.Các Ngành Phát Triển Từ Sự Khó Khăn Của Yếu Tố Tự Nhiên

Một phần của tài liệu Toàn cầu hóa và môi trường tự nhiên trung quốc và nhật bản (Trang 42 - 48)

Việc gia nhập WTO giống như con dao hai lưỡi bởi nó cũng khiến nền nơng nghiệp Trung Quốc phải mở cửa thị trường trong nước và xoá bỏ mọi loại thuế đối với các mặt hàng nơng sản nhập khẩu. Do những chính sách bảo hộ sản phẩm nơng sản nội địa của chính phủ khơng cịn nữa nên Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các mặt hàng nơng sản giá rẻ của nước ngồi. Trong tương lai không xa, Trung Quốc cũng không thể tránh khỏi việc nhập khẩu các mặc hàng nông sản, lương thực, thức ăn gia súc… từ các thị trường khác vì hiện tại đất đai bạc màu và khí hậu biến đổi thất thường, mặc dù đất đai rộng lớn nhưng đất có thể canh tác lại có hạn đi kèm nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao của người dân Trung Quốc.

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc về mặt hàng bông vải sợi là 5,52 triệu tấn mỗi năm. Thống kê cho thấy, các nhà sản xuất bông Trung Quốc chỉ đáp ứng được 4,25 triệu tấn mỗi năm.Trong khuôn khổ hiệp định đạt được tại Hội nghị bàn trịn Uruguay, Trung Quốc có thể tăng lượng hàng dệt may xuất khẩu. Theo đó, nhu cầu cho bơng vải sợi cũng tăng theo trong vài năm tới đây. Để bù đắp cho lượng thiếu hụt này Trung Quốc khơng cịn cách nào khác là phải mở rộng thị trường nhập khẩu, chính điều này cũng sẽ khiến cho giá bông vải sợi trên thị trường thế giới tăng cao lại càng làm gia tăng thêm sức ép cho việc duy trì tỉ giá với đơng ngoại tệ.

Trung Quốc đã quyết định tăng cường đầu tư và nguồn cung cấp cho các sản phẩm nơng nghiệp trong nước. Giá lúa mì trên thị trường thế giới liên tục tăng buộc Trung

42 Tồn Cầu Hóa Và Mơi Trường Tự Nhiên Của Trung Quốc Và Nhật Bản

Quốc – một trong những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới phải cắt giảm lượng nhập khẩu và phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp trong nước. Tuy nhiên việc phải sản xuất ra một lượng lớn lương thực để đáp ứng nhu cầu lương thực cho một dân số khổng lồ ngày càng trở nên thách thức lớn đối với nền nơng nghiệp Trung Quốc.Trong vài thập niên gần đây, Chính phủ đã hạ thấp mục tiêu tự cung cấp đối với một số loại ngũ cốc như đậu tương, nhưng vẫn coi ngơ, lúa mì và gạo là các loại lương thực chính và duy trì kho dự trữ khổng lồ những loại lương thực này. Nguồn dự trữ cho những loại lương thực này ước tính khoảng 200 triệu tấn bao gồm cả dự trữ của tư nhân và chính phủ, chiếm tới 2/5 lượng tiêu thụ hàng năm và cũng là nguồn dự trữ lớn nhất trên thế giới.. Nhập khẩu tuy có giảm nhưng khối lượng vẫn cao và có lúc đạt mức nhập cao nhất trong vịng một thập niên. Ví dụ điển hình nhất là đối với ngơ, Trung Quốc đã từng là một nước xuất khẩu loại ngũ cốc này trong suốt 15 năm, nhưng năm ngối nước này phải nhập khẩu vì hạn hán kéo dài tại một số vùng làm cho sản lượng ngô trong nước giảm đáng kể. Nhập khẩu lúa mì và gạo cũng tăng cao.Sự thay đổi này phần lớn diễn ra trong chế độ ăn uống khi dân số Trung Quốc trở nên giàu có. Những thay đổi này có nghĩa là "Trung Quốc khơng đủ khả năng đáp ứng mức độ tiêu dùng". Mặc dù có sử dụng những hạt giống cây trồng mới, sự gia tăng độ màu mỡ của đất cùng với các nơng trại có hệ thống chính là một phần giải pháp. Tuy nhiên nó lại đặt ra những vấn đề mang tính cố hữu. Đó là ơ nhiễm mơi trường, thực phẩm khơng an tồn và giá quá đắt. Vấn đề lạm phát tăng cao hiện nay cũng một phần là do Trung Quốc để nước ngoài cạnh tranh và kiểm sốt một số lĩnh vực nơng nghiệp, đặc biệt là lương thực với giá ngày càng tăng cao.

Trung Quốc sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề do không đủ sức cạnh tranh với chất lượng và qui mô sản xuất của Australia. Sự mất cân bằng giữa nguồn cung và cầu của mặt hàng đường vẫn tiếp tục là vấn đề nan giải trong thời gian dài. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của thị trường trong nước, Trung Quốc vẫn phải tiếp tục nhập khẩu một số lượng đường lớn của thị trường thế giới.

Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu nguyên liệu thô cũng tăng cao. Đứng trước cơn khát tài nguyên khổng lồ, Trung Quốc không thể chỉ dựa vào sự cung ứng nội địa. Mặc dù, tổng số tài nguyên Trung Quốc khá phong phú, nhưng lượng phân chia tài

43 Tồn Cầu Hóa Và Mơi Trường Tự Nhiên Của Trung Quốc Và Nhật Bản

nguyên bình quân đầu người lại khá thấp. Trữ lượng bình quân của dầu mỏ, than đá, khí đốt… theo đầu người chưa bằng ¼ mức bình qn của thế giới, điều này sẽ làm tình trạng thiếu hụt tài nguyên của Trung Quốc càng nghiệm trọng hơn. Theo Tạp chí Chứng khốn Trung Quốc 29/03/2011 báo cáo, Trung Quốc có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tới 56 triệu tấn than cốc trong năm 2011, khiến các nhà máy thép Trung Quốc phải tìm kiếm các nguồn cung cấp mới từ Mơng Cổ, Australia và Nga. Trung Quốc dự kiến sản xuất 513 triệu tấn than cốc, để sử dụng trong sản xuất thép trong năm 2011, nhưng tổng mức tiêu thụ dự kiến lên tới 569 triệu tấn.Tập đoàn than cốc Shanxi của Trung Quốc cho biết, tuy nhu cầu tăng cao nhưng tăng trưởng nhập khẩu trong năm 2011 dự kiến sẽ giảm xuống10%, so với mức tăng 37,3% trong năm 2010 Trung Quốc nhập khẩu 47,27 triệu tấn than cốc trong năm 2010, nhập từ Mông Cổ 15 triệu tấn và từ Úc 17,4 triệu tấn.Giá than cốc toàn cầu được dự báo sẽ tăng mạnh trong nửa đầu thập kỷ này, bởi nhu cầu tăng cao từ các nhà sản xuất thép từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Đồng thời, theo các nhà nghiên cứu, Trung Quốc có nguy cơ sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt khoáng sản trong 15 năm tới, nếu nước này tiếp sử dụng khoáng sản theo cách như hiện nay.Ước đoán, Trung Quốc vào năm 2020 sẽ tiêu thụ đồng, nhơm, chì và kẽm ở các mức lần lượt 6,5 triệu tấn, 14,4 triệu tấn, 2,6 triệu tấn và 5 triệu tấn, và tổng nhu cầu về 10 kim loại màu chính đạt 30 triệu tấn.Trong khi đó, tỷ lệ thu gom các khống sản của Trung Quốc chỉ đạt 60%, thấp hơn từ 10-20 điểm phần trăm so với các nước phát triển. Mặc dù Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng các kim loại màu trong 5 năm liên tục, nhưng nước này cần phải tìm cách cân bằng nhu cầu khống sản đang ngày càng gia tăng khi nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ.Theo số liệu từ Hiệp hội ngành kim loại màu Trung Quốc, sản lượng của 9 kim loại màu của nước này đã đứng hàng đầu thế giới năm 2006. Năm 2007 sản lượng các kim loại màu của Trung Quốc sẽ tăng mạnh, với giá của chúng vẫn ở mức cao do nhu cầu gia tăng.

2. NHẬT BẢN

Vì Nhật Bản là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên lại khắc nghiệt như các thiên tai động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, bão lụt,….

44 Tồn Cầu Hóa Và Mơi Trường Tự Nhiên Của Trung Quốc Và Nhật Bản

thường xuyên xảy ra đã làm cho chính phủ Nhật Bản có một sự cân nhắc trong việc phát triển các ngành nghề, tỉ trọng các khu vực kinh tế, và hướng kinh doanh ra nước ngoài. Đồng thời cũng vừa là cơ hội và thách thức cho những ai muốn đầu tư, kinh doanh vào đất nước Nhật Bản.

2.1.Các Ngành Phát Triển Nhờ Vào Sự Thuận Lợi Của Yếu Tố Tự Nhiên

Với ưu thế tự nhiên về cảnh quan thiên nhiên, suối nước nóng, cảnh quan sinh vật biển và một số loài động thực vật quý hiếm đặc trưng, nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Nhật Bản đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển ngành du lịch của mình để thu hút khách du lịch và thu hút các nhà đầu tư bên ngoài. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các nhà đầu tư khi muốn tìm hiểu khai thác du lịch ở Nhật Bản và cạnh tranh với ngành du lịch hiện tại trong nước. Dưới đây là một số hình thức du lịch hiện đang có tại Nhật Bản.

Leo núi tham quan và trượt tuyết, Núi Phú Sĩ – ngọn núi thiêng mang đến sự tốt lành, may mắn cho đất nước Nhật Bản, có độ cao 3776m với hình chóp trơng rất hùng vĩ. Diện tích của núi vào khoảng 90,76 km2, lịng chảo phía trong rộng khoảng 500m, sâu 200m. Khí hậu quanh vùng núi rất ổn định, trên đỉnh núi có gió nhẹ, nhiệt độ từ 500 đến 600. Thêm vào đó là năm cái hồ lớn đã làm cho cảnh quan ở đây trông ngoạn mục hơn, hằng năm lôi cuốn được khoảng 25 triệu người dân Nhật Bản và khách nước ngoài đến tham quan. Khơng chỉ núi Phú Sĩ mà cịn nhiều nơi khác có địa hình núi, vào mùa đơng khí hậu rất lạnh, tuyết rơi nhiều, các khu trượt tuyết được xây dựng và mở rộng thu hút rất nhiều du khách đến để tham gia trượt tuyết, vