ThS. Nguyễn Đức Thăng-Hiệu trưởng Trường TH&THCS Tuy Lộc
“Thư viện ước mơ” tại Trường TH&THCS Tuy Lộc
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xác định chủ đề của Ngày Sách Việt Nam năm 2022 là “Chấn hưng và phát triển văn hóa đọc”, khẳng định vị trí, vai trị và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, tạo dựng mơi trường đọc thuận lợi, xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, trường học và cộng đồng; phát hiện, tơn vinh các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc trong cộng đồng.
Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào q trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.
Mơ hình “Thư viện ước mơ” do THƯ VIỆN ƯỚC MƠ - LIBRARY OF DREAMS là một dự án THƯ VIỆN SÁNG TẠO dành cho trẻ em Việt Nam hợp với nhà trường xây dựng từ cuối năm 2021. Giúp học sinh đọc truyện và sách trong không gian đẹp, các em được tự do thoải mái với những cuốn sách mà mình đã chọn. Ở đây, các em thực sự được chơi mà học - học mà chơi với khơng gian thống đãng giúp các em hứng thú, say mê đọc sách hơn. Cho đến nay, nhà trường đã được đầu tư xây dựng một “Thư viện ước mơ” có đủ khơng gian và sách dành cho các em học sinh trong tồn trường.
“Thư viện ước mơ” tạo khơng gian “học mà chơi, chơi mà học” cho trẻ
Thời gian qua, lãnh đạo nhà trường đã hết sức quan tâm, chú trọng đến hoạt động đọc sách, xây dựng không gian đọc cho thầy cô và học sinh trong trường. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân có sách mang đến thư viện để đọc chung miễn phí, thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể ý nghĩa như: Tổ chức cuộc thi “Mỗi tuần một cuốn sách”, thi “Xếp sách nghệ thuật, tọa đàm sách và cuộc sống”,… với mục đích khuyến khích học sinh tích cực đọc sách, qua đó hỗ trợ cho các em học tập, trau
dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, góp phần đẩy lùi văn hóa phẩm độc hại, bài trừ văn hóa phẩm độc hại xâm nhập vào thế hệ trẻ, nhà trường tăng cường các biện pháp tuyên truyền, trong đó nổi bật là xây dựng văn hóa đọc.
Là người đứng đầu trong nhà trường, bản thân tôi luôn trăn trở “Làm thế nào để
kích thích được niềm đam mê đọc sách ở học sinh? Làm thế nào để quá trình đọc sách thực sự có hiệu quả? Làm thế nào để xây dựng và phát triển văn hóa đọc, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường?...”.
Từ những trăn trở đó, tơi đã trao đổi với cơ thủ thư và các giáo viên trong nhà trường, từng bước lên kế hoạch, tìm ra những giải pháp, cách thức hiệu quả nhất nhằm mang sách đến gần hơn với các em học sinh, giúp các em hình thành thói quen đọc sách như một nhu cầu, một sở thích, niềm vui và khát vọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần mỗi ngày. Việc đầu tiên là xây dựng thư viện đẹp xây dựng hoạt động thư viện để phát triển văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Thư viện có khơng gian xanh để q trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Với sự năng động của cô thủ thư Đào Tường Phương đã cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn.
Thư viện trường học được quy định là một bộ phận cơ sở vật chất thiết yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường; Góp phần nâng cao chất lượng dạy - học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, hình thành văn hóa đọc trong nhà trường.
Giáo viên trong nhà trường đã phối hợp với cán bộ thư viện tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện. Hàng tháng, cán bộ thư viện phối hợp với thầy cô, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu của mỗi người. Văn hóa đọc được quan tâm, hướng tới năng lực tự học suốt đời của con người. Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy q trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào q trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho học sinh.
Với những việc làm trên, trường TH&THCS Tuy Lộc bước đầu hình thành thói quen đọc sách cho các em học sinh. Giúp các em hiểu được tầm quan trọng, giá trị của sách, hướng dẫn các em phương pháp, kỹ năng đọc, xây dựng và phát triển văn hóa đọc là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhà trường. Học sinh biết yêu quý và trân trọng sách nghĩa là biết nâng niu gìn giữ di sản trí tuệ mà cha ơng đã gửi lại, biết trân quý bao tri thức mà các học giả, các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ đã đúc kết tinh túy vào trong trang sách, từ đó các em biết trân trọng giá trị của cuộc sống, bồi đắp tâm hồn mình bằng những tình cảm nhân văn cao đẹp.
Với không gian đẹp của “Thư viện ước mơ”, các em đến trường học tập, đọc sách, biến việc đọc sách là thói quen, là sở thích, niềm vui, và hơn nữa tạo thành một nét đẹp văn hóa./.
“Thư viện ước mơ” biến việc đọc sách là thói quen, là sở thích, niềm vui, và hơn nữa tạo thành một nét đẹp văn hóa
Học viên tham gia buổi tập huấn tại Trung tâm GDTX tỉnh Yên Bái
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành- Thanh tra Bộ GD&ĐT