5. Kết cấu khóa luận
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Với những nỗ lực của công ty trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, mở rộng về cả lĩnh vực hoạt động cũng như số lượng các bạn hàng, chất lượng sản phẩm luôn được nâng cao, đảm bảo đúng tiến độ. Bên cạnh việc duy trì và phát triển những mối quan hệ với những khách hàng cũ, công ty tiếp tục mở rộng thị trường, thiết lập mối quan hệ ở các thị trường mới. Cơng ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh khác trên tồn quốc. Để có được điều này, bên cạnh sự điều hành hợp lý và chính xác của ban giám đốc là sự cố gắng của tất cả các phòng ban và các cá nhân trong công ty.
3.1.1 Những kết quả đã đạt được
Hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng, số lượng đơn hàng ngày càng tăng lên. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích đúng vị thế tín dụng của những khách hàng này là thực sự cần thiết, để từ đó xây dựng chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng. Từ nhu cầu thực tế đó, cơng ty đã xây dựng hệ thống xử lý thông tin hiện đại, hỗ trợ nhiều cho việc thẩm định và xác minh khách hàng, tiết kiệm chi phí.
Dựa trên việc đánh giá khả năng thanh tốn của mỗi khách hàng, công ty áp dụng các điều kiện như trả tiền ngay với chiết khấu % hay được trả tiền sau một khoảng thời gian quy định 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày…Đánh giá đúng khả năng thanh tốn của khách hàng để từ đó đưa ra chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng. Điều này đã giúp công ty thu hồi tiền hàng đúng thời hạn, thúc đẩy khách hàng thanh tốn sớm.
Cơng ty thực hiện việc theo dõi, đánh giá các khoản phải thu dựa trên các số liệu của sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu do bộ phận kế toán mở ra và được báo cáo thường xun lên ban giám đốc. Bên cạnh đó, cơng ty tiến hành phân loại các khoản nợ thành từng nhóm để từ đó có thể nắm rõ được tình hình các khoản nợ để đưa ra các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả hơn, giảm thiểu được một phần rủi ro
đối với các khoản phải thu. Công ty thường xuyên rà sốt các khoản nợ, đơn đốc, nhắc nhở khách hàng thanh tốn đúng hạn. Khi có dấu hiệu khoản phải thu rơi vào tình trạng khó thu hồi đều được giám sát và nhanh chóng có các biện pháp thu hổi nợ. Bên cạnh đó, cơng ty cũng đã trích lập quỹ dự phịng cho những khoản nợ khó địi.
Trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển và hội nhập, các hệ thống ngân hàng được hiện đại hoá phù hợp với xu thế thương mại quốc tế, công ty đã thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ về nghiệp vụ, thu hồi các khoản nợ, đồng thời kết hợp sử dụng các cơng cụ tài chính ngân hàng để phịng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ khó địi.
Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán ngày càng được nâng cao, có khả năng cập nhật thơng tin nhanh chóng, xử lý kịp thời đối với các khoản nợ có vấn đề.
3.1.2 Một số hạn chế cịn tồn tại
Bên cạnh những thành công đạt được là những hạn chế của công ty trong công tác quản trị khoản phải thu. Tuy đây không phải là những hạn chế quá lớn gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh nhưng nó có tác động khơng nhỏ đến q trình thu hồi vốn của doanh nghiệp.
Thứ nhất, trong công tác quản trị khoản phải thu, công ty đã sử dụng các kỹ thuật phân tích, lên danh sách các khoản phải thu, phân loại các khoản nợ, để từ đó có các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, nghĩa là công ty đã có sự quan tâm nhất định đến các khoản nợ khó địi nhưng cịn khá thụ động. Cụ thể là chỉ có thể đối phó với các khoản nợ khó địi khi nó xảy ra. Trong trường hợp này, cơng tác thu hồi nợ sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao. Điều này địi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp phịng ngừa rủi ro để có thể quản trị nợ khó địi chủ động hơn.
Thứ hai, cơng ty chưa có được các biện pháp đơn đốc thu hồi nợ khó địi mang lại hiệu quả cao ngồi việc gửi thư hay gọi điện thoại nhắc nhở hoặc là dùng biện pháp cuối cùng đối với các khách hàng chây ì đó là nhờ đến các cơ quan pháp luật giải quyết. Điều này làm cho cơng tác thu hồi nợ khó địi gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng có những khoản nợ q hạn trên 3 năm.
