Sự xuất hiện của Nguyễn Khắc Trƣờng, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT VIẾT về NÔNG THÔN TRONG văn học VIỆT NAM SAU năm 1986 (Trang 27 - 31)

6. Cấu trúc đề tài

1.2 Sự xuất hiện của Nguyễn Khắc Trƣờng, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng

trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại

1.2.1 Vài nét về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khắc Trường

Nguyễn Khắc Trường sinh ngày 7/7/1946 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Năm 1965 ông gia nhập quân đội Quân chủng phịng khơng – khơng quân. Sau năm 1975, ông đi học tại trường viết văn Nguyễn Du. Sau khi học xong ông về cơng tác tại Tạp chí văn nghệ qn đội. Từ năm 1983 đến nay, ông công tác tại tổ văn xi tuần báo văn nghệ và hiện là Phó tổng biên tập Báo Văn nghệ. Bắt đầu viết văn từ

thập niên 70, Nguyễn Khắc Trường đã xuất bản một số tác phẩm như: Cửa khẩu

(1972), Thác rừng (1976), Miền đất mặt trời (1982), Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990).

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Khắc Trường cho đến nay chỉ vẻn vẹn ba tập truyện và một tiểu thuyết. Ơng khá thành cơng ở mảng tiểu thuyết. Chỉ duy nhất một cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng đủ để khẳng định tên tuổi của ông trong nền văn học Việt Nam. Sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết này khơng chỉ được tính bằng số lượng độc giả mà cịn được đơng đảo giới nghiên cứu, phê bình, báo chí, dư luận… quan tâm, tìm hiểu. Với tiểu thuyết này Nguyễn Khắc Trường đã mang đến cho độc giả những cảm nhận mới mẻ và phong phú về nông thôn Việt Nam trước và sau đổi mới.

Cũng qua tiểu thuyết này, trong dòng chảy văn học, Nguyễn Khắc Trường đã chứng tỏ một phong cách mới với sự cách tân độc đáo cả về nội dung và phương

thức biểu hiện. Sự truonwgr thành trong ngòi bút sáng tác của Nguyễn Khắc Trường gắn với thời kì đổi mới đất nước, nên trong quan niệm về hiện thực, về con người, nhà văn luôn bày tỏ một quan niệm mang tính nhân văn, nhân bản. Những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường ở mảng tiểu thuyết viết về nông thôn là đáng ghi nhận về một nhà văn có những đổi mới trong quan niệm về hiện thực, nhất là sau đổi mới.

1.2.2 Vài nét về sáng tác của Trịnh Thanh Phong

Nhà văn Trịnh Thanh Phong sinh năm 1950, quê gốc ở Lập Thạch – Vĩnh Phúc nhưng ông được sinh ra và lớn lên ở Sơn Dương – Tuyên Quang. Chính vùng đất hài hịa giữa rừng núi với suối sơng này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn.

Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến của Trịnh Thanh Phong là: Bãi cuối

sông (tập truyện ngắn đầu tay, 1990), Gặp lại (1997), Đôi mắt vầng trăng (Thơ, 1999), Lời ru ban mai (2000), Bao giờ chim vành khuyên bay về (2001), Bức tường xanh (2000), Ma làng (2002), Dưới chân núi Pắc Quan (2003), Vết thương thời bình (2006), Đất cánh đồng Chum (2007), Đồng làng đom đóm (2009).

Tuổi thơ Trịnh Thanh Phong lầm lũi với rừng và lấm láp với sơng ngịi, đồng ruộng quê hương. Hoàn cảnh sống đó đã giúp nhà văn sớm tiếp cận và gắn bó với người nơng dân, thấu hiểu những nỗi buồn, cảm thông sâu sắc với những nhọc nhằn, lam lũ của họ. Có lẽ chính vì vậy mà trong mỗi trang văn, Trịnh Thanh Phong vừa như muốn bày tỏ tấm lòng tri ân, tri kỉ với những người nông dân chân chỉ hạt bột quê nhà, vừa như muốn giải tỏa cho những tâm sự của chính mình vậy.

Từ khi cịn ở chiến trường đầy lửa đạn cho đến hơm nay, Trịnh Thanh Phong vẫn lặng lẽ viết. Với trên 10 đầu sách xuất bản, tác phẩm Trịnh Thanh Phong chủ yếu bám chắc vào đề tài nơng thơn và người lính. Nhận xét về ơng, tại Hội nghị cấp Chi hội Nhà văn sông Chảy năm 2010, nhà thơ Hữu Thỉnh có nhận xét: Một nhà văn sống ở miền núi Tuyên Quang mà làm nên được một Ma làng gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Rõ ràng đây không chỉ là thành công riêng của Trịnh Thanh Phong mà cịn là đóng góp của văn học nước nhà cho công cuộc đổi mới. Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

Điểu đó cũng cho chúng ta thấy rằng: nhà văn chỉ có khoảng cách về chỗ ở chứ khơng có khoảng cách trong sáng tạo.

1.2.3 Vài nét về sáng tác của Đào Thắng

Đào Thắng tên khai sinh là Đào Đình Thắng, sinh ngày 8/4/1946 tại Bình Lục – Hà Nam. Ông từng là chiến sĩ pháo cao xạ chiến đấu tại khu IV tuyến lửa những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Đào Thắng tốt ngiệp trường viết văn Nguyễn Du khóa I và cơng tác tại xưởng phim quân đội. Ông từng là chuyên viên cục tư tưởng – văn hóa. Hiện tại ơng là chánh văn phịng Hội Nhà văn.

Sự nghiệp sáng tác của Đào Thắng cho đến nay bao gồm các tác phẩm: Điểm

cao thành phố (tiểu thuyết 1982), Nước mắt (tiểu thuyết 1991), Dịng sơng mía (tiểu thuyết 2004), Đất xanh (2006), Ngàn năm (2006).

Đào Thắng cho đến nay vẫn chỉ trung thành với mảng tiểu thuyết. Có thể khẳng định rằng sau Điểm cao thành phố và Nước mắt Đào Thắng có vẻ im hơi lặng tiếng, nhưng thực chất là ông đang ấp ủ, chuẩn bị cho sự ra đời của một cuốn tiểu

thuyết về đề tài nông thơn hấp dẫn. Dịng sơng mía ra đời, tác giả đã phải mất 14

năm. Theo Đào Thắng, 14 năm cho sự ra đời của một cuốn tiểu thuyết không phải là dài, bởi có những nhà văn phải mất cả cuộc đời. Và với thành tựu của nó mang lại cũng đủ để khẳng định tên tuổi của ông trong làng văn Việt Nam. Với tiểu thuyết này, Đào Thắng đã mang đến cho độc giả những cảm nhận mới mẻ và phong phú về nông thôn Việt Nam trong suốt mấy chục năm từ trước hịa bình (1954) đến đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Cuốn tiểu thuyết viết về nông thôn, về người nông dân trong những thăng trầm của lịch sử thời hiện đại của Đào Thắng đã giúp ông chứng tỏ một phong cách mới mẻ, những cách tân độc đáo cả về nội dung và phương thức biểu hiện. Sự trưởng thành trong ngòi bút sáng tác của Đào Thắng giống như Nguyễn Khắc Trường và Trịnh Thanh Phong cũng gắn với thời kì đổi mới đất nước, nên trong quan niệm về hiện thực, về con người, nhà văn ln bày tỏ một quan niệm mang tính nhân văn sâu sắc.

Những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng trong mảng tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn rất đáng ghi nhận về sự nỗ lực trong sáng tạo, làm mới và hoàn thiện tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Trong bức tranh toàn cảnh của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, nơng thơn là đề tài trọng tâm và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Khi khai thác về một đối tượng không mới mẻ trong truyền thống của văn học Nguyễn Khắc Trường, Trịnh Thanh Phong và Đào Thắng vẫn khẳng định được tài năng sáng tạo của mình thơng qua việc đổi mới quan niệm về hiện thực và con người. Bên cạnh đó, hai nhà văn cịn biết lựa chọn “đề tài” để xây dựng nhân vât, kết cấu, cá thể hóa ngơn ngữ nhân vật… Chính vì vậy, bức tranh nơng thơn Việt Nam trong ba tiểu thuyết vừa mang những nét truyền thống vừa hiện đại, vừa bình yên vừ phức tạp, hiên lên sinh động, hấp dẫn trên từng trang viết.

Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

Chƣơng 2:

HIỆN THỰC NÔNG THÔN VÀ CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA, MA LÀNG VÀ

DỊNG SƠNG MÍA

Một phần của tài liệu TIỂU THUYẾT VIẾT về NÔNG THÔN TRONG văn học VIỆT NAM SAU năm 1986 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)