4.2.4.1. Hồn thiện truyền thơng đánh giá thực hiện công việc
Truyền thông đánh giá thực hiện công việc tại Tổng cơng ty 789 được thực hiện khá tốt nhưng vẫn cịn một số điểm chưa làm được. Do vậy cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông ĐGTHCV.
Theo kết quả điều tra cho thấy, mục tiêu ĐGTHCV đang được NLĐ nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tổng công ty 789 cần thống nhất hình thức, phương pháp, nội dụng truyền thông sao cho hợp lý, đầy đủ nhất. Đặc biệt là mục tiêu ĐGTHCV để NLĐ nắm rõ vì sao cần phải thực hiện cơng tác này.
Theo kết quả thu thập từ phiếu điều tra, việc phản hồi lại thông tin lại cho CNV về thắc mắc kết quả đánh giá thì TCT vẫn chưa hồn tồn kịp thời và thỏa mãn mong đợi của CNV: có đến 7% hồn tồn khơng đồng ý, 14% là khơng đồng ý, 51% là bình thường, 22% là đồng ý và 6% là hoàn toàn đồng ý. Và cũng từ kết quả thu thập từ phiếu điều tra, CNV đều cho rằng để nâng cao hiệu quả cơng tác truyền thơng đánh giá thì TCT 789 cần lắng nghe NV nhiều hơn, tiếp nhận và xử lý thông tin một cách tỉ mỉ, rõ ràng, chính xác. TCT 789 cần chủ động trong việc thu thập phản hồi của NLĐ, rà sốt lại mọi thơng tin ngay lập tức khi có phản hồi, chắt lọc mọi thơng tin liên quan đến thắc mắc và nhanh chóng phản hồi lại thơng tin cho NLĐ để họ thấy được sự quan tâm từ phía bộ phận đánh giá thực hiện cơng việc cũng như sự quan tâm của Ban Tổng Giám đốc Tổng cơng ty.
Ngồi ra, trước, trong và sau đánh giá thực hiện ĐGTHCV, bộ phận ĐGTHCV cần phải ln ln lắng nghe ý kiến từ phía NLĐ để kịp thời nhìn nhận sự bất hợp lý và điều chỉnh nếu sự bất hợp lý mà ý kiến NLĐ nêu ra ảnh hưởng đến công tác ĐGTHCV.
4.2.4.2. Hồn thiện đào tạo đánh giá thực hiện cơng việc
Công tác đào tạo đánh giá thực hiện công việc tại TCT 789 được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, theo điều tra cho thấy công tác đào tạo chỉ được thực hiện trực tiếp giữa phòng Tổ chức – Lao động đối với bộ phận ĐGTHCV, còn người được đánh giá
chưa được đạo tạo trực tiếp. Điều đó dẫn đến hệ quả là kết quả bộ phận thực hiện đánh giá cơng việc tại các phịng ban khác đặc biệt là các đơn vị trực thuộc, công trường đào tạo người được đánh giá về mục đích, quy trình, cách thức ĐGTHCV là khơng hiệu quả. Từ đó, q trình ĐGTHCV gặp khó khăn hơn, tỷ lệ kết quả ĐGTHCV chính xác là khơng cao. Do vậy, TCT 789 cần hồn thiện đào tạo ĐGTHCV đối với các đối tượng đánh giá. Phòng Tổ chức – Lao động cần tổ chức những buổi đào tạo tại văn phòng TCT với các phòng ban khác, với các đơn vị trực thuộc để đào tạo cho cả cán bộ thực hiện cơng việc và người được đánh giá tại các phịng ban, các đơn vị trực thuộc về mục đích, quy trình, cách thức ĐGTHCV.
Tại văn phòng TCT, phòng Tổ chức – Lao động dễ dàng có thể tổ chức buổi đào tạo vì cơ sở vật chất khang trang, thiết bị đầy đủ, tài liệu dễ dàng chuẩn bị… mọi điều kiện rất thuận tiện cho việc tổ chức đào tạo. Do đó, để buổi đào tạo đạt hiệu quả, phịng Tổ chức – Lao động cần có nội dung đào tạo thật đầy đủ, kỹ lưỡng và người đào tạo cần có sức truyền tải thật cuốn hút để có thể thu hút được sự chú ý từ phía người nghe và để họ thực sự hiểu nội dung đào tạo và thực hiện công tác ĐGTHCV hiệu quả.
Tại các đơn vị trực thuộc, cơ sở vật chất không được khang trang, thiết bị không được đầy đủ như tại văn phịng TCT, tài liệu cần chuẩn bị kỹ càng vì có những đơn vị cách xa văn phịng TCT đến hàng nghìn km. do đó, để đào tạo hiệu quả, ngồi việc phòng Tổ chức – Lao động phải đào tạo đầy đủ nội dung từ mục đích đến quy trình, cách thức cho các đối tượng tham gia đánh giá thì cần phải khuyến khích, động việc tinh thần cho họ để họ thấy sự quan tâm từ phía Ban Tổng Giám đốc khơng chỉ về công việc được thực hiện ra sao mà cịn về kết quả cơng việc ấy như thế nào và người thực hiện có phù hợp hay khơng. Để từ đó, NLĐ thấy được tầm quan trọng của họ và ý nghĩa của cơng tác ĐGTHCV.
4.2.4.3. Hồn thiện sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc.
Hiện nay, TCT 789 đang sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc vào trả lương, thưởng và đã tạo được động lực cho NLĐ. Tuy nhiên, vẫn chưa thể làm hài lòng trên 85% NLĐ. Như vậy việc sử dụng kết quả ĐGTHCV vào trả lương, thưởng cho NLĐ của TCT 789 là chưa hiệu quả. Hơn nữa, mục tiêu của công tác ĐGTHCV cũng chưa đạt được 100% như đã đặt ra.
Do đó, TCT 789 cần sử dụng kết quả ĐGTHCV vào một số công tác khác: Xác định nhu cầu tuyển dụng, đào tạo và phát triển... từ kết quả ĐGTHCV, TCT 789 xây dựng các kế hoạch, chính sách và chiến lược cho hoạt động quản tị nhân lực nói chung; Nâng cấp bậc, phong quân hàm hay luân chuyển công việc đẻ NLĐ thấy được vai trị, vị trí của mình trong TCT và làm đúng người đúng việc để phát huy năng lực sở trường của họ; Xác định biện pháp nhằm cải tiến thực hiện công việc của NLĐ nhằm nâng cao năng suất lao động...
4.2.4.4. Hoàn thiện lựa chọn người đánh giá
Theo điều tra, đối tượng đánh giá tại TCT 789 còn hạn chế, người được đánh giá là các Trường phòng ban, CBQL tại các đơn vị trực thuộc, người được đánh giá là công nhân, NV. Đặc biệt là công nhân, NLĐ trực tiếp khơng được tự bản thân mình đánh giá và cũng khơng được đánh giá đồng nghiệp của mình. Điều này dẫn đến kết quả mang nặng tính chủ quan của người đánh giá nếu người đánh giá không minh bạch, thiếu khách quan.
Do vậy, TCT 789 cần đưa tự đánh giá, đánh giá đồng nghiệp vào đối tượng đánh giá để NLĐ ai cũng được là người đánh giá và là người được đánh giá. Điều này giúp cho NLĐ được thấy sự quan trọng của họ trong TCT, sự quan tâm từ phía Ban Tổng Giám đốc, CBQL trực tiếp, đồng nghiệp và chính bản thân họ. Ngồi ra, kết quả đánh giá chính xác hơn, khách quan hơn vì được nhìn nhận từ nhiều phía.
4.2.4.5. Hồn thiện lựa chọn chu kỳ đánh giá
Theo điều tra, chu kỳ đánh giá tại TCT 789 đối với NLĐ là 1 năm/1 lần. với chu kỳ đánh giá dài như vậy, TCT 789 đã cố gắng để có thể đánh giá một cách chính xác nhất kết quả cơng việc và năng lực của NLĐ. Tuy nhiên, chu kỳ này sẽ làm cho bộ phận thực hiện ĐGTHCV gặp nhiều khó khăn. Do đó, TCT 789 cần lựa chọn chu kỳ đánh giá phù hợp hơn: Đối với công nhân: chu kỳ đánh giá có thể thay đổi là 6 tháng/1 lần; đối với NV: chu kỳ đánh giá có thể là 3 tháng/1 lần hoặc 6 tháng/1 lần.
Ưu điểm khi áp dụng chu kỳ không quá ngắn mà không quá dài như vậy như vậy giúp bộ phận thực hiện ĐGTHCV giảm nhẹ cường độ đánh giá và cơng việc hành chính trong đánh giá vẫn đảm bảo được công tác lập kế hoạch công tác tháng, quý, năm mà bám sát q trình thực hiện cơng việc của NLĐ. Hơn nữa, đối với loại NLĐ khác nhau sử dụng chu kỳ đánh giá khác nhau sẽ phù hợp hơn trong đánh giá thực hiện cơng việc, do tính chất cơng việc của hai đối tượng là khau nhau về thời gian thực hiện
để nhìn nhận kết quả thực hiện, sản phẩm của quá trình thực hiện cơng việc là hữu hình, vơ hình.
Mặc dù, hệ thống quản lý của TCT 789 vận hành tương đối tốt, cán bộ có năng lực và sâu sát nhưng vẫn cần rút ngắn chu kỳ đánh giá lại để đảm bảo kết quả chính xác hơn.