Nội dung quản lý và cải tiến chất lượng tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng tại công ty CP cao su sao vàng (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Thực trạng cải tiến chất lượng tại công ty cổ phần caosuSao Vàng

2.2.1. Nội dung quản lý và cải tiến chất lượng tại công ty

2.2.1.1. Nội dung quản lý chất lượng của công ty

Công tác hoạch định chất lượng

Ban lãnh đạo cấp cao của công ty sẽ đưa ra các mục tiêu chất lượng chung cần đạt được, sau đó giao cho từng bộ phận có liên quan. Dựa vào các mục tiêu chung đó các bộ phận có liên quan đến cơng tác quản lý chất lượng sẽ xác định các mục tiêu cụ thể của bộ phận mình. Và họ lập ra các kế hoạch, chính sách để đạt được các mục tiêu

chất lượng đó đồng thời họ trình bày với ban lãnh đạo về các mục tiêu chất lượng cụ thể và kế hoạch của bộ phận mình. Sau đó ban lãnh đạo cấp cao của công ty sẽ xem xét, phê duyệt các mục tiêu và kế hoạch đó.

Cơng tác kiểm tra chất lượng

Hoạt động kiểm tra chất lượng của công ty được tổ chức thực hiện theo cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận kiểm tra chất lượng với bộ phận quản lý sản xuất và người lao động trực tiếp. Công ty đã tiến hành kiểm tra thiết kế sản phẩm nhằm xác minh thiết kế sản phẩm đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng với chi phí tiết kiệm nhất. Và tổ chức kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu bao gồm chất lượng nguyên vật liệu mua và nguyên vật liệu trước khi đưa vào quá trình sản xuất. Khi kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu mua thì cán bộ cơng ty sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá theo các tiêu chuẩn đã thống nhất trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký với nhà cung ứng. Bên cạnh đó, cơng ty cịn tiến hành kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng bằng các phương pháp kiểm tra tại phịng thí nghiệm và có sự hộ trợ của các chuyên gia.

Công tác đảm bảo chất lượng

Cơng ty đã và đang áp dụng các chính sách đảm bảo chất lượng một cách tương đối hiệu quả. Điều này được thể hiện ở việc công ty đã đảm bảo được chất lượng của các thông số trong thiết kế sản phẩm một cách tốt nhất; khi có những sản phẩm bị lỗi, hỏng công ty cũng đã tiến hành kiểm tra và đổi hàng cho khách hàng một cách thỏa đáng... Ngoài ra, yếu tố về đảm bảo chất lượng con người, lao động cũng rất được công ty quan tâm chú trọng như việc tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên được đào tạo bồi dưỡng tay nghề, trình độ, có những chế độ chính sách theo đúng quy định của Nhà nước. Để làm được điều này địi hỏi phải có sự quan tâm đóng góp của tất cả các thành viên trong công ty và trong mọi giai đoạn từ nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất tới dịch vụ sau bán. Ban lãnh đạo cấp cao của công ty CP cao su Sao Vàng đã ý thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng tại công ty và luôn động viên các cán bộ công nhân viên trong công ty cùng tham gia.

Công tác cải tiến chất lượng

Công ty CP cao su Sao Vàng đã thực hiện công tác cải tiến chất lượng về sản phẩm, nguyên vật liệu, cải tiến máy móc thiết bị và cải tiến chất lượng lao động thông qua các công cụ cải tiến chất lượng đang được nhiều doanh nhiều thử nghiệm và tổ chức thực hiện.

2.2.1.2. Quá trình cải tiến chất lượng của cơng ty được thực hiện theo 8 bước: Bước 1: Xác định vấn đề cần cải tiến

Cơng ty đã xem xét kỹ trong tồn bộ hoạt động kinh doanh của mình, quá trình nào là trọng yếu và có nhiều vấn đề nhất. Để tìm ra vấn đề này ban lãnh đạo cơng ty đã phải đưa ra và trả lời một loạt các câu hỏi như: Quá trình ấy sản xuất ra sản phẩm hay

dịch vụ gì? Ai là người chịu trách nhiệm về quản trị quá trình? Ai là nhà cung ứng đầu vào của quá trình? Nhu cầu và mong đợi của khách hàng là gì? Cơng ty nên làm cách nào để đo được mức độ cải tiến của q trình. Tồn bộ những câu hỏi này tập trung vào hai khía cạnh đó là lượng hóa được chất lượng mà khách hàng mong đợi và đo được chất lượng của q trình mà cơng ty đã thực hiện và cung ứng.

Bước 2: Xây dựng q trình để cải tiến

Mỗi bộ phận trong cơng ty khi tham gia vào quá trình sản xuất đều phải tự xây dựng cho mình các lưu đồ dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia để minh họa các hoạt động của q trình đó một cách cụ thể.

Bước 3: Định vị cơng việc cần cải tiến

Để tìm ra đâu là các cơng việc cơ bản cần cải tiến, công ty đã cho nghiên cứu và phân tích đầy đủ các triệu chứng xảy ra để làm giảm hiệu năng của quá trình bằng phương pháp phân tích thống kê và cụ thể là cơng ty đã sử dụng biểu đồ kiểm soát để thực hiện bước này.

Bước 4: Tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề

Trong quá trình sản xuất nếu phát hiện phế phẩm cơng ty ln tìm ra được những nguyên nhân chính để sửa chữa trước, sau đó mới tiến hành loại bỏ. Cơng ty đã sử dụng sơ đồ nhân quả để xử lý bước này.

Bước 5: Hoạch định và tiến hành các hoạt động khắc phục và phòng ngừa

Dựa trên gốc rễ gây ra những trục trặc về chất lượng, áp dụng những nguyên tắc của phương pháp quản trị theo q trình cơng ty đã hoạch định các hoạt động nhằm khắc phục sai sót và đồng thời đề phịng sự tái diễn của sai sót đó.

Bước 6: Đo lường thử nghiệm thực hiện

Sau khi đã hoạch định các hoạt động cải tiến, tức là đã quyết định có thay đổi gì trong q trình, cơng ty đã thực hiện kiểm tra đo lường những thay đổi đó trong một khoảng thời gian thích ứng. Cùng với việc thực hiện đó thì cơng ty cũng thu thập các dữ liệu liên quan đến việc đo lường hiệu quả của mỗi thay đổi trong quá trình.

Bước 7: Xây dựng quá trình mới để cải tiến, tiêu chuẩn hóa

Sau khi đo lường những hoạt động trên cơng ty đã tổ chức các cuộc sinh hoạt của nhóm chất lượng để cùng nhau đóng góp những ý kiến, rút ra những nhận xét cần thiết và sau đó chỉnh lý, sửa đổi lại để tạo ra quá trình mới. Sau một thời gian áp dụng q trình mới, cơng ty sẽ tiến hành tiêu chuẩn hóa các q trình này thành những chuẩn mực công việc.

Bước 8: Đánh giá cải tiến

Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng quan trọng của quản trị. Q trình mới đã được tiêu chuẩn hóa nhưng điều đó khơng đảm bảo chắc chắn rằng việc thực hiện trong thực tế không xảy ra những trục trặc. Hiểu được điều này nên hàng tháng, hàng quý và hàng năm công ty luôn mời các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ phối kết hợp cùng ban lãnh đạo công ty để tiến hành kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng tại công ty CP cao su sao vàng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)