Quản lý các yếu tố hóa học

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 63)

2.1. Biện pháp quản lý pH trong ao nuôi Biện pháp tránh, khắc phục pH thấp Biện pháp tránh, khắc phục pH thấp

Để duy trì ổn định pH ta cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Cải tạo ao tốt trước khi nuôi thả.

+ Định kỳ bón vơi ổn đinh hệ đệm trong ao. + Kiểm soát sự phát triển của tảo.

+ Giảm thiểu sự gia tăng tích luỹ các chất hữu cơ trong môi trường ao nuôi. Khi pH thay đổi bất thường tuỳ theo tình hình thực tế có thể áp dụng các biện pháp sau

* Nếu pH trong ao ni thấp do q trình oxy hóa đất phèn, để quản lý pH cần chú ý một số vấn đề sau:

- Không phơi đáy ao nứt nẻ; tránh trường hợp đất phèn tiếp xúc với khơng khí

- Trước những cơn mưa đầu mùa cần bón vơi xung quanh bờ ao.

- Ao mới đào nên trao đổi nước nhiều lần, bón vơi (CaCO3, hay dolomite) và bón phân.

- Thay nước khi pH giảm thấp.

* Còn pH giảm thấp do CO2 sinh ra từ q trình hơ hấp của thủy sinh vật hay phân hủy hữu cơ. Cần hạn chế sự tích lũy vật chất hữu cơ từ phân bón và thức ăn thừa trong ao. Nếu mật độ ao nuôi cao cần áp dụng biện pháp sục khí để giảm CO2 và tăng hàm lượng oxy hòa tan.

51

Biện pháp tránh, khắc phục pH cao

Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau:

Thay nước : thay nước sạch với 20 % thể tích nước ao/ngày.

Các ao ni tảo phát triển mạnh (nước có màu xanh đậm, độ trong thấp) vào những ngày nắng to độ pH có thể tăng cao vào buổi trưa. Có thể làm giảm mật độ tảo bằng các cách như thay nước, cấp thêm nước mới, sử dụng các hoá chất diệt tảo như CuSO4, FGC Mycin, BKC ... hoặc dùng formol phun xuống ao với nồng độ 3 – 4 ml/m3.

Khi pH tăng cao có thể dùng men vi sinh hoặc đường cát (2-5 kg/1000 m3) dải xống ao nhằm tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi để phân huỷ mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, các axit hữu cơ làm giảm pH xuống.

Có thể dùng phèn chua [Al2(SO4)3.14H2O] hoà tan ra nước và vẩy đều khắp mặt ao.

Ngoài ra khi pH tăng cao, do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử dụng các loại vôi và đặc biệt là không sử dụng vôi tôi và vôi sống

2.2. Biện pháp quản lý oxy hòa tan trong ao nuôi

Để tránh và khắc phục hiện tương thiếu oxy trong ao nuôi cá, khi nuôi ta cần chú ý đến các điểm sau:

- Ao ni cần thống khí, nếu cần thả lục bình, rau muống hay bèo để làm nơi trú ẩn cho cá khi nhiệt độ nước q cao thì nên gơm chúng lại một góc và khơng được thả q 1/3 diện tích mặt ao.

- Khơng cho ăn thức ăn q dư thừa hoặc bón phân quá liều lượng, vì như vậy dể đưa đến hiện tương thực vật phù du nở hoa làm nồng độ oxy hịa tan giảm thấp vào ban đêm (có khi hết hẳn ), ban ngày khi thực vật phù du chết đi quá trình phân hủy chúng làm tiêu hao nhiều oxy của mơi trường và phóng thích nhiều CO2, tích lũy nhiều NH3, H2S… khơng có lợi cho đời sống thủy sinh vật trong ao.

- Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt.

- Khi thấy hiện tượng xấu như cá nổi đầu hàng loạt và hoạt động yếu thì phải tiến hành sục khí hay cấp nước mới.

- Sử dụng chất oxy hóa như KMnO4. KMnO4 có tác dụng oxy hóa làm giảm các chất độc như H2S, Fe2+, thuốc trừ sâu, kim loại nặng,.. nhưng nếu sử dụng hàm lượng quá mức sẽ gây độc cho cá.

52 - Sử dụng H2O2(H2O2 2H2O + O2)

- Sử dụng CaO2 dạng hạt (CaO2 + H2O Ca(OH)2 + O2)

2.3. Biện pháp quản lý CO2 hịa tan trong ao ni

Hàm lượng khí CO2 vượt quá mức (>10 mg/L) và hàm lượng oxy hoà tan thấp trong nước có thể gây hại cho vật ni do CO2 làm cản trở sự hấp thụ O2 của vật nuôi. Nguyên nhân dẫn đến CO2 cao là do q trình hơ hấp của sinh vật thuỷ sinh, nước ao tích luỹ nhiều vật chất hữu cơ khi chất hữu cơ phân huỷ sẽ tạo ra khí CO2 ... Để tránh hiện tượng tích luỹ CO2 gây độc cho vật nuôi cần chú ý những điểm sau đây

- Sau mỗi chu kỳ nuôi cần vét đáy ao, để lại lớp bùn đáy không quá 20 cm và phơi nắng đáy ao từ 2 – 3 ngày để các hợp chất hữu cơ trong đáy ao bị phân hủy hồn tồn.

- Trong q trình ni, khơng được cho nhiều cỏ rác, mùn bã hữu cơ vào ao, nhất là bón phân hữu cơ cần chú ý đến liều lượng thích hợp.

