Cơ cấu sản phẩm

Một phần của tài liệu Xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 36 - 41)

Đài Loan là một thị trường tiềm năng, thị hiếu tương đối đa dạng và khơng địi hỏi cao về chất lượng. Đây cũng là thị trường trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam xuất sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ và Đông Á. Tuy nhiên, Đài Loan không phải là một thị trường dễ xâm nhập do vùng lãnh thổ nước này chủ yếu duy trì các tập quán thị trường trong nước và bn bán với các bạn hàng đã có mối quan hệ lâu đời. Rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan với nhiều

chủng loại và hình thức chế biến. Chủng loại rau quả xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, gần đây có sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu của các loại rau quả nhiệt đới. Các chủng loại loại rau quả mà Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011 là bắp cải và bắp cải tàu, cải xoăn, súp lơ xanh, súp lơ trắng, dưa chuột, hành tây, thanh long, dứa, nhãn, xồi, mơ… Bên cạnh đó, Việt Nam khơng chỉ xuất khẩu các loại rau quả tươi, đông lạnh hay sấy khô mà còn cung cấp cho thị trường Đài Loan các loại rau quả đã được chế biến thành các dạng đóng hộp, cơ đặc, đóng chai, bảo quản tạm thời, bảo quản bằng giấm, muối…

Bảng 2.2. Tỷ trọng các loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011

(Đơn vị: %) Tỷ trọng của rau

tươi, đông lạnh và sấy khô

Tỷ trọng của trái cây tươi, đông lạnh và sấy khô Tỷ trọng của chế phẩm từ rau, quả Năm 2000 40 36 24 Năm 2001 44 32 23 Năm 2002 37 34 29 Năm 2003 38 28 34 Năm 2004 31 30 39 Năm 2005 33 43 24 Năm 2006 34 42 24 Năm 2007 38 38 24 Năm 2008 36 36 28 Năm 2009 39 27 34 Năm 2010 33 32 35 Năm 2011 34 31 35

Nguồn: Tổng hợp từ Bộ NN & PTNT Đài Loan, Cục Hải quan Đài Loan

Thông qua bảng 2.3, các loại rau tươi, đông lạnh và sấy khô được xuất khẩu ở mức cao vào năm 2000 và 2001, giảm mạnh trong các năm từ năm 2004 đến 2006 và trong 2 năm gần đây là 2010 và 2011. Mặt hàng trái cây tươi, đông lạnh và sấy khô lại được chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn từ năm 2005 đến 2007, giảm mạnh trong năm 2009 và bắt đầu tăng trở lại từ năm 2010 đến nay trong khi tỷ trọng của chế phẩm từ rau quả đạt mức cao vào năm 2003, 2004 và 3 năm gần đây từ năm 2009.

Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của các rau quả có sự thay đổi đáng kể trong suốt thời từ năm 2000 đến nay. Nếu như năm 2000, tỷ trọng của rau quả tươi, đông lạnh và sấy khô đạt mức cao, chiếm trên 36%, năm 2005 đến 2008, trái cây tươi,

đông lạnh và sấy khô được xuất khẩu nhiều nhất, rau tươi, đông lạnh và sấy khô giảm 5% xuống cịn khoảng 35% thì đến năm 2011, tỷ trọng này của rau, quả tươi, đông lạnh và sấy khô cùng chế phẩm từ rau quả gần như ngang bằng nhau, trong đó các chế phẩm từ rau quả có xu hướng gia tăng rõ ràng trong thời gian sắp tới. Sự thay đổi nhu cầu của thị trường Đài Loan cùng với sự đẩy mạnh xuất khẩu các hình thức chế biến đa dạng của rau quả sang thị trường này đã giúp tỷ trọng chế phẩm từ rau quả của Việt Nam đạt được mức cao và tạo cơ hội để đẩy mạnh các sản phẩm chế biến khác trong tương lai.

Từ năm 2000 đến 2011, các loại bắp cải, cải thảo, cải xoăn, đậu tươi, củ hẹ, măng được đóng hộp, hành tây, củ hẹ, dứa, thanh long, xồi, nhãn, mơ… có khối lượng xuất khẩu nhiều nhất, kim ngạch đạt được cao nhất. Bên cạnh các loại rau quả tăng sản lượng và kim ngạch qua các năm như nhãn, các loại trái cây sấy khơ, các sản phẩm đơng lạnh và các rau quả có sự sụt giảm khá mạnh trong một số năm như súp lơ, chuối sấy, dứa đơng lạnh, các mặt hàng cịn lại ở mức tương đối ổn định, ít tăng giảm. Nhiều loại rau quả được chế biến sang các dạng khác như sấy khơ, bảo quản tạm thời, đóng hộp nhằm tạo ra sự đa dạng cho rau quả, nhất là các loại rau quả được người dân ưu thích như dứa, thanh long, nấm… Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều mặt hàng rau quả mới được đẩy mạnh xuất khẩu như dưa chuột bảo quản tạm thời, nấm bảo quản tạm thời, quả anh đào, nước ép cam, dứa, vải đóng hộp, góp phần đa dạng chủng loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam khơng chỉ về số lượng mà cịn về chủng loại mặt hàng chế biến.

