả năng và thế mạnh của Ngân hàng mình.
- Ngân hàng cũng cần quan tâm đến các nhu cầu mới của khách hàng để tìm ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu đó của khách hàng.
- Ngồi ra, Ngân hàng cịn phải xây dựng chính sách, quy trình tín dụng khoa học, thận trọng, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, quy định cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.h
4.4. Kết luận chương 4
Trong chương 4 em đã nêu ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ACB với mong muốn có thể phần nào hạn chế, khắc phục được những yếu điểm đã nêu ở chương 3. Phần trình bày trên bao gồm giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Á Châu cùng với một số kiến nghị đối với Nhà nước, NHNN và Ngân hàng TMCP Á Châu.
Trải qua 17 năm hoạt động và phấn đấu, ACB đã đạt được rất nhiều thành công vượt bậc, liên tục dẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP về mọi mặt: tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, lợi nhuận... ACB đã có được chỗ đứng vững chắc trong ngành Tài chính Ngân hàng Việt Nam, khẳng định vị thế của mình trên thương trường, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại.
Những thành cơng của ACB có phần đóng góp rất lớn của hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có vai trị khá quan trọng. Với định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu, vấn đề cấp thiết đặt ra cho ACB là phải nhanh chóng giải quyết những tồn tại, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, giúp cho Ngân hàng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng cá nhân, đối tượng chính của chiến lược phát triển kinh doanh của ACB.
Với vốn kiến thức tích lũy được từ giảng đường đại học cùng với những khảo sát thực tế khi thực tập tại ACB – Phòng giao dịch Thanh Đa và một vài tài liệu tham khảo khác, em mong muốn đưa ra một số vấn đề về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu. Trên cơ sở đánh giá những thành quả đạt được và phân tích những tồn đọng, từ đó em kiến nghị một vài giải pháp nhằm giải quyết những tồn đọng trên. Em hy vọng khóa luận sẽ đạt được hiệu quả, đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
1. Hồ Diệu, (2001), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, trang 21, 86, 91, 249, 252.
2. Nguyễn Đăng Dờn, (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM, trang 218, 221.
3. Phan Thị Thu Hà, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, trang 157, 158.
4. Vũ Văn Hóa và Đinh Xuân Hạng, (2007), Giáo trình lý thuyết tiền tệ, Nhà xuất bản Tài Chính Hà Nội, trang 128.
5. Vũ Thị Minh Hằng và Sử Đình Thành, (2006), Nhập mơn tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM, trang 75, 83.
6. Các báo cáo thường niên năm 2008, 2009 của ACB. 7. Tài liệu tập huấn nghiệp vụ của ACB.
8. Một số luận văn tốt nghiệp của một số tác giả.
9. Quyết định số 493/2005/QD-NHNN, Thông tư số 15/2009/TT-NHNN 10. Các trang web: www.sbv.gov.vn www.acb.com.vn www.sacombank.com.vn www.dongabank.com.vn www.vib.com.vn www.laodong.com.vn www.tailieu.vn www.nhipcaudautu.vn