- Duy trì ổn định độ kiềm và sự phát triển của tả

- Ni với mật độ thích hợp, khi ni mật độ cao cần có hệ thống sục khí. - Khi CO2 q cao có thể áp dụng các biện pháp làm giảm CO2 như: dùng Ca(OH)2, Na2CO3

2CO2 + Ca(OH)2 = Ca(HCO3)2

Dùng Ca(OH)2 quá nhiều có thể làm pH tăng nhanh dẫn đến mức nguy hiểm cho vật nuôi, đồng thời NH3 cũng tăng nhanh khi pH tăng.

2CO2 + Na2CO3 + H2O = NaHCO3 Dùng Na2CO3an toàn hơn nhưng tốn kém hơn.

2.4. Biện pháp quản lý các khí độc

Sự phân hủy các chất thải của tôm cá nuôi, thức ăn thừa, tảo chết chất hữu cơ từ ngoài vào... sẽ bổ sung rất nhiều muối dinh dưỡng cho ao nuôi, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều khí độc (chủ yếu ở đáy ao) có tác hại lớn tới vật ni như khí H2S, khí NH3.

H2S: trong điều kiện yếm khí một số loại vi khuẩn dị dưỡng có khả năng sử dụng sunfat (SO42-) và các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh để tạo thành H2S. Đihydro sunphua H2S trong môi trường nước được tồn tại trong hệ cân bằng HS-

53

và S2-, trong đó chỉ có S2- là gây độc cho tơm, cá ni và tồn tại nhiều trong nước khi pH xuống dưới 6,5.

NH3 Trong ao nuôi tôm thâm canh, thức ăn sử dụng trong ao nuôi đã cung cấp khoảng 95 % “nguồn ngân quỹ đạm”. Tuy nhiên, chỉ có 21% từ nguồn đạm này được đưa vào và cấu thành sản phẩm tơm khi thu hoạch, cịn lại 79 % góp phần vào việc gây ơ nhiễm mơi trường ao nuôi. Đạm ammonia tổng cộng tồn tại trong nước ở trạng thái cân bằng thuận nghịch giữa NH4+ và NH3 tự do. NH3 tự do rất độc đối với tôm, cá ni và có mặt trong nước ở hàm lượng cao khi pH và nhiệt độ tăng cao.

Đối với ao ni tơm lượng NH3 phải được duy trì ở mức nhỏ hơn 0,5 mg/L và đối với ao nuôi cá nhỏ hơn 2 mg/L.

* Biện pháp quản lý các khí độc:

Quản lý chất thải trong ao ni thật triệt để, thông qua việc tẩy dọn ao thật kỹ, vét hết chất thải của vụ ni trước cịn sót lại, lắng lọc nước trước khi cấp vào ao.

Xác định chính xác khẩu phần ăn và sử dụng loại thức ăn có chất lượng tốt. Tránh hiện tượng tảo tàn, duy trì sự phát triển ổn định của tảo trong ao. Dùng hệ thống sục khí để bổ sung lượng oxy hịa tan trong ao, giải phóng các khí độc ở đáy ao, giảm vùng kỵ khí, tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí phát triển, hạn chế việc hình thành khí H2S.

Dùng một số hóa chất có tính oxy hóa mạnh để oxy hóa H2S.

Dùng chất kết dính với NH3 để làm giảm hàm lượng NH3 trong ao (những hóa chất thành phần có chứa hoạt chất chiết suất từ cây trong ao (những hóa chất thành phần có chứa hoạt chất chiết xuất từ cây Yucca kết hợp với men và vi khuẩn có vợi).

Dùng chế phẩm sinh học bón xuống ao để làm giảm nguồn khí độc trong ao. Quản lý pH ổn định trong khoảng 7,5 – 8,5 để hạn chế tính độc của các khí độc trong ao.

Tránh nguồn nước thải sinh hoạt và nguồn nước thải công nghiệp ảnh hưởng đến nguồn nước trong ao nuôi.

54

2.5. Biện pháp quản lý chất thải trong ao

Thức ăn thừa và sản phẩm thải của tôm, cá nuôi là nguồn tạo nên các chất thải trong ao nuôi thuỷ sản. Hầu hết các chất thải này là chất hữu cơ và thường được tích tụ dưới đáy ao rồi phân tán ra mơi trường xung quanh.

Việc quản lý chất thải trong ao có hiệu quả liên quan chặt chẽ đến thiết kế ao, công nghệ nuôi cũng như quản lý chất lượng nước trong ao.

Để giảm thiểu chất thải trong ao có thể thực hiện các biện pháp sau:

Sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, cho ăn đúng khẩu phần để giảm thiểu hệ số thức ăn.

Sử dụng các loại thức ăn ít tan trong nước.

Sử dụng lưới cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn và theo dỏi hoạt động bắt mồi của vật nuôi.

Thức ăn phù hợp với khẩu phần của từng loài về số lượng, chất lượng, thời gian và số lần cho ăn.

Định kỳ bón men vi sinh để xử lý chất thải lắng tụ trên nền đáy ao.

Sử máy sục khí, máy quạt nước để tắng cường q trình oxy hố các chất hữu cơ và để gom các chất cặn bã vào giữa ao và sau đó tháo bỏ ra khỏi ao.

Tiến hành ni ghép một số lồi cá ăn những thức ăn khác nhau nhằm quản lý tốt chất thải trong ao và tăng sản lượng thu hoạch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)