Tổ chức và quản lý xã hội

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn NHẬP môn ĐÔNG PHƯƠNG học NHÂN học tộc NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 56 - 83)

IV. Tổ chức và Quản lý xã hội

3. Tổ chức và quản lý xã hội

Xã hội Phương Đơng được xuất hiện và bắt đầu hình thành những tổ chức xã hội từ thời cổ đại. Vì nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm nên nhà nước Phương Đông ra đời. Xã hội phương Đông cổ đại mang tính quân chủ chuyên chế, tức là mọi quyền lực đều tập trung tại Vua, bên cạnh đó, quyền lực và địa vị xã hội đã chia xã hội nhà nước phương Đông thành những tầng lớp như quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Tổ chức xã hội này vừa đối kháng vừa bổ trợ cho nhau, mang đến sự ổn định cho một thể chế xã hội. Tuy nhiên đã có vài nhận định về xã hội phương Đơng là một xã hội chun chế, hình thức cơng hữu ruộng đất, trì trệ và bảo thủ. Thật ra việc chuyên chế và công hữu ruộng đất này đã đem đến đất nước thống nhất lãnh thổ và có tổ chức chặt chẽ.

Để có thể cân bằng tính ổn định của tổ chức xã hội này, nhà nước phương Đơng đã có những biện pháp để quản lý xã hội. Việc quản lý này diễn ra trên mọi phương diện của xã hội, từ kinh tế, văn hóa đến đời sống nhân dân,.. nhằm đạt được mục tiêu chung, góp phần tăng trưởng, phát triển xã hội về mọi mặt.

Quản lý xã hội được định nghĩa như sau: “Quản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức của các chủ thể lên các lĩnh vực trong đời sống xã hội( kinh tế, chính trị, dân tộc và tơn giáo) và các đối tượng liên quan nhằm duy trì và phát triển xã hội theo quy luật khách quan và đặc trưng của xã hội.”

Trên thế giới có rất nhiều cách để quản lý xã hội, tuy nhiên đa số là nhà nước sẽ đặt ra những quy định về hành vi của người dân, những hành vi đó được nếu trong hiến

pháp. Chính hiến pháp sẽ điều khiển hành vi của chủ thể, những hành vi của chủ thể tuân thủ hiến pháp sẽ giúp xã hội ổn định.

Kết luận

Như vậy, nhân học - tộc người nói chung và nhân học – tộc người các nước phương Đơng nói riêng là một trong những chủ đề được các nhà nhân học quan tâm nghiên cứu. Tùy vào từng truyền thống nhân học ở các quốc gia cụ thể, tộc người được xác định là đối tượng nghiên cứu theo cách riêng của mình, nhưng điểm chung cơ bản là văn hóa trong định nghĩa tộc người và triển khai nghiên cứu về tộc người bằng nhiều phương pháp khoa học, phổ biến nhất là luận dân tộc học.

Tóm lại, trên cơ sở lý thuyết về tộc người, có ba tiêu chí được dùng để xác định tộc người, đó là: ngơn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người. Ngồi ra cịn có cá yếu tố tác động đến tộc người như lãnh thổ tộc người, kinh tế tộc người, nội hôn tộc người.

Quá trình tộc người là một hệ thống động, có sự thay đổi các thành tố tộc người dẫn đến sự chuyên hoá tộc người trong mối hên hệ đồng đại và lịch đại. Quá trình tộc người được chia làm ba loại hình cơ bản: q trình tiến hóa tộc người, q trình phân li tộc người và quá trình hợp nhất tộc người.

Qua phân tích, ta nhận thấy giữa các tộc người có sự khác biệt và chênh lệch vì về ngơn ngữ, vùng tụ cư, chủng tộc, văn hóa tộc người, ý thức tự giác tộc người và trình độ kinh tế-xã hội,...của các tộc người không giống nhau.

Với cách tiếp cận Nhân học, văn hóa được đề cập liên quan đến nhân học – tộc là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống. Phụ thuộc vào điều kiện địa lý, sinh thái, nhân văn, hoàn cảnh lịch sử mỗi dân tộc đều có cách sáng tạo ra một bản sắc văn hóa riêng. Vì vậy, văn hóa phương Đơng là khơng đồng nhất mà văn hóa là đa dạng. Các nước phương Đông đều là những quốc gia đa tộc người: Việt Nam có 54 tộc người, Trung Quốc có 56 tộc người, Indonesia có hơn 300 tộc người hay Ấn Độ có đến 400 tộc người cùng tồn tại. Tương tự Việt Nam, các tộc người ở các nước phương Đông có trình

độ phát triển kinh tế - xã hội khơng đồng đều, có một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.

