Căn cứ pháp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty cổ phần phát triển khoa học và công nghệ việt nam (Trang 32)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu đề tài:

2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác xây dựng dự án của công ty Cổ

2.2.3.3. Căn cứ pháp lý

Công ty đã áp dụng nhiều bộ luật và các thể chế của nhà nước liên quan đến các dự án mà công ty đã và đang thược hiện là: Các chính sách, Đường lối của Đảng liên quan tới Khoa học kỹ thuật và hàng Nông sản, Luật doanh nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Nơng nghiệp các thơng tư, Nghị định liên quan tới sản xuất và phát triển khoa học kỹ thuật và nông nghệp,… Tuy nhiên, nhà quản lý của các dự án chưa có chuyên gia về luật nên chưa hiểu và nắm rõ các luật và các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án. Vì vậy, trong quá trình xây dựng dự án, mặc dù nhà quản lý dự án đã cố gắng tìm hiểu và áp dụng các bộ luật, các thông tư, nghị định liên quan đến dự án nhưng vẫn để sót nhiều vấn đề pháp lý ảnh hưởng đến dự án. Không chỉ vậy, nhà quản lý dự án cịn hiểu biết ít về các thủ tục hành chính để thực hiển tổ chức xây dựng dự án nên gây mất thời gian để làm các thủ tục pháp lý cho dự án.

Mỗi dự án của công ty lại được thực hiện ở những địa phương khác nhau trên cả nước. Ở mỗi địa phương lại có những văn hóa, tập tục, cách làm việc khác nhau. Đơi khi, các dự án yêu cầu phải xuống tận dưới dân để xem xét và tìm hiểu tình trạng đang diễn ra tại địa phương đó. Mà nhiều địa phương trong các dự án mà công ty đang thực hiện lại coi trọng những tục lệ, tơn giáo của họ hơn những pháp luật. Vì vậy, đội ngũ quản lý dự án ln phải linh động, khéo léo, uyển chuyển trong giao tiếp và cách hành xử.

Do dự án được xây dựng bởi một nhóm soạn thảo mà nhóm soạn thảo của các dự án mà cơng ty đang thực hiện lại có cán bộ,nhân viên của các cơ quan, tổ chức khác nên việc đưa ra đường lối, chính sách, quy định đối với tồn thể nhóm soạn thảo là khơng thể tránh được. Những đường lối, chính sách, quy định này thường khơng sát hoặc trái chiều rất nhiều với những đường lối, chính sách và quy định cơng ty nhưng để đảm bảo lợi ích cho bên đối tác và các bên liên quan mà nhà quản trị của công ty luôn phải linh động, hạ thấp tiêu chuẩn hoặc điều chỉnh lại một số quy định đối với người quản lý dự án của cơng ty

Ví dụ như dự án “Quản lý và phát triển nhàn hiệu tập thể “Quế Trà Bồng – Tây Trà” dùng cho sản phẩm quế của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” thì căn cứ pháp lý như sau:

- Quyết định số 2204/QĐ – TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015.

- Thông tư 102/2006/TTLT – BTC – BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính với chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

- Thơng tư 03/2011/TTL – BKHCN ngày 20/04/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ, hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015.

- Thông báo số 150/TB – SKHCN ngày 06/04/2012 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi về việc tuyển chọn đơn vị thực hiện dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

- Quyết định số 36/2006/QĐ- TTg ngày 08/02/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp được ban hành kém theo.

- Danh mục các dự án thuộc chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn thực hiện trong năm 2010 được ban hành kèm theo quyết định 474/ QĐ – BKHCN ngày 23/03/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Công văn số 4709/ SHTT – HTTV của cục Sở Hữu Trí Tuệ ngày 26/03/2012 về việc triển khai chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trong suốt 02 năm 2013 – 2014. - Chủ trương phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2015, trong đó nhấn mạnh phát triển bền vứng thương hiệu một số sản phẩm nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thương phẩm.

- Quyết định số 352/QĐ – UBND ngày 18/08/2009 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phê duyện Đề án thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2009 – 2020.

(Trích: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam)

2.2.4. Thực trạng về trình tự xây dựng dự án tại cơng ty

Do công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam mới thành lập từ năm 2012 nên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng dự án. Vì vậy, hiện nay cơng ty chưa có một quy trình cụ thể nào cho việc xây dựng dự án. Do đó, dự án

thường bị chồng chéo các cơng việc, khơng có hướng đi rõ nên dễ bị đi sai hướng, thực hiện khơng đúng hoặc khơng đủ quy trình xây dựng dự án. Điều này khiến cơng việc ngày càng phức tạp, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh,làm mất thời gian, tài lực để tìm ra cách thức giải quyết vấn đề.