Thứ ba, hiện nay các thơng tin để tính tốn vị thế tín dụng của khách hàng do phịng kế tốn thu thập và đánh giá dựa trên các yếu tố như năng lực trả nợ, vốn, thế chấp, điều kiện kinh tế của khách hàng. Phịng kế tốn thu thập những thông tin này dựa trên các giao dịch của khách hàng với công ty trong quá khứ. Nhưng đối với các khách hàng mới, chưa từng giao dịch thì cơng tác thu thập thơng tin về khách hàng còn gặp nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định hợp tác với khách hàng.
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý khoản phải thu của công ty TNHH UpViet:
3.1.3.1 Những nguyên nhân chủ quan
Trong việc áp dụng chính sách tín dụng đối với các khách hàng, cơng ty thường áp dụng các chính sách tín dụng nới lỏng đối với các khách hàng quen thuộc, đã hợp tác lâu năm. Tuy nhiên, chính sách tín dụng nới lỏng này có khi sẽ dẫn đến những rủi ro lớn đối với công ty khi khách hàng lợi dụng điều này mà không trả nợ đúng hạn, gia hạn nợ, thậm chí có những khách hàng chây ì khơng chịu thanh tốn tiền hàng, dẫn đến xuất hiện những khoản nợ khó địi q hạn trên 3 năm trong các khoản phải thu của doanh nghiệp. Đối với những khách hàng mới, có những trường hợp do tìm hiểu thơng tin khơng kỹ, thơng tin sai mà dẫn đến đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng sai. Có một số trường hợp đã xảy ra, khách hàng mới lần đầu làm ăn với công ty đã không trả nợ đúng hạn theo như hợp đồng.
Sự bng lỏng quản lý nói chung, trong đó có quản lý tài chính ở cơng ty. Điều này được chứng minh bằng sự yếu kém của bộ máy kế toán. Cán bộ làm nghiệp vụ kế toán chưa chú ý phát hiện và phân tích những rủi ro tiềm ẩn, chưa có cán bộ chun làm về cơng tác tài chính để phán đốn, theo dõi đánh giá những thay đổi của tỷ giá hối đoái. Các nhân viên kế tốn thường chỉ có kiến thức sơ lược về quản trị khoản phải thu và đối phó với tình huống chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân chứ chưa được đào tạo chuyên sâu.
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước chứng kiến nhiều sự biến động mạnh về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hố…Điều này đặt cơng ty trước rất nhiều rủi ro tiềm
ẩn, địi hỏi cơng ty cần phải sử dụng các biện pháp phịng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính để bảo vệ doanh nghiệp.
3.1.3.2 Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể đến là do khách hàng chưa chứng minh được khả năng thanh tốn, năng lực tài chính để xin cấp tín dụng thương mại. Nhiều khách hàng giấu thông tin thật, làm các bản cân đối kế tốn, báo cáo tài chính giả, dùng khoản nợ tín dụng của cơng ty để thanh toán cho nơi khác,…gây nhiều rủi ro trong công tác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp.
Một ngun nhân khác đó là phía các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Hệ thống các tổ chức này hoạt động theo một quy chế riêng, khó tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và ngân hàng, điều này làm cho cơng ty sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm đồng minh để hạn chế rủi ro trong thanh toán. Chưa kể đến là các thủ tục ngân hàng rườm rà gây bất lợi cho doanh nghiệp muốn tham gia phịng ngừa rủi ro nghiệp vụ. Hơn nữa, các khoản phí dịch vụ, giao dịch tại ngân hàng làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Những quy định về tỷ giá hối đối, lãi suất ngân hàng, luật kế toán kiểm toán và những quy định khác của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tài chính của cơng ty nói chung và cơng tác quản trị khoản phải thu nói riêng.
Bên cạnh đó, sự bất ổn về chính trị của một số khu vực, và sự hoành hành của thiên tai, khác nhau về văn hóa vùng miền…gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính và khả năng thanh tốn của các đối tác của cơng ty.