Phân tích tác động ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 27 - 28)

1. Nhiệt độ

1.3. Phân tích tác động ảnh hưởng

Tơm, cá và các lồi động vật hai mảnh vỏ thuộc loại động vật máu lạnh, tức nhiệt độ của cơ thể chúng xấp xỉ nhiệt độ của môi trường xung quanh và nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ ảnh hưởng lên các q trình

19

sinh học và hóa học của cơ thể thủy sinh vật. Nhìn chung tốc độ phản ứng hóa học và sinh học tăng gấp đơi khi nhiệt độ tăng lên 100C. Do đó, nhu cầu oxy hịa tan của thủy sinh vật trong nước ấm sẽ cao hơn trong nước lạnh. Tơm, cá có thể chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ 0,20C/phút, nhưng nhiệt độ nước thay đổi đột ngột 3 hay 40C hoặc vượt quá giới hạn thích ứng sẽ gây sốc thậm chí làm tơm cá chết.

Sự thay đổi nhiệt độ là nguyên nhân chính làm thay đổi tốc độ trao đổi chất, rối loạn sự hô hấp, làm mất cân bằng pH máu, làm thay đổi chức năng điều áp suất thẩm thấu và làm tổn thương bóng hơi của cá.

Nhiệt độ thích hợp cho đa số các lồi cá ni từ 20 – 350C, khoảng nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của cá tôm là 25 – 300C. Giới hạn cho phép từ 10 – 400C.

Khi nhiệt độ cao, vật nuôi phải tăng cường hô hấp để cung cấp ôxy, chúng sử dụng thức ăn nhiều hơn, q trình tiêu hóa cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, sự tiêu hóa thức ăn nhiều như vậy trong khi lượng men tiêu hóa trong cơ thể tơm, cá lại có hạn nên sẽ khó có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng trong thức ăn như ở nhiệt độ bình thường; Đồng nghĩa là sẽ tiêu tốn nhiều thức ăn mà hiệu quả không cao. Mặt khác, lượng thức ăn sau khi tiêu hóa được tơm cá thải ra, gặp nhiệt độ cao quá trình phân hủy sẽ xảy ra nhanh, tiêu tốn nhiều ôxy gây thiếu ôxy cục bộ ở tầng đáy, đồng thời sinh ra nhiều khí độc (H2S) và vi khuẩn gây bệnh.

Khi nhiệt độ tăng cao vượt quá giới hạn (trên 320C đối với tôm và trên 350C đối với một số lồi cá, như rơ phi, chép, tráp, vược…) sẽ gây stress cho vật nuôi, khiến chúng phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hơ hấp, cơ thể sẽ khó thích nghi được với mơi trường mới; Từ đó, dẫn đến sức đề kháng giảm và có nguy cơ bị các vi khuẩn, virus thường trực trong nước tấn công gây bệnh.

Khi nhiệt độ hạ thấp (gió mùa, mưa), q trình trao đổi chất của tơm, cá sẽ giảm, dẫn đến sức ăn cũng giảm theo, kéo dài thời gian lột xác của tôm và làm chậm tăng trưởng ở cá. Khi nhiệt độ xuống thấp q ngưỡng giới hạn, một số lồi có sức đề kháng kém sẽ bỏ ăn và chết, đặc biệt là tơm, cá giai đoạn cịn nhỏ (cá bột, hương, giống, tôm post). Nếu nhiệt độ hạ thấp kéo dài, vật ni sẽ có xu hướng di chuyển xuống đáy ao để tránh rét, nguy cơ tiếp xúc với khí độc và nấm sẽ rất cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)