Tận dụng nước thải ao nuôi cá tra thương phẩm để sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 103 - 107)

Sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra để tưới cho lúa: nước thải từ ao nuôi cá tưới cho lúa với tỷ lệ 3 ha nuôi cá sử dụng cho 51 ha lúa cho hiệu quả rõ rệt về kinh tế và môi trường (Người dân ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang). Cách làm này là một trong những hướng có triển vọng để giải bài toán cho xử lý

95

lượng nước thải khổng lồ phát sinh từ các ao nuôi cá tra vùng ĐBSCL. (Ứng dụng này phải xuất phát từ những kết quả nghiên cứu khoa học)

Sử dụng nước thải nuôi cá tra để nuôi cá rô phi: Nước thải từ bể nuôi cá tra được chuyển sang bể nuôi cá rơ phi sau 3 – 7 ngày được tuần hồn lại cho bể nuôi cá tra cho hiệu quả về kinh tế và môi trường (Tại Thái Lan nhóm nghiên cứu của Yang).

Ngồi ra, người dân ở An Giang cịn nghiên cứu sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra để nuôi tảo Spirulina sp. tảo chlorella, hay nuôi moina.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Chấn Bắc, nước từ ao ni cá tra có thể dùng để ni sinh khối tảo chlorella, mật độ tảo tăng dần và hàm lượng N-NO3 - , N-NH4 +, P-PO4 – giảm dần và thởi điểm thu hoạch sinh khổi tảo tốt nhất là sau 2 ngày.

Lớp bùn đáy ao cá tra có nhiều phân hữu cơ, nhiều hộ nơng dân tỉnh An Giang đã tận dụng bùn thải từ ao ni cá tra để bón lót cho đất trồng khoai cao. Đồng thời, do đất rẫy liền kề với ao cá tra, nên nông dân thường xuyên sử dụng nguồn nước thải để dẫn nước tưới cho rẫy khoai. Kết quả, khoai được mùa và giảm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu.

Hình 5.5: Sản xuất phân bón từ bùn thải ao nuôi cá tra

Theo nghiên cứu của Phạm Đức Tồn (2017), về đa dạng hóa việc sử dụng bùn thải ao nuôi cá tra tại Bến Tre cho thấy, bùn đáy ao cá tra có hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao: N tổng là 0,16%; P tổng là 0,34%, chất hữu cơ là 4,2%,

96

không phát hiện kim loại nặng Pb, Cd trong bùn đáy ao. Kim loại nặng As, Hg phát hiện với hàm lượng thấp (As: 629 µg/kg; Hg: 42 µg/kg).

- Bùn đáy ao nuôi cá tra là nguồn nguyên liệu thích hợp để sản xuất giá thể trồng cây và nuôi trùn quế. Công thức phối trộn tốt nhất: 70% bùn đáy ao nuôi cá tra, 15% mụn xơ dừa, 15% phân bò và 3% chế phẩm vi sinh. Giá thể có hàm lượng N tổng là 0,31%, P tổng là 0,38%, K tổng là 21%; chất hữu cơ là 10,59 %.

- Bùn đáy ao nuôi cá tra là nguồn thức ăn phù hợp cho trùn quế. Hệ số sinh trưởng của trùn là 1,478; Lượng thức ăn tiêu tốn/1kg trọng lượng trùn tăng: 249,575 khi nguồn thức ăn là 80% bùn đáy ao nuôi cá tra và 20% phân bò.

- Phân trùn thu được từ trùn quế nuôi trên nguồn thức ăn là bùn đáy ao có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cho cây trồng: N tổng là 0,80%, P tổng là 0,48%, K tổng là 0,83%, không chứa kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá thể sản xuất từ bùn đáy ao nuôi cá tra giúp cây vạn thọ sinh trưởng, phát triển tốt. Số hoa trên cây nhiều hơn nghiệm thức đối chứng là 1 hoa và đường kính hoa cũng lớn hơn khoảng 1 cm so với nghiệm thức đối chứng (giá thể là hỗn hợp: tro trấu, phân chuồng, đất, mụn xơ dừa).

