Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu 0550PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CP Á CHÂU (Trang 113)

- Nhìn chung, hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ACB ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để đạt được kết quả này thì ngồi sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Đốc, các trưởng phịng, phó phòng, phải kể đến sự nỗ lực của tất cả các nhân viên trong toàn hệ thống ACB. Một điểm nổi bật ở ACB là Ngân hàng có một nguồn nhân lực trẻ trung, năng động, nhiều sáng tạo và đầy nhiệt huyết cộng thêm với trình độ cao đã dễ dàng đưa được sản phẩm của ACB đến tay người tiêu dùng bằng nhiều hình thức đa dạng. Bên cạnh đó, với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, vui vẻ của nhân viên ACB đã làm tăng uy tín cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng hơn. Do đó, ACB đã đáp ứng được phần nào nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng với các sản phẩm đa dạng, tạo được tính cạnh tranh về cho vay tiêu dùng so với các Ngân hàng bán lẻ khác trên khắp cả nước.

- Mặt khác, do có những chế độ ưu đãi, điều chỉnh lãi suất thích hợp dành cho khách hàng có uy tín và quan hệ tín dụng lâu năm với ACB nên lượng khách hàng thường xuyên của ACB tương đối ổn định.

- Một kết quả đáng nói khác là ACB đã tiếp cận khá tốt đến lượng khách hàng tiêu dùng. Đồng thời, các chi nhánh, phòng giao dịch được phân bổ ở

những khu vực có dân cư đơng nên rất thuận tiện cho việc đi lại và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

- Ngoài ra, ACB đã có trung tâm nghiên cứu cơng nghệ riêng. Trong xử lý hồ sơ, ACB có những phần mềm riêng biệt để xử lý, rút ngắn được thời gian xử lý hồ sơ. Bên cạnh đó, quy trình cho vay tiêu dùng luôn được cập nhật, cải tiến nên phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thời gian ngắn nhất, tạo được niềm tin là Ngân hàng có xu hướng phát triển quy mô và tầm cỡ, nâng cao giá trị ACB trong mắt người tiêu dùng.

- Chính những điều đó đã góp phần tạo nên một thương hiệu ACB vững mạnh, có tên tuổi và uy tín. Đây sẽ là bàn đạp để ACB có thể cạnh tranh mạnh mẽ với các Ngân hàng trong nước và cả Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là có cơ hội học hỏi những Ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam khi đất nước ta gia nhập WTO.

3.6.2. Một số điểm hạn chế

- Muốn vay tiêu dùng thì phải có hộ khẩu thường trú cùng thành phố, tỉnh nơi ACB có trụ sở. Điều này sẽ hạn chế rất nhiều số lượng người sống và làm việc tại thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa có hộ khẩu tại thành phố. Chính những người này mới có nhu cầu vay tiêu dùng khá lớn. Và đây cũng là hạn chế của phần lớn các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam nói chung.

- Ngân hàng cịn hạn chế về mức thu nhập của khách hàng trong việc cấp tín dụng, đồng thời giá trị tài sản đảm bảo được định giá thấp nếu tài sản đó ở những vị trí khơng thuận lợi và có thể khơng nhận tài sản đảm bảo ở những vị trí đó. Đây là vấn đề bảo đảm an toàn nguồn vốn cho vay của Ngân hàng nhưng đồng thời cũng làm mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng.

- Hiện nay, thời hạn cho vay tối đa của các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ACB cịn ngắn, khơng q 15 năm. Việc này cũng gây nhiều khó khăn cho

khách hàng trong việc được xét duyệt cho vay cũng như trả nợ. Thời hạn vay ngắn dẫn đến số tiền phải trả định kỳ còn rất lớn, vượt quá thu nhập trả nợ của một bộ phận khách hàng, dẫn đến nhiều khách hàng không thể tiếp cận được đến nguồn vốn của Ngân hàng. Hơn nữa, số tiền trả nợ định kỳ lớn còn gây ra áp lực trả nợ cho khách hàng.

- Bên cạnh đó, trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các Ngân hàng thường xuyên thay đổi các điều kiện cho vay có lợi cho khách hàng nhất để thu hút khách hàng về phía mình. Ví dụ như VIB Bank vẫn chấp nhận cho vay mua ơtơ cũ có thời gian xuất xưởng dưới 3 năm tính đến thời điểm vay vốn, hay DAB có sản phẩm vay tiêu dùng “Vay 24 phút” nhằm hỗ trợ cho những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn tức thời với số tiền từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo hay bảo lãnh.

- Vì vậy, ACB nên đưa ra các chính sách nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu dùng để tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Bên cạnh đó, sự tham gia của các Ngân hàng nước ngồi có cơng nghệ cao khi Việt Nam vào WTO là cơ hội cho ACB học hỏi nhưng đó cũng là một thách thức lớn cho ACB trong thời buổi cạnh tranh ngày một gay gắt. Do đó, Ngân hàng cần khắc phục những hạn chế này để có thể đối mặt với thách thức và hoàn thiện mình hơn.