Các loại đậu tây, hành tây sấy khô, nấm khô, cơm dừa, quả bơ tươi sụt giảm nhiều về sản lượng xuất khẩu từ năm 2003 đến 2005 trong khi nhiều loại rau quả khác dưới dạng đông lạnh, bảo quản tạm thời như rau diếp cải, rau dền tươi hoặc đông lạnh, mộc nhĩ khô, măng tây, bắp đông lạnh, dứa bảo quản tạm thời được đẩy mạnh xuất khẩu từ những năm 2001. Từ năm 2006 đến nay, các loại rau đông lạnh như khoai tây, đậu, rau dền, măng, hạt sen tươi và sấy khơ, các loại trái cây đóng hộp như vải, quả anh đào, mứt trái cây được mở rộng xuất khẩu sang Đài Loan và có một số loại rau quả sụt giảm về sản lượng như súp lơ các loại, cải thảo, thanh long, các loại nấm đóng hộp (Directorate General of Customs of Taiwan, 2012).

khẩu sang Đài Loan từ năm 2009 đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu rau quả của nước ta, làm giảm tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của năm và làm nước ta bị mất đi một thị trường tiêu thụ thanh long. Do thanh long không đảm bảo yêu cầu được xử lý nhiệt trước khi xuất khẩu nên Đài Loan đã cảnh báo Việt Nam từ cuối năm 2007 và chính thức cấm nhập khẩu thanh long vào đầu năm 2009 vì Việt Nam vẫn khơng thỏa mãn được u cầu xử lý nhiệt từ năm 2008. Đài Loan vốn là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều thanh long nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tổng sản lượng trái cây xuất khẩu sang thị trường này trong nhiều năm. Vì vậy, việc cấm nhập nhập thanh long đã khiến Việt Nam đã mất đi một mặt hàng chủ lực tại thị trường Đài Loan.

Năm 2010, 2011, bên cạnh sự tăng nhẹ của sản lượng các loại trái cây nhiệt đới như dứa, xoài, nhãn, sắn, khoai tây thì mộc nhĩ và nấm hương tươi và đơng lạnh lại tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng cao. Nấm mộc nhĩ tăng 394.820 kg lên 430.384 kg năm 2010 và 476.167 kg năm 2011, tốc độ tăng khoảng 9,68%, nấm hương tươi đạt sản lượng tiêu thụ là 482.374 kg năm 2010 và 502.435 kg năm 2011. Năm 2011, ngoài Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Canada và Trung Quốc, Đài Loan vẫn là những thị trường nhập khẩu chính đối với các loại quả nhiệt đới tươi của nước ta. Giao dịch các loại quả nhiệt đới khác dự báo cũng sẽ tăng nhanh trong những năm tới với tốc độ tăng trưởng cao.

Hiện nay, các sản phẩm rau quả của Việt Nam có hình thức chế biến ngày càng đa dạng hơn, mới lạ hơn với nhiều sản phẩm như mít sấy, gấc đơng lạnh, puree (nghiền nhuyễn) vải, hỗn hợp quả trong nước chanh dây, lơ hội đóng hộp và quả hỗn hợp đơng lạnh nhiều màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, nhiều dạng trịn, khối vng. Trong các loại quả chế biến đơng lạnh thì dứa là loại quả có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất, sản lượng trung bình tăng 6,7%/năm. Theo thống kê gần đây nhất về rau quả nhập khẩu của Đài Loan từ Việt Nam trong tháng 12/2011, các loại trái cây tươi như dứa đông lạnh, rau tươi, đông lạnh như hành tây, đậu các loại, cần tây, khoai tây, tỏi, khoai cùng các loại trái cây đóng hộp, măng được nhập khẩu nhiều nhất. Sự tăng giảm của cơ cấu sản phẩm rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan trong giai đoạn 2000-2011 đề cập ở trên đã khẳng định triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu các loại rau quả nhiệt đới của nước ta, nhất là các loại trái cây

được thị trường Đài Loan ưu chuộng như nhãn, dứa, mận và triển vọng mở rộng xuất khẩu nhiều dạng chế biến của rau quả sang các chủng loại được tiêu thụ mạnh ở thị trường này.

