Về hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 30 - 33)

1.4. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị

1.4.3. Về hội nhập quốc tế

Đài Loan là một thị trường tiêu thụ nhiều rau quả của nước ta. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này có thể giúp nước ta nâng cao vị thế mặt hàng rau quả trên thế giới nhờ việc không ngừng khẳng định thương hiệu của nhiều loại rau quả có chất lượng của nước ta. Từ đó, hoạt động xuất khẩu rau quả có điều kiện mở rộng sang các nước lân cận và các nước lớn trên thế giới, giúp việc xuất khẩu rau quả phân tán bớt rủi ro khi có các biến động thị trường tồn cầu. Việt Nam lại có thể

xây dựng với quan hệ kinh tế, chính trị với các nhiều nước khác trong quá trình hội nhập quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nước.

1.4.4. Về sự phát triển ngành nơng nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng của Việt Nam

Nhờ vào xuất khẩu, các nguồn lực tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng, khí hậu được đẩy mạnh khai thác. Với khí hậu đa dạng, sự phân bổ về địa hình cùng với các vùng đất giàu dinh dưỡng, nhiều chủng loại rau quả được trồng trọt quanh năm, sẵn sàng đáp ứng cho việc xuất khẩu. Hoạt động trồng trọt cũng được phân bổ dựa theo điều kiện về đất đai, thời tiết để thu hoạch được sản lượng rau quả cao nhất với chất lượng tốt và đồng đều. Ngoài ra, khi hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan càng được đẩy mạnh thì các doanh nghiệp, hộ nơng dân càng chú trọng vào việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, chế biến, bảo quản tiên tiến nhất nhằm nâng cao giá trị rau quả và đáp ứng được những yêu cầu của thị trường này về an toàn thực phẩm, dịch tễ…, giúp nâng cao chất lượng của rau quả và giảm thiểu chi phí trong việc trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, thơng qua xuất khẩu, ngành nơng nghiệp sẽ có sự chuyển dịch về cơ cấu, ngành rau quả được tập trung phát triển các loại có thế mạnh xuất khẩu. Hoạt động trồng trọt và xuất khẩu khơng chỉ có các loại nông sản như lúa, cà phê, cao su, chè mà còn đẩy mạnh sang các vùng chuyên canh cây rau quả có giá trị kinh tế cao. Ngành rau quả cũng sẽ có chuyển biến về cách canh tác, nhiều giống rau quả vốn có giá trị khơng cao sẽ được thay thế bằng các giống rau quả cùng loại hoặc các loại cây khác có chất lượng, sản lượng và giá trị cao hơn. Nhờ vào đó, hoạt động sản xuất và rau quả Việt Nam sẽ chuyên nghiệp hơn với sự hình thành rõ các vùng chuyên canh rau quả phục vụ cho tiêu dùng trong nước và để xuất khẩu.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tập trung giới thiệu về rau quả Việt Nam, về thị trường Đài Loan cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. Với những thuận lợi về diện tích trồng trọt lớn, thổ nhưỡng tốt, chủng loại rau quả đa dạng, chất lượng khá tốt… là cơ sở để đẩy mạnh phát triển hoạt động xuất khẩu rau quả sang các nước trên thế giới, trong đó có Đài Loan. Đài Loan đã có

quan hệ kinh tế với Việt Nam từ lâu, là một thị trường nhập khẩu nhiều rau quả của Việt Nam và vẫn đang tiếp tục gia tăng nhập khẩu rau quả từ nước ta với nhiều chủng loại mới, nhiều hình thức chế biến đa dạng hơn. Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan không chỉ tác động đến sự phát triển kinh tế mà còn đến đời sống nhân dân, khả năng hội nhập quốc tế và sự phát triển của ngành nông nghiệp, rau quả của nước ta. Dựa vào chương 1, chương 2 sẽ tiến hành phân tích thực trạng và các thành tựu, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong giai đoạn 2000 – 2011.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 2.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai đoạn 2000 - 2011

Trong những năm gần đây, Đài Loan luôn là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam ở khu vực châu Á bên cạnh các thị trường chính khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và EU. Đây là một thị trường nhiều tiềm năng với thị hiếu tương đối đa dạng và khơng địi hỏi q cao về chất lượng. Về vị thứ trong số các thị trường xuất khẩu rau quả vào Đài Loan, Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong số các nước và khu vực xuất khẩu rau vào Đài Loan (sau Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản), mỗi năm kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan đạt khoảng trên 10 triệu USD và đứng thứ 8 về xuất khẩu trái cây vào Đài Loan (sau Mỹ, Chile, Nhật Bản, New Zealand, Thái lan, Trung Quốc, Hàn Quốc), hàng năm kim ngạch trái cây xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 14 triệu USD. Kim ngạch hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan có tăng nhưng xu hướng tăng vẫn chưa ổn định. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của biến động nhu cầu thế giới, nhu cầu tiêu dùng rau quả của thị trường Đài Loan cùng với những hạn chế còn tồn tại về chất lượng, sản lượng của rau quả Việt Nam liên quan đến thời tiết, điều kiện trồng trọt, tập quán trồng trọt của Việt Nam và hoạt động thu hoạch chế biến, bảo quản, xuất khẩu rau quả. Đặc biệt, có những lơ hàng chất lượng kém như: thanh long bị ruồi đục, xồi, nhãn, bưởi cịn bị đốm đen trên vỏ…bị Đài Loan trả lại hoặc cấm, hạn chế nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và đời sống nông dân. Chủng loại rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan ngày càng đa dạng hơn với nhiều hình thức,

mẫu mã bắt mắt nhưng vẫn còn chịu sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ xuất khẩu rau quả chính xuất khẩu sang Đài Loan. Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2011, bên cạnh những thành tựu về kim ngạch, chủng loại, hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về chất lượng, sản lượng, chỉ mới đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu tiêu thụ rau quả thực tế của thị trường Đài Loan, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của ngành rau quả Việt Nam (Rau hoa quả Việt Nam, 2010).

Một phần của tài liệu Xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 30 - 33)