3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân làm cho ACB vẫn còn tồn tại một số hạn chế trên phần lớn là vì Ngân hàng muốn bảo tồn nguồn vốn của mình một cách an tồn và hiệu quả nhất. Nếu khách hàng vay tiêu dùng khơng có hộ khẩu thường trú cùng thành phố, tỉnh nơi ACB có trụ sở thì Ngân hàng rất khó xác định thơng tin của khách hàng vay, từ đó nguồn tiền cho vay cũng sẽ bị rủi ro rất nhiều. Mặt khác, vì cho vay tiêu dùng có nhiều rủi ro nên lãi suất lớn hơn các khoản cho vay

khác, do đó nếu mức thu nhập của khách hàng thấp sẽ khó được vay tiêu dùng vì khó trang trải được lãi và nợ vay. Bên cạnh đó, nếu thời hạn cho vay tiêu dùng quá dài sẽ làm cho thiện chí trả nợ của khách hàng vay giảm dần, ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Ngồi ra, chi phí cho một bộ hồ sơ cho vay tiêu dùng khá lớn, tối thiểu khoảng 5 triệu đồng/bộ nên một số lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay với số tiền nhỏ rất khó tiếp cận được với nguồn vốn Ngân hàng.

3.7. Kết luận chương 3

Trong chương này em đã đi sâu vào phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu dựa trên những số liệu mà em thu thập được và hiểu rõ hơn về các sản phẩm tín dụng tiêu dùng mà Ngân hàng cấp cho khách hàng, qua đó thấy được những thành tựu đạt được cũng như các khó khăn hạn chế mà Ngân hàng đang gặp phải. Trên cơ sở đó, em xin được đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ACB.

Chương 4

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI

4.1. Định hướng của ACB về phát triển hoạt động cho vay tiêu

ng

Trong ba năm qua là khoảng thời gian khó khăn chung của cả nền kinh tế nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng của ACB cũng đạt được những kết quả nhất định. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của những Ngân hàng trong nước và cả Ngân hàng nước ngoài với chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng được cải tiến ngày một tốt hơn, ACB đã có những định hướng cho riêng mình nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng mạnh hơn nữa và cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ với các Ngân hàng khác, ACB sẽ đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Trong thời gian tới, ACB sẽ mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng, cải tiến chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng, đem đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất.

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

tiêu dùng tại ACB

Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng TMCP Á Châu đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và giúp cho đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện. Tuy nhiên, để khẳng định được vị trí và thương hiệu của mình, bên cạnh việc phát huy những thế mạnh thì ACB cũng cần phải khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Vì vậy, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ACB.

Tuy nguồn vốn huy động được của ACB khá lớn nhưng trong đó vốn huy động trung – dài hạn lại chiếm tỷ trọng khá thấp. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn cho vay trung – dài hạn, ACB cần có biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn trung – dài hạn.

Thực tế, việc huy động vốn trung – dài hạn gặp rất nhiều khó khăn, khách hàng khơng muốn gửi tiền trong thời gian dài vì khó chủ động trong công việc của họ khi cần tiền đột xuất và cũng vì lo ngại nếu Ngân hàng gặp rủi ro sẽ ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi của mình. Vì vậy, ACB cần tìm hiểu nhiều hơn về nhu cầu của khách hàng để từ đó có chính sách huy động vốn linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, theo quy định của Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10 tháng 8 năm 2009 của NHNN thì tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung – dài hạn chỉ cịn 30% (trước kia là 40%), trong khi đó cho vay trung – dài hạn lại tăng lên nên việc huy động vốn trung – dài hạn càng trở nên quan trọng.

ACB nên đưa ra kỳ hạn huy động vốn trung – dài hạn linh hoạt hơn: khách hàng không nhất thiết phải gửi tiền theo những kỳ hạn mà Ngân hàng đưa ra như kỳ hạn 24 tháng hay kỳ hạn 36 tháng. Thay vào đó, khách hàng sẽ được gửi tiền theo nhu cầu của mình như có thể gửi kỳ hạn 20 tháng, 26 tháng hay 30 tháng… Với việc làm này sẽ giúp khách hàng chủ động được nguồn tiền gửi và thực hiện được những dự tính của mình trong tương lai, lượng khách hàng nhờ đó cũng sẽ tăng lên. Giả sử một khách hàng chỉ muốn gửi tiền với thời gian 23 tháng nhưng Ngân hàng khơng có kỳ hạn này nên khách hàng phải gửi 24 tháng. Nếu để 24 tháng mới rút thì sẽ bị động trong kế hoạch của mình, cịn nếu rút vào lúc 23 tháng thì khách hàng phải chịu lãi suất thấp hơn nên khách hàng còn rất ngại khi gửi tiền với thời gian dài. Do đó, nếu muốn huy động tốt nguồn vốn trung – dài hạn, ACB cần thêm vào những kỳ hạn gửi tiền linh hoạt theo nhu cầu

của khách hàng, từ đó sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng mới vì thực hiện chính sách này sẽ chứng tỏ được ACB rất quan tâm đến nhu cầu của khách hàng và khách hàng sẽ rất hài lòng về điều này. Ngồi ra, Ngân hàng sẽ tính tốn áp dụng mức lãi suất phù hợp, gửi với kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Lãi suất giữa các kỳ hạn sẽ chênh lệch không bao nhiêu nhưng để đánh vào tâm lý khách hàng, gửi càng nhiều, thời gian càng dài thì lãi suất càng cao sẽ khuyến khích nhiều khách hàng gửi tiền hơn.