Khơng những thế, trong q trình lập quy trình và lịch trình soạn thảo dự án cơng ty cũng gặp một số khó khăn nhất định nhất là vấn đề dự trù kinh phí soạn thảo dự án. Do dịng tiền lưu chuyển của cơng ty ít, các dự án lại chỉ được quyết toán theo đợt và thường là bị chậm lại. Kéo theo đó là chi phí tìm hiểu thơng tin, tài liệu, các chi phí khác như chi phí khảo sát hay cả như tiền bồi dưỡng, thù lao của người tham gia soạn thảo dự án,… nhiều khi bị cắt giảm đến mức thấp nhất có thể. Điều này tác động khơng nhỏ tới việc tìm hiểu thơng tin và tâm lý của người tham gia soạn thảo dự án. Bên cạnh đó khơng thể nhắc tới nguồn nhân lực của cơng ty. Nguồn nhân lực cơng ty tuy có kinh nghiệm nhưng lại thiếu. Trong khi đó,cơng ty lại là đơn vị chủ chốt của các dự án nên đa số các công việc công ty phải thực hiện là khá nhiều. Do đó, trong khi soạn thảo dự án, một nhà quản lý dự án của công ty cũng phải làm quá nhiều việc. Chính điều này khiến nhà quản lý dự án cua công ty bị quá tải khi làm việc và hay xảy ra sơ sót, bỏ qua nhiều tác nhân ảnh hưởng đến q trình xây dựng dự án.

Cơng ty phải thực hiện dự án với nhiều bên liên quan nên trong q trình soạn thảo dự án cũng có nhiều bất đồng quan điểm. Vì vậy, cơng ty cũng phải tổ chức nhiều buổi họp, gặp mặt trực tiếp để thẳng thắn trao đổi và đưa ra những ý kiến của mình. Từ đó, thống nhất các ý kiến và hịa hợp được lợi ích các bên liên quan. Những hoạt động này cũng chiếm khá nhiều thời gian và chi phí của cơng ty.

2.3. Các kết luận về công tác xây dựng dự án của công ty Cổ phần phát triểnKhoa học và Công nghệ Việt Nam Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2.3.1. Thành công và nguyên nhân

- Công tác xây dựng dự án của cơng ty được phía đối tác và các bên liên quan

đánh giá tương đối tốt. Tuy còn một số vấn đề bất cập nhưng các dự án vẫn được tiến hành trôi chảy và đạt được một số thành công nhất định. Nhờ vào những dự án này mà cơng ty đã tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường. Từ đó, cơng ty ngày càng phát triển và mở rộng quy mô thể hiện rõ ở việc doanh thu và lợi nhuận của công ty ngày càng tăng và công ty ngày càng thực hiện nhiều dự án hơn.

- Công tác xác định mục tiêu, yêu cầu của dự án được tổ chức và thực hiện rất kỹ lưỡng từ việc tìm hiểu thị trường, xác định nguồn lực và đưa ra mục tiêu. Tuy tốn nhiều thời gian và cơng sức để xác định thị trường, phân tích nguồn lực nhưng các mục tiêu của dự án đưa ra lại sát với thực tế, phù hợp và hài hòa với nguồn lực của công ty cũng như kỳ vọng, mục tiêu của các bên liên quan. Các mục tiêu của dự án bám sát với đường hướng, chiến lược và mục tiêu của cơng ty đưa ra. Đó là do đội ngũ quản lý dự án hiểu rõ và bám sát vào những mục tiêu chiến lược công ty đưa ra. Điều này cũng chứng tỏ các cấp quản trị của cơng ty có tầm nhìn xa và đưa ra các mục tiêu phù hợp với công ty.

- Các căn cứ thực tiễn của công ty được đánh giá tốt. Các căn cứ này được tìm hiểu căn kẽ, đưa ra những nhân tố ảnh hưởng tới dự án một cách đầy đủ và rõ ràng. Các dự án của công ty cũng được dựa trên cơ sở pháp lý tương đối chính xác và đầy đủ. Qua những căn cứ trên, ta thấy các nhà quản lý dự án của công ty luôn chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến công tác xây dựng dự án. Các nhà quản lý đã phân tích và chỉ ra được những ảnh hưởng tới dự án như thế nào. Qua đó xây dựng dự án tránh những ảnh hưởng xấu và phát huy những điểm tốt.

- Tuy cơng ty chưa có quy trình xây dựng dự án chuẩn nhưng khơng thể phủ nhận những thành công của công tác xây dựng dự án trong những dự án mà công ty đã thực hiện. Trong các dự án này, công ty vẫn đưa ra được mục tiêu, yêu cầu của công tác xây dựng dự án. Khơng chỉ có vậy, nhà quản lý dự án còn đưa ra được những nội dung cơ bản để xây dựng được dự án như đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết của dự án, bản dự trù kinh phí soạn thảo dự án, phân cơng được công việc với nhau.

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

- Do nguồn nhân lực của cơng ty cịn yếu, các nhà quản lý dự án cũng thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng dự án nên dẫn đến những khó khăn nhất định như: chưa áp dụng đầy đủ các quy định của nhà nước trong việc xây dựng dự án, hay công tác tổ chức, thời gian các cuộc họp diễn ra lâu hơn và gây ra nhiều tranh cãi hơn,…Nhà quản lý của công ty phải làm nhiều việc khiến nhiều việc sai sót, khơng quản lý hết được việc trong nhóm soạn thảo dự án. Điều này khiến nhà quản lý dự án của cơng ty phải san sẻ cơng việc cho phía đối tác. Chính vì vậy cơng ty có thể mất một số quyền lợi kinh tế.