Cịn nhân học nghiên cứu về tơn giáo thường đặt trong bối cảnh tương tác giữa các chiều kích kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... của một hay nhiều tộc người trong một vùng, quốc gia, khu vực,... Bởi, tơn giáo là thành tố của văn hóa và mang tính cộng đồng, văn hóa - xã hội của các tộc người cụ thể. Hiện nay, tôn giáo đang có những xu hướng mà các nhà khoa học thường quan tâm là dân tộc hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa, thế tục hóa,... của tơn giáo. Nghiên cứu tơn giáo cần đặt trong mối tương quan với các vấn đề văn hóa, đồng thời cũng cần xét đến tính riêng biệt trong từng khu vực, từng tộc

Riêng với thân tộc, thân tộc là cơ sở tổ chức xã hội mà trong đó các thành viên xác lập mối quan hệ thơng qua hệ thống huyết tộc bao gồm mối quan hệ dòng tộc, mối quan hệ hôn nhân và mối qua hệ gia đình. Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống thân tộc là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong ngành dân tộc học và nhân học.

Nghiên cứu về các dân tộc/tộc người, văn hóa, kinh tế và nhiều lĩnh vực liên quan đến các dân tộc/tộc người là vấn đề then chốt trong việc phân định tộc người và nhận biết các tộc người ở phương Đông và trên thế giới để từ đó có những nhiệm vụ trong việc góp phần phát triển tộc người. Hiện nay, q trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, khơng có một quốc gia, dân tộc nào có thể đứng ngồi dịng chảy này, quan trọng làm sao mà các quốc gia, dân tộc hội nhập, phát triển nhưng vẫn bảo tồn được bản sắc văn hóa của chính mình.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

I. Lý Thuyết tộc người

1. Phân biệt dân tộc và tộc người. Tiêu chí tiên quyết để xác định tộc người. Văn hóa là yếu tố quan trọng để hình thành tộc người, vậy nếu thiếu đi các yếu tố còn lại ( kinh tế, ngơn ngữ, cơ sở kinh tế,..) thì có hình thành nên tộc người không? Nếu 1 dân tộc từ bỏ ngơn ngữ mẹ đẻ của mình thì có ảnh hưởng đến phân loại tộc người khơng và nếu có tại sao họ lại từ bỏ ngơn ngữ mẹ đẻ ( hịa nhập mà khơng hòa tan)? Ưu điểm và hạn chế ý thức tộc người ở Việt Nam?

- Khái niệm dân tộc ở nước ta từ lâu được dùng với hai nghĩa:

(1) Khi nói dân tộc Kinh (Việt), dân tộc Tày, dân tộc Khmer,.. .từ dân tộc được hiểu là một cộng đồng người cùng sử dụng một ngôn ngữ, cùng biểu hiện một văn hóa, và có tên gọi riêng (tộc danh) cho cộng đồng người này.

(2) Khi nói dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp, dân tộc Mỹ,... lúc này từ dân tộc được hiểu là tổng thể các cộng đồng người sống trong quốc gia đó, khơng phân biệt giữa cộng đồng người này với cộng đồng người khác. Họ cùng sống chung trong một quốc gia, với thể chế chính trị nhất định trong quốc gia đó, có cương vực lãnh thổ quốc gia, có ngơn ngữ giao tiếp chung trong quốc gia, và cùng chung vận mệnh lịch sử và ý thức về quốc gia mà họ đang sống. Lúc này, khái niệm dân tộc mang nghĩa rộng, nghĩa quốc gia dân tộc (nation).

Như vậy, khái niệm dân tộc có hai nghĩa: rộng và hẹp. Nghĩa rộng mang hàm ý quốc gia dân tộc, đề cập đến cộng đồng chung sống trong một quốc gia cụ thể, khơng phân biệt ngơn ngữ, văn hóa, tộc danh. Nghĩa hẹp mang hàm ý của từng cộng đồng người cụ thể, có tên gọi riêng, có ngơn ngữ riêng và văn hóa riêng. Nghĩa hẹp này đồng nghĩa với khái niệm tộc người.

Theo nghĩa rộng: “Tộc người được định nghĩa là một tập đoàn người tương đối ổn định liên kết với nhau bởi một phức hợp các tính chất chung - về mặt nhân chủng, ngơn ngữ, chính trị - lịch sử v.v.... mà sự kết hợp các tính chất đó làm một hệ thống riêng, một

cơ cấu mang tính văn hố là chủ yếu, một nền văn hoá. Như thế, tộc người được coi là một tập thể, hay đúng hơn là một cộng đồng gắn bó với nhau bởi một nền văn hoá riêng”.