4.2.2. Giải pháp sử dụng vốn

4.2.2.1. Tăng thời hạn cho vay mua nhà

Đời sống càng cao, con người càng muốn nâng cao nhu cầu sống và thay đổi tiện nghi sinh hoạt của mình và chính điều đó đã tạo điều kiện cho tín dụng tiêu dùng phát triển. Nhưng để nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng thì điều tất yếu là phải nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, Ngân hàng không thể ngồi chờ khách hàng có nhu cầu tìm đến với mình mà mình phải chủ động đi tìm khách hàng và đem đến nhiều sự lựa chọn cho họ hơn với chất lượng sản phẩm tốt hơn. Vì vậy, để trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, ACB cần phải cải tiến, đem đến nhiều điểm mới hơn cho các sản phẩm tín dụng tiêu dùng.

Hiện tại, thời hạn cho vay mua nhà của ACB là 15 năm. Với thời hạn này, số tiền phải trả hàng tháng cịn lớn, chỉ thích hợp với những người có thu nhập cao. Nếu Ngân hàng tăng thời hạn cho vay lên 25 năm thì sẽ giảm được số tiền trả định kỳ và giảm được áp lực trả nợ cho khách hàng. Và để tăng thời hạn cho vay lên thì cần phải kết hợp với việc huy động vốn trung – dài hạn như đã nêu ở trên nhằm đảm bảo nguồn vốn trung – dài hạn để cho vay trung – dài hạn. Tuy kéo dài thời hạn cho vay sẽ làm ảnh hưởng đến thiện chí trả nợ của khách hàng và sẽ gặp rủi ro nhiều hơn nhưng nếu Ngân hàng biết kết hợp tăng cường công

tác thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay và kiểm tra thường xuyên trong quá trình cho vay để hạn chế rủi ro thì lợi ích mang lại sẽ lớn hơn nhiều. Từ đó, ACB sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và điều quan trọng là sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là lượng khách hàng có thu nhập trung bình. Ngày nay, các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ACB phần lớn đều hướng đến khách hàng có thu nhập cao, cịn đối tượng có thu nhập trung bình và thấp chưa thực sự được Ngân hàng quan tâm. Việt Nam còn là một nước nghèo nên số lượng người dân có thu nhập trung bình và thấp là rất nhiều. Vì vậy, nếu ACB chú ý đến các nhu cầu của lượng khách hàng tiềm năng này nhiều hơn thì lợi nhuận mang lại sẽ rất lớn.

4.2.2.2. Tăng tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo

Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo mà ACB đang áp dụng là: đối với cho vay mua xe là 70% giá trị xe mua, đối với cho vay mua nhà là 70% giá trị tài sản thế chấp. Tỷ lệ này vẫn chưa thỏa mãn hết nhu cầu của khách hàng. Mặc dù tín dụng tiêu dùng của ACB ln tăng qua các năm, đặc biệt là sinh hoạt tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng để tăng sức cạnh tranh giữa các Ngân hàng, nhất là khi đất nước ta đã gia nhập WTO, hàng loạt Ngân hàng với 100% vốn nuớc ngoài như HSBC, SCB, ANZ đã vào Việt Nam đem đến công nghệ cao và chất lượng tốt cộng thêm khách hàng ngày càng khó tính và yêu cầu cao thì ACB nên tăng tỷ lệ này lên.

Đối với cho vay mua nhà thì ACB có thể tăng tỷ lệ thế chấp lên 80% giá trị tài sản bảo đảm dành cho những khách hàng có thu nhập cao và hồn tồn có đủ khả năng trả nợ. Tất nhiên khi tăng tỷ lệ thế chấp lên thì rủi ro cũng sẽ tăng theo nhưng rủi ro này có thể khắc phục được bằng cách tăng chất lượng thẩm định khách hàng. Nếu Ngân hàng đánh giá được những khách hàng thực sự tốt, có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ và ý chí trả nợ tốt thì sẽ hạn

chế được rủi ro rất nhiều. Bên cạnh đó, trong số khách hàng muốn vay mua nhà có một bộ phận khách hàng trẻ tuổi, đó là những người mới kết hơn có nhu cầu

Một phần của tài liệu 0550PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CP Á CHÂU (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)