Mối quan hệ giữa các chế tài theo Luật thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá theo luật thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

II. Các chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng

5. Mối quan hệ giữa các chế tài theo Luật thương mại Việt Nam

Việc lựa chọn hình thức trách nhiệm là khi có vi phạm hợp đồng là do bên bị vi phạm ấn định hoặc do các bên đã thỏa thuận sẵn trong hợp đồng. Các chế tài thương mại này được bên bị vi phạm trực tiếp áp dụng đối với bên kia hoặc thơng qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nộp đơn khởi kiện tại tòa án hay trọng tài). Khi lựa chọn áp dụng các hình thức trách nhiệm, các bên có liên quan cần tìm hiểu kỹ mối quan hệ giữa các chế tài và tính tốn kỹ sao cho để giảm thiểu thiệt hại phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình. Một chế tài thương mại có thể được áp dụng song song với một chế tài khác đối với cùng

một vi phạm, song cũng có thể chỉ được phép lựa chọn giữa hai chế độ trách nhiệm.

* Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác.

Theo Luật thương mại Việt Nam thì nếu khơng có thỏa thuận trước, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, Khoản 1, Điều 225 Luật thương mại quy định: “bên có quyền lợi bị vi phạm khơng được áp dụng các chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng.” Theo tinh thần của luật này thì vi phạm đó đã được áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì các bên khơng thể viện một lý do nào khác để tiếp tục bắt bên kia phải bồi thường thiệt hại hay nộp phạt cho chính vi phạm đã được giải quyết xong. Ví dụ như khơng thể bắt bên bán khi giao hàng kém phẩm chất phải nộp phạt 5% trị giá lơ hàng đó, ngồi ra phải tiến hành sửa chữa khuyết tật hay thay thế hàng. Còn trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định, Khoản 2, Điều 225 của Luật thương mại Việt Nam quy định tiếp: “bên có quyền lợi bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.” Điều này có nghĩa là chỉ khi bên kia tuyên bố hoặc thông báo rằng anh ta sẽ không thực hiện yêu cầu mà bên bị vi phạm đề xuất, bên bị vi phạm mới được đem các hình thức trách nhiệm khác ra áp dụng. Quy định này trong Luật thương mại Việt Nam có phần cứng nhắc so với Cơng ước Viên 1980 vì Cơng ước cho phép bên bị vi phạm hợp đồng vẫn được quyền đòi bồi thường thiệt hại trong khi áp dụng chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ. Luật thương mại Việt Nam cũng khơng quy định các bên có thể áp dụng chế tài phạt và bồi thường thiệt hại cho những vi phạm tiếp theo sau khi đã áp dụng chế tài thực buộc thực hiện đúng hợp đồng.

* Về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm hợp đồng và chế tài đòi bồi thường thiệt hại

Điều 234, Luật thương mại Việt Nam quy định: “Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm.” Như vậy, Luật thương mại Việt Nam theo quan điểm rằng hai chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm về bản chất có nhiều điểm tương đồng: phạt vi phạm được coi là bồi thường thiệt hại ước tính, cịn bồi thường thiệt hại phải dựa trên thiệt hại thực tế của bên vi phạm. Do đó, nếu đã địi tiền phạt (bồi thường thiệt hại ước tính) thì khơng được địi bồi thường thiệt hại thực tế nữa.

Ví dụ như hợp đồng quy định “nếu người bán khơng giao hàng thì phải nộp phạt 7% trị giá lơ hàng” nhưng việc người bán không giao hàng trên thực tế đã làm cho người mua thiệt hại vượt quá mức phạt quy ước trên thì người có quyền lựa chọn áp dụng chế tài đòi bồi thường thiệt hại. Luật thương mại Việt Nam chỉ cho phép áp dụng cả hai chế tài trên nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận với nhau: “người bán phải nộp phạt 7% trị giá lô hàng nếu không giao hàng, ngồi ra cịn phải bồi thường thiệt hại cho người mua”. Trong khi đó, luật một số nước cũng như Công ước Viên lại thừa nhận các biện pháp bảo hộ pháp lý mà cả hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng và mọi trường hợp vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì bên bị vi phạm có quyền sử dụng chế tài bồi thường thiệt hại dù hợp đồng có quy định hay khơng. Ví dụ như hợp đồng chỉ ghi “phạt 5% nếu chậm giao hàng 10 ngày” thì người mua khơng chỉ được địi tiền phạt khi người bán chậm giao hàng mà còn được đòi bồi thường thiệt hại.

*

Đối với chế tài hủy hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm khác để bảo vệ quyền lợi của mình (Điều 237, Luật thương mại).

Tóm lại, mặc dù được vận dụng trong những tình huống vi phạm khác nhau, các hình thức trách nhiệm lại có quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau, thậm chí khơng tách rời nhau. Cái khó là phải biết kết hợp các chế tài này để giải quyết vấn đề khi có vi phạm hợp đồng một cách hợp lý nhất nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên bị vi phạm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá theo luật thương mại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)