Hầu hết các nhà dân tộc học trên thế giới đã thống nhất phân định các tộc người theo 5 tiêu chí sau:

 Thứ nhất có chung một ngơn ngữ tộc người.

 Thứ hai có chung một lãnh thổ tộc người.

 Thứ ba có cơ sở kinh tế tộc người.

 Thứ tư có các đặc trưng văn hóa tộc người. Q trình sinh tồn, ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội đã tạo ra các đặc trưng văn hóa riêng của từng tộc người và trở thành bản sắc tộc người. Văn hóa tộc người thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bao giờ cũng mang cốt cách, bản sắc riêng, phân biệt với văn hóa các tộc người khác. Đặc trưng văn hóa truyền từ đời này sang đời khác tạo sự cố kết tộc người, là yếu tố phân biệt tộc người sâu sắc nhất nên văn hóa là tiêu chí quan trọng nhất để xác định tộc người.

Văn hóa là cái mà mỗi tộc người xây dựng nên trong quá trình lịch sử của mình, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi tộc người đều có những sắc thái riêng, biểu hiện trong văn hóa vật chất (hay vật thể), văn hóa tinh thần (hay phi vật thể) và văn hóa xã hội. Khơng thể có hai tộc người lại cùng chung một văn hóa, nghĩa là khơng thể có hai nền văn hóa hồn tồn giống nhau. Khi một tộc người đã để mất văn hóa của mình thì khơng cịn là tộc người nữa (N.N.Tsebocsanov).

 Thứ năm có ý thức tự giác tộc người. Đây là tiêu chí tiên quyết để xác định tộc người

Văn hóa là yếu tố quan trọng để hình thành tộc người nhưng nếu thiếu đi một trong các yếu tố khác thì việc hình thành tộc người có thể sẽ vẫn xảy ra. Tuy nhiên, để phát triển là rất khó.

Ví dụ cụ thể, khi xem xét q trình tộc người, các học giả Liên Xơ (cũ) rất chú trọng những biến đổi về kinh tế - xã hội của các tộc người trong bối cảnh của quốc gia - dân tộc. Các khía cạnh biến đổi về ngơn ngữ, về hôn nhân hỗn hợp đặc biệt được coi trọng, vì ảnh hưởng mạnh mẽ đến q trình hợp nhất và đồng hóa tự nhiên của tộc người. Qua các cơng trình nghiên cứu của các học giả Liên Xơ (cũ) trước đây, điều dễ nhận thấy là khi xem xét về quá trình tộc người hiện đại ở Liên Xơ, thường có khuynh hướng chứng minh cho xu thế xích lại gần nhau giữa các tộc người, được biểu hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội (Yu.V. Bromley, 1973, tr. 10). Đây là điểm mạnh trong nghiên cứu của các học giả Liên Xô (cũ).

Sun - Ki Chai (Tác giả người Nhật) (2005) đã xây dựng lý thuyết dự đoán biên giới tộc người. Theo đó, tác giả đề xuất 3 cảnh huống cho việc hình thành biên giới tộc người, đó là: (1) Sự chia sẻ các giá trị chung như chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo; (2) Sự chia sẻ về nguồn lực tạo nên liên kết để cùng thắng; (3) Quyền lực lớn về chính trị, xã hội của nhóm người có dân số đơng.

Đối với các thành viên trong một tộc người, ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ) không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là vật chuyển tải nền văn hóa độc đáo của tộc người, tình cảm và giá trị của tộc người; và còn là thứ hành trang được truyền miệng qua hàng bao thế kỷ và được gia tăng qua các thế hệ. Tiếng mẹ đẻ chính do dân tộc đó sáng tạo ra được mọi người tiếp thu, sử dụng từ thuở ấu thơ nên dễ dàng biểu hiện những nét tế nhị nhất trong tâm hồn của con người. Tác dụng gợi cảm của tiếng mẹ đẻ vô cùng nhạy bén, đôi khi người ta hiểu nhau chỉ bằng nửa lời. Ngôn ngữ mẹ đẻ là máu thịt của họ. Do đó tiếng mẹ đẻ được coi là đặc trưng tộc người không thể thiếu được và là tiêu chuẩn để xác định tộc người.

