Ảnh hưởng của khoảng cách

Một phần của tài liệu phân tích và thiết kế mạng truy nhập gpon dựa trên phần mềm mô phỏng optisystem (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠNG TRUY NHẬP GPON DỰA TRÊN PHẦN MỀM OPTISYSTEM

3.3.2.2 Ảnh hưởng của khoảng cách

Kịch bản 2: Giữ nguyên các tham số của mạng trong kịch bản 1 chỉ thay đổi khoảng cách truyền dẫn là L = 10km. Tiến hành phân tích lại các thông số cơ bản tại phía người sử dụng 1 để thấy chất lượng truyền dẫn trong mạng thay đổi như thế nào.

Trong kịch bản 1 nêu trên với khoảng cách truyền dẫn là L = 20km, công suất phát tại đường xuống là Pp = 2 dBm ta thu được các kết quả đo tại người sử dụng 1 như hình 3.12.

Trong kịch bản 2, với khoảng cách truyền dẫn là L = 10km, Pphát = 2 dBm ta có kết quả đo tại người sử dụng 1 như hình 3.16.

Hình 3.17: Đồ thị Min BER tại người sử dụng 1 trong kịch bản 2

Hình 3.19: Đồ thị hệ số phẩm chất Q tại người sử dụng 1 trong kịch bản 2

Đánh giá: Qua các kết quả đo ở trên ta thấy rằng, ở khoảng cách càng ngắn thì tỉ lệ lỗi bit càng giảm. Với khoảng cách truyền dẫn là L = 10 thì đo được Min BER tại phía người sử dụng 1 là 6.33418e-55 còn ở khoảng cách L = 20km thì Min BER là 1.48707e-10. Rõ ràng sự chênh lệch giữa hai khoảng cách này là rất lớn.Và độ mở mắt của đồ thị mắt đã to hơn, chứng tỏtín hiệu được truyền trong mạng đã tốt hơn, vì khoảng cách truyền ngắn hơn nên tỉ lên lỗi bít cũng như các ảnh hưởng của môi trường truyền dẫn như: suy hao, nhiễu,tán sắc.. đã ít hơn.Mạng đã truyền tốt hơn.

Một phần của tài liệu phân tích và thiết kế mạng truy nhập gpon dựa trên phần mềm mô phỏng optisystem (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w