- Công ty thực hiện nhiều dự án cùng một lúc, các dự án thường kéo dài nên vốn lưu chuyển của cơng ty là rất ít. Có những dự án phát sinh cần thêm kinh phí thì

cũng khơng có ngay được dẫn đến có một số công việc bị ứ đọng. Khi xây dựng dự án phải lên được kế hoạch chi tiết về tài chính của dự án. Tuy nhiên, do vốn lưu chuyển không đều, hay bị ứ đọng nên công tác xây dựng kế hoạch tài chính của cơng ty gặp rất nhiều khó khăn.

- Công ty thực hiện nhiều dự án thuộc các loại dịch vụ khác nhau nên sự hiểu biết của dự án này lại không thể áp dụng cho dự án khác. Trong khi đó, cơng ty lại khơng phân chia các loại hình dịch vụ cụ thể nên dẫn đến các nhà quản lý dự án đơi khi khơng có kinh nghiệm trong dự án mới, phải học hỏi kinh nghiệm từ đầu, khiến việc xây dựng dự án gặp một số khó khăn nhất định như dễ gây sai sót trong việc xây dựng dự án, khơng có cách giải quyết rõ ràng khi có sự việc bất ngờ xảy ra.

- Hiện nay cơng ty đang gặp khó khăn do có nhiều dự án chủ chốt của cơng ty hoàn thành quá muộn so với dự kiến. Thời gian bị kéo dài chủ yếu do trong quá trình triển khai xây dựng dự án gặp khó khăn. Nguyên nhân là do trong nhóm soạn thảo có nhiều người của cơ quan, tổ chức khác nhau, đứng trên những quan điểm lập trường khác nhau nên khi triển khai xây dựng dự án đi đến mâu thuẫn trong nhiều vấn đề cần có thời gian để giải quyết. Khơng những thế, những dự án này là những dự án mới thực hiện nên chưa có những dự án trước để tham khảo nên các nhà quản trị phải tự đánh giá, nêu ra ý kiến, quyết định. Điều đó dẫn đến dễxảy ra sai sót và mất thời gian để sửa chữa.

- Việc phân cơng và soạn thảo dự án cũng gặp khó khăn do có nhiều nhân tố ảnh hưởng và tác động đến dự án. Khiến các nhà quản lý phải đầu tư thời gian nghiên cứu và tìm hiểu các nhân tố đó. Đồng thời phải phân cơng và thực hiện dự án phù hợp để phát triển được những nhân tố ảnh hưởng xấu và phát huy những nhân tố ảnh hưởng tốt tới dự án như vấn đề thời tiết, thời gian thực hiện… Việc này phải thực hiện một cách sát sao để quá trình thực hiện dự án diễn ra tốt và ít gặp khó khăn.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XÂY DỰNG DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

3.1. Phương hướng hoạt động của công ty Cổ phần phát triển Khoa học vàCông nghệ Việt Nam trong thời gian tới Công nghệ Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1.Định hướng chung của công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Công ty Cổ phần phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VIETTSD) từng bước tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh theo mơ hình “Cơng ty tư vấn, hỗ trợ về các lĩnh vực Khoa học và Công nghệ chuyên nghiệp – Uy tín” phát triển theo định hướng sở hữu về vốn. Cơng ty sẽ hoạt động chun mơn hóa từng lĩnh vự như: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, bn bán máy móc thiết bị, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu,…

Cơng ty hợp tác bình đẳng, chặt chẽ với các liên danh thông qua quan hệ kinh doanh trên cơ sở các Hợp đồng kinh tế để thực hiện các dự án, cơng trình hoặc thương vụ cụ thể. Quan hệ về chỉ đạo định hướng phát triển nhằm liên kết được sức mạnh tổng hợp của tồn bộ cơng ty trong q trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Hướng tới sự hội nhập quốc tế mà đặc biệt nghành khoa học và công nghệ , công ty đang thực hiện nhiều chương trình, đề án lớn vừa được chính phủ phê duyệt vì vậy với phương châm Hiệu quả hợp tác là thước đo lòng tin, Viettsd rất mong muốn được hợp tác với quý sở và các tổ chức để đóng góp một phần nhỏ cơng sức của mình vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nước nhà.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể của công ty trong năm tới.

- Hồn thiện các dự án đang cịn dang dở. Tập trung các nguồn nhân lực và vật

lực để hoàn thành các dự án cịn đang thực hiện dang dở của cơng ty. Ngun nhân cần phải đẩy mạnh việc hồn thiện các dự án cũ là do cơng ty muốn thu hồi vốn do nguồn vốn của công ty bị ứ đọng không thu hồi được là do chưa nhận được tiền từ phía đối tác mà chủ yếu là nhà nước khi chưa hoàn thành và bàn giao dự án. Thứ hai, các dự án hoàn thành chậm hơn so với thời gian đề ra làm mất uy tín của cơng ty với phía đối tác nói riêng và trên thị trường nói chung.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác xây dựng dự án tại công ty cổ phần phát triển khoa học và công nghệ việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)