Tuy nhiên, khi xem ngôn ngữ là đặc trưng tộc người và là tiêu chí để xác định thành phần tộc người, thì vẫn cịn những ngoại lệ, như có những tộc người đã mất ngơn ngữ mẹ đẻ, sử dụng một ngơn ngữ khác, ví dụ người ơ Đu ở Việt Nam sử dụng ngôn ngữ là tiếng Thái hoặc tiếng Khơ Mủ. Hoặc, một bộ phận người Kháng, người La Ha,... đã quên tiếng mẹ đẻ của mình.

Bên cạnh đó, một thực tế thường thấy là có nhiều tộc người vốn là những tộc người độc lập cùng sử dụng chung một ngơn ngữ. Ví dụ ngơn ngữ Anh, khơng chỉ có người Anh sử dụng mà nhiều tộc người khác như người Scotland, người Oxntơ ở Bắc Ireland, người Mỹ, ... cũng sử dụng. Hoặc ngơn ngữ Tây Ban Nha, ngồi người Tây Ban Nha cịn có đại đa số các tộc người ở châu Mỹ Latinh, trong đó có người Cuba, người Mexico, người Venezuela, người Chile,... cũng sử dụng. Tương tự như vậy, ngơn ngữ Bồ Đào Nha, ngồi người Bồ Đào Nha cịn có người Brazil sử dụng. Ở Tây Nam Á và Bắc Phi, từ lâu ngôn ngữ Ả Rập được sử dụng rộng rãi trong các tộc người Arab cư trú ở nước Cộng hòa Arab thống nhất, ở người Angieri, Maroc, Sudan, Arab Saudi, Iran, Afghanistan,... Ngồi ra, cịn có một số tộc người mà các nhóm riêng biệt của nó lại nói những thứ tiếng khác nhau. Chẳng hạn, hiện nay tuyệt đại đa số người Scotland xem ngôn ngữ Anh là tiếng phổ thơng, song ở vùng núi Scotland vẫn cịn những nhóm nhỏ cư dân tự cho mình là người Scotland dùng ngôn ngữ riêng biệt của họ. Điều này phổ biến trong các quốc gia đa tộc người. Hiện tượng song ngữ đa ngữ xuất hiện trong một tộc người là do sự chi phối của quá trình tộc người theo hướng giao lưu, hội nhập. Tình trạng này khá phổ biến ở Việt Nam.

Ưu điểm và hạn chế ý thức tộc người ở Việt Nam

Ưu điểm

 Làm cho hành động của các thành viên trong cộng đồng dân tộc, cũng như trong cộng đồng tộc người thường được thực hiện một cách tự giác, chứ khơng phải tự phát.

 Tính tích cực của ý thức tộc người làm cho các cộng đồng tộc người đồn kết hơn gắn bó với nhau hơn; thơng nhất về định hướng giá trị; tìm các biện pháp thực hiện mục tiêu một cách duy lý hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Sự nghiệp chung của cả cộng đồng tộc người được thành cơng và trịn vẹn hơn. Lịng tự hào tự tơn của cả tộc người, do có ý thức tộc người mà càng được phát huy một cách chân chính hơn.

Bên cạnh những ưu điểm, ý thức tộc người cũng tồn tại những hạn chế, những khiếm khuyết của nó. Đó là sự thiên bị bắt nguồn từ tự ý thức tộc người trong những hoàn cảnh, những điều kiện mang tính lịch sử cụ thể. Đây là một sự nhìn nhận, một cách đánh giá, coi tộc người mình là trung tâm, là căn cứ để tự so sánh, tự nhận thức, tự đánh giá. Việc tiếp thu và đánh giá các hiện tượng của đời sống đều được thực hiện thông qua lăng kính truyền thống, các giá trị và định hướng giá trị đã hình thành tộc người mình. Sự thiên vị này gắn với tâm lý tự huyễn, tự suy tôn cá nhân mình, cộng đồng mình , tộc người mình.

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn” chính 1 quan điểm biểu hiện cho tính thiên vị - một trong những mặt tiêu cực của ý thức tộc người mà thời đại ngày nay đang chối bỏ và phủ định”

Tại sao xảy ra quá trình phân li tộc người. Tại sao các biến đổi về khía cạnh ngơn ngữ và hôn nhân đặc biệt được coi trọng khi xem xét quá trình tộc người. So sánh đồng hóa tự nhiên và đồng hóa cưỡng bức. Q trình tộc người biểu hiện như thế nào ở Việt Nam? Một quốc gia đa tộc người có ưu điểm và nhược điểm gì? Xác định sự khác đặc

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn NHẬP môn ĐÔNG PHƯƠNG học NHÂN học tộc NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 56 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)