II. Những hạn chế của các quy định về các trường hợp miễn trách do vi phạm
2. Giấy chứng nhận bất khả kháng như thế nào được coi là hợp lý
Khi có bất khả kháng xảy ra, cũng với nghĩa vụ thông báo bằng văn bản về bất khả kháng để phía bên kia được biết, Khoản 2, Điều 78, Luật thương mại Việt Nam còn quy định “các trường hợp bất khả kháng phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận”.
Như vậy, Luật thương mại Việt Nam cũng như luật của các nước và công ước quốc tế hiện hành đều khơng có quy định gì về việc người gặp bất khả kháng phải cung cấp giấy chứng nhận bất khả kháng và cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bất khả kháng. Nhưng trong thực tế, để chứng minh
bất khả kháng đã xảy ra, người gặp bất khả kháng đều cung cấp giấy chứng nhận bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền của nước xảy ra bất khả kháng cấp. Tùy từng trường hợp mà họ có thể lấy giấy chứng nhận ở các cơ quan khác nhau như: Đại sứ quán, Phòng thương mại... Tuy nhiên nếu lấy giấy chứng nhận bất khả kháng do thưong vụ cấp thì sẽ khơng được coi là hợp lệ bởi vì thương vụ khơng thể nào là cơ quan cấp loại giấy chứng nhận này. Nên chăng, Luật thương mại Việt Nam cần quy định cụ thể hơn về các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bất khả kháng để tránh tranh chấp có thể xảy ra khi các bên lợi dụng quy định “cơ quan có thẩm quyền cấp” bởi trên thực tế khơng phải trường hợp nào cũng có thể xác định được đâu là cơ quan có thẩm quyền.
Mặt khác, Luật thương mại Việt Nam cũng cần quy định rõ về nội dung của giấy chứng nhận. Một giấy chứng nhận về bất khả kháng chỉ được coi là hợp lệ khi nó có nội dung rõ ràng, cụ thể, chính xác về thời gian, địa điểm xảy ra bất khả kháng, hậu quả của bất khả kháng và ảnh hưởng của nó đối với việc thực hiện hợp đồng. Nếu giấy chứng nhận bất khả kháng khơng ghi gì về thời gian, địa điểm xảy ra bất khả kháng, hoặc hậu quả của bất khả kháng thì nội dụng của giấy chứng nhận bất khả kháng đó bị coi là khơng hợp lệ, tức là không đủ giá trị chứng minh bất khả kháng là có thật, mặc dù hình thức của giấy chứng nhận này là hợp lệ.