Sơ đồ hệ thống mạng GPON

Một phần của tài liệu phân tích và thiết kế mạng truy nhập gpon dựa trên phần mềm mô phỏng optisystem (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠNG TRUY NHẬP GPON DỰA TRÊN PHẦN MỀM OPTISYSTEM

3.2.2Sơ đồ hệ thống mạng GPON

Hình 3.5: Sơ đồ kết nối mạng theo chuẩn GPON

Mô hình kết nối mạng theo chuẩn GPON được mô tả ở hình 3.5. Trong sơ đồ trên ta thấy hệ thống mạng GPON có các thành phần chính là:

 Thiết bị đầu cuối phía nhà sản xuất OLT. Đó chính là bộ ghép kênh phân chia theo bước sóng. Ở đây các dữ liệu đã được điều chế lên các bước sóng thuộc cửa sổ quang 1490 nm. Sau khi điều chế các tín hiệu sẽ được đưa vào bộ ghép kênh theo bước sóng WDM.

 Sử dụng sợi quang đơn mode có chiều dài là 20 km tính từ phía OLT đến ONU.  Splitter quang: Về bản chất, splitter quang là một bộ chia công suất. Có nhiều loại splitter quang, có loại thì công suất ở các ngõ đầu ra bằng nhau nhưng cũng có loại thì công suất đầu ra theo các tỉ lệ 1:2, 1:3… Hơn thế nữa, nó cũng là bộ chia băng thông. Giả sử, tốc độ đường xuống là 1,244 Gbps, hệ số chia của splitter là 1:8 thì băng thông tối đa dành cho các user đường xuống sẽ là 1,244 : 8 = 0.1555 Gbps hay là 155.5 Mbps.

 ONU là thiết bị đầu cuối phía người sử dụng. Nó có chức năng là biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Số lượng ONU là 8. Cấu trúc bên trong của ONU được cụ thể như hình 3.6. Ta có thể thấy trong sơ đồ, ONU sẽ gồm 2 phần thu và phát.

Hình 3.6: Cấu trúc khối ONU

Phần thu gồm có một bộ tách quang, một bộ lọc Bessel. Tín hiệu khi đến đầu vào của ONU tín hiệu quang được chuyển sang tín hiệu điện nhờ Photodiode, bộ lọc Besel thu lại tín hiệu có tần số thấp rồi qua bộ khôi phục tín hiệu và cuối cùng đưa vào bộ phân tích tỉ lệ lỗi bit BER.

Phần phát gồm một bộ phát quang có các tham số đã được thiết lập như hình vẽ. Tín hiệu quang được truyền qua các bộ Dynamic Select và đi theo đường lên.

Một phần của tài liệu phân tích và thiết kế mạng truy nhập gpon dựa trên phần mềm mô phỏng optisystem (Trang 52 - 53)