2.1.3. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan từ năm 2000 đến 2011 được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, hoạt động đảm bảo chất lượng ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế về phòng chống dịch bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay hoạt động chế biến, bảo quản gây ảnh hưởng đến việc đáp ứng đúng tiêu chuẩn về chất lượng rau quả của Đài Loan.

Các loại rau quả của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Đài Loan phải đáp ứng các quy định vệ sinh thực phẩm của cơ quan quản lý thực, dược phẩm của Đài Loan. Cục tiêu chuẩn đo lường và kiểm định Đài Loan đã áp dụng các tiêu chuẩn đối với dung lượng thuốc trừ sâu từ năm 2000. Ngoài một số loại thuốc trừ sâu được cho phép với mức dư lượng quy định, các loại thuốc trừ sâu khác không được phép tồn tại trong rau quả nhập khẩu. Các loại rau quả xuất khẩu không đáp ứng được các tiêu chuẩn trên sẽ không được phép đưa vào Đài Loan.

Đối với Việt Nam, Bộ NN & PTNT thường xuyên ban hành các thông tư, quyết định liên quan đến hoạt động trồng trọt, chế biến rau quả... để đảm bảo chất lượng, an toàn đối với sức khỏe người dùng, đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu rau quả của Đài Loan. Danh mục các thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong trồng trọt rau quả luôn được cập nhật qua từng năm. Mới đây, Bộ NN & PTNT đã ban hành thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT đề cập đến danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam, quyết định số 111/QĐ-BNN-QLCL về đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chè và thịt giai đoạn 2009-2015, quyết định số 112/QĐ-BNN-QLCL về đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an tồn vệ sinh thực phẩm nơng lâm sản và thuỷ sản đến năm 2015.

Chính phủ Việt Nam bên cạnh việc đưa ra các nghị định hướng dẫn việc trồng trọt, chế biến, kiểm tra... rau quả, cũng đẩy mạnh khuyến khích nhà nơng áp dụng các tiêu chuẩn của VietGAP, GlobalGAP trong trồng trọt, các doanh nghiệp việc thực hiện tiêu chuẩn quốc tế ISO2000/HACCP trong quá trình sản xuất, chế biến

thực phẩm, tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 5603:2008 về vệ sinh thực phẩm và ISO 9001 được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp và chứng nhận phù hợp đối với Hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp.

Việc thực hiện theo các thông tư, quyết định và các tiêu chuẩn trên ở Việt Nam trong những năm qua đã được đẩy mạnh nhờ các việc tăng cường tuyên truyền đến người nông dân, doanh nghiệp chế biến, bảo quản và doanh nghiệp xuất khẩu. Nhờ đó, từ năm 2000 đến 2011, rau quả xuất khẩu qua Đài Loan thường có chất lượng khá tốt. Nhiều loại rau quả luôn được người dân Đài Loan tiêu dùng như cải thảo, súp lơ, dứa, xoài, nhãn, mận… do đảm bảo được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hình thức bao bì, đóng gói, bảo quản… Tuy nhiên, vẫn còn một số loại rau quả của nước ta bị Đài Loan cảnh báo về chất lượng do chất lượng chưa đạt, vượt quá quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Vấn đề về bảo vệ rau quả khỏi dịch bệnh vẫn đang được chú trọng. Trong năm 2009, Bộ NN & PTNT đã ban hành 7 quy định sản xuất rau quả an toàn đối với 1 số loại rau quả thường được sử dụng. Đã có nhiều mơ hình ứng dụng quy trình VietGAP, như 11 mơ hình trên rau ôn đới, nhiệt đới như rau muống, súp lơ, cải thảo thực hiện ở các tỉnh phía bắc và trên cây xồi, dứa, thanh long thực hiện ở 1 số tỉnh phía nam (Agroviet, 2010).

Bên cạnh đó, chất lượng rau quả của Việt Nam cũng bị giảm một phần do công đoạn chế biến. Quy mơ các cơ sở chế biến vẫn cịn nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu. Tại một số cơ sở, bao bì cịn đóng theo truyền thống, cơng nghệ rót hộp, thanh trùng hộp cịn thực hiện thủ cơng nên năng suất khơng cao, chí phí nhân cơng lớn. Hiện nay, rau quả Việt Nam dưới dạng đóng hộp xuất khẩu qua Đài Loan đang tăng nhanh, nhưng nếu các cơ sở chế biến này không đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư vốn thì chất lượng các lơ hàng đóng hộp lớn sẽ khơng được được đảm bảo, ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu của sản phẩm trong ngành.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 36 - 41)