- Tương tự trên cây ca cao, giá thể sản xuất từ bùn đáy ao nuôi cá tra giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.Chiều cao cây ca cao trồng trên giá thể bùn đáy ao là là 25,77 cm và 19,55 cm trồng trên giá thể là hỗn hợp tro trấu, đất, phân chuồng.Số lá, chiều dài lá trồng trên giá thể bùn đáy ao có số lá nhiều hơn và lá phát triển tốt, lá to và dài hơn so với nghiệm thức đối chứng.

- Khi sử dụng giá thể sản xuất từ bùn đáy ao cá tra trên cây chôm chơm, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có thể thay thế giá thể gồm hỗn hợp tro trấu, xơ dừa, phân chuồng và đất đang sử dụng phổ biến hiện nay.

Câu hỏi ơn tập:

1. Trình bày đặc điểm nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản? 2. Các phương pháp xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Cát (2006), Nước nuôi thủy sản chất lượng và giải pháp cải thiện

chất lượng, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

2. Huỳnh Trường Giang và ctv, 2008. Biến động các yếu tố môi trường trong ao ni cá tra thâm canh ở An Giang. Tạp chí khoa học 2008. Trường Đại Học Cần Thơ

3. Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út và Nguyễn Thanh Phương (2008), “Biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá tra (Pangasianodon

hypophthalmus) thâm canh ở An Giang”. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần

Thơ 2008 (1): 1 – 9.

4. Nguyễn Phú Hịa (2016), Chất lượng mơi trường nước trong nuôi trồng

thủy sản, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

5. Lê Bảo Ngọc (2004), Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ,Luận văn tốt nghiệp cao học Khoa học Môi trường và Tài nguyên

thiên nhiên. Khoa Nông Nghiệp. Đại học Cần Thơ.

6. Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Anh Tuấn (2016), Nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông cửu long: Thành công và thách thức trong phát triển bền vững. NXB Nông Nghiệp. 239 trang.

7. Trương Quốc Phú (2006), Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước

ngọt, Khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ.

8. Trương Quốc Phú, Vũ Ngọc Út (2006), Bài giảng Quản lý chất lượng nước, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

9. Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Ngọc Hải, Võ Nam Sơn, Dương Nhựt Long (2014), Giáo trình ni trồng thủy sản, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

10. Cao Văn Thích, 2008. Biến động chất lượng nước và tích lũy vật chất dinh dưỡng trong nuôi cá tra thâm canh. Luận văn tốt nghiệp cao học Nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

11. Nguyễn Đình Trung (2004), quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nơng nghiệp.

98

12. Nguyễn Đình Trung (2010), Quản Lý chất lượng nước trong nuôi trồng

thủy sản, Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.

13. Nguyễn Duy Quỳnh Trâm (2016), Giáo trình Quản lý chất lượng nước

trong nuôi trồng thủy sản, NXB Đại Học Huế.

14. Phạm Đức Toàn và ctv (2017), Nghiên cứu đa dạng hóa việc sử dụng bùn thải ao ni cá tra tại tỉnh Bến Tre.http://www3.skhcn.bentre.gov.vn. trích dẫn 15/5/2021

15. Phạm Quốc Nguyên, Lê Hồng Y, Nguyễn Văn Công và Trương Quốc Phú (2014), “Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi cá tra

(Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học

Cần Thơ 34 (2014): 128 – 136.

16. Trường cao đẳng Thủy sản (2016), Bài giảng Quản lý chất lượng nước

trong nuôi trồng thủy sản. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

17. Boyd C.E., (1998), Water quality for pond aquaculture. Research and Development Series No. 43 August 1998.

18. Water quality for pond aquaculture. Claude E.Boyd. Bộ môn Khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đại học Auburn, Alabama 36894 Hoa Kỳ. Lược dịch Trương Quốc Phú, Vũ Ngọc Út.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý chất lượng ao nuôi thuỷ sản (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)