2.3.2.1 .Tác động đến hàng hóa
3. Các tổ chức kinh tế mà Nhật Bản tham gia
3.3. Tổ chức APEC
3.3.1. Sơ lược về tổ chức APEC.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific
Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị
APEC được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập: Úc, Nhật
Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ.
Hiện nay, APEC gồm 21 thành viên, ngoài 12 thành viên sáng lập, các thành viên khác bao gồm: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Papua New Guinea, Chile, Peru, Nga và Việt Nam
Mặc dù hình thức là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mở, nhưng APEC có một cơ chế tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ. Đặc biệt, APEC là một tổ chức liên chính phủ duy nhất cam kết cắt giảm các rào cản thương mại và thúc đẩy đầu tư mà khơng địi hỏi tham gia các điều khoản pháp lý bắt buộc nào.
Sứ mạng mới của APEC là tạo sự tăng trưởng bền vững.
9 nguyên tắc cơ bản sau:
1. Tồn diện.
2. Tương thích với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 3. Bảo đảm mối tương đồng giữa các thành viên. 4. Không phân biệt đối xử.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch.
6. Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc để giảm dần.
7. Đồng loạt triển khai tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. 8. Có linh hoạt.
9. Hợp tác.
Mục tiêu :
1. Để duy trì tăng trưởng và phát triển của khu vực cho lợi ích dân tộc phổ biến của nó và đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới.
2. Để nâng cao lợi ích tích cực, cho cả khu vực và nền kinh tế thế giới, kết quả từ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, bao gồm cả việc khuyến khích dịng chảy của hàng hóa, dịch vụ, vốn và cơng nghệ.
3. Để phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở trong sự quan tâm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tất cả các nền kinh tế khác.
4. Để giảm bớt các rào cản đối với thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên một cách phù hợp, nơi áp dụng, và không gây thiệt hại cho nền kinh tế khác.
Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, cũng có những uỷ ban thường trực chuyên trách nhiều lãnh vực khác nhau từ truyền thông đến ngư nghiệp.
Các hoạt động cấp chuyên viên và các dự án của APEC chịu sự hướng dẫn của các quan chức cấp cao APEC. Các hoạt động và dự án này được thực hiện bởi 4 ủy ban cấp cao: ủy ban Quản lý và Ngân sách (BMC); ủy ban Thương mại và Đầu tư (CIT); ủy ban Kinh tế (EC); ủy ban Các quan chức cao cấp về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ESC). Dưới các ủy ban này có các tiểu nhóm, các nhóm chun gia, nhóm cơng tác và nhóm chuyên trách để hỗ trợ cho các hoạt động và dự án của bốn nhóm cấp cao này.
Các quyết định của APEC được thực hiện trên cơ sở đồng thuận. Các thành viên triển khai các hoạt động và chương trình cơng tác của mình trên cơ sở đối thoại mở với nguyên tắc tôn trọng ý kiến của tất cả các thành viên tham gia.
Cho đến nay, hầu hết các nước nằm bên bờ Thái Bình Dương đều gia nhập tổ chức này
Người đứng đầu chính phủ của tất cả thành viên APEC gặp nhau mỗi năm một lần trong một kỳ họp thượng đỉnh được gọi là "Hội nghị Lãnh đạo APEC", được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC.
APEC nổi tiếng với truyền thống yêu cầu các nhà lãnh đạo xuất hiện trước công chúng trong quốc phục của nước chủ nhà.