Cấu trúc tế bào ATM

Một phần của tài liệu phân tích và thiết kế mạng truy nhập gpon dựa trên phần mềm mô phỏng optisystem (Trang 40 - 42)

Theo khuyến nghị của I.113 chuẩn ITU-T thì tế bào được hiểu như sau: “Tế bào là một khối thông tin có chiều dài cố định. Mỗi tế bào được xác định bởi một nhãn ứng với lớp ATM”.

Hình 2.14: Cấu trúc tế bào ATM

Tế bào ATM có phần mào đầu dài 5 byte còn lại phần tải tin dài 48 byte. Tổng cộng chiều dài của tế bào ATM là 53byte. Tùy theo vai trò chức năng cũng như dữ liệu lưu trữ trong phần tải tin của tế bào ATM mà nó được chia ra thành nhiều loại khác nhau.

Tế bào rỗng (idle cell): Tế bào này dùng để chèn/tách bởi lớp vật lý và chỉ xuất hiện trong lớp vật lý. Nó xuất hiện tại miền biên giữa lớp ATM và lớp vật lý, nó có nhiệm vụ đảm bảo tương thích giữa luồng tốc độ tế bào với tốc độ truyền dẫn vật lý.

Tế bào hợp lệ (valid cell): Là các tế bào có phần mào đầu hợp lệ, không bị lỗi hoặc đã được khắc phục lỗi do đã thông qua cơ chế kiểm soát lỗi mào đầu HEC.

Tế bào lỗi (invalid cell): Là các tế bào có phần mào đầu bị lỗi hoặc không thể khắc phục lỗi bởi cơ chế HEC. Nó sẽ bị hủy tại lớp vậy lý.

Tế bào dịch vụ (assigned cell): Là tế bào được sử dụng để cung cấp dịch vụ cho các ứng dụng của lớp ATM.

Tế bào vô định (unassigned cell): Là các tế bào không phải là tế bào dịch vụ. Tế bào dịch vụ và tế bào chưa gán được truyền từ lớp vật lý lên trên lớp ATM. Ở đây, tế bào được đề cập là tế bào được sử dụng trong lớp ATM. Cấu trúc tế bào tại giao tiếp UNI khác với cấu trúc tế bào tại giao tiếp NNI trong việc sử dụng 4 bit từ bit 5 đến bit 8 của octet thứ nhất phần mào đầu. Tại giao tiếp NNI, các bit này là một phần của trường VPI, trong khi đó tại giao tiếp UNI nhóm bit này tạo nên một trường mới độc lập gọi là trường GFC. Hình 2.15 dưới đây mô tả cấu trúc tế bào tương ứng với hai giao tiếp UNI và NNI.

Hình 2.15: Cấu trúc tế bào ATM tại giao diện UNI (a) và NNI (b)  GFC (điều khiển luồng chung).

Gồm 4 bit thực hiện chức năng điều khiển cách truy nhập vật lý do tồn tại các thiết bị truyền dẫn khác nhau của môi trường truyền dẫn như cáp quang, cáp đồng trục, cáp đồng… mỗi loại môi trường truyền dẫn phải có các thủ tục truy nhập khác nhau thích hợp. Đối với mạng ATM, giá trị GFC không áp dụng cho giao tiếp NNI nên nó chỉ có ý nghĩa logic đối với điểm cuối ATM, nghĩa là thực hiện việc kiểm soát đầu cuối kết nối vào mạng.

 Giá trị nhận dạng đường ảo kênh ảo VPI và VCI.

Hai giá trị này quan trọng và có ý nghĩa nhất trong phần mào đầu của tế bào. Cả hai giá trị này giúp xác định đường truyền cho chặng kế tiếp của tế bào. Các giá trị này có thể bị thay đổi. Có sự khác biệt về giá trị nhận dạng đường ảo VPI của tế bào tại 2

giao tiếp NNI và UNI. Tại giao tiếp NNI, giá trị VPI có chiều dài tổng cộng là 12 bit còn tại giao tiếp UNI, giá trị VPI có chiều dài 8bit (4bit trước đó dành cho GFC).

VCI: Là kênh ảo vì kênh chỉ tồn tại vậy lý trong thời gian thực sự truyền các tế bào ATM.

VPI: Mô phỏng chùm kênh ảo.

PT: Loại tải tin, gồm 3 bit dùng để phân biệt các tế bào ATM cùng truyền trên một kênh ảo, phân biệt các loại thông tin khác nhau.

CLP: Độ ưu tiên tổn thất tế bào (CLP =1 độ ưu tiên thấp, CLP =0 độ ưu tiên cao).

HEC: Điều khiển lỗi mào đầu. Sửa sai cho phần mào đầu của tế bào ATM theo phương pháp CRC.

Một phần của tài liệu phân tích và thiết kế mạng truy nhập gpon dựa trên phần mềm mô phỏng optisystem (Trang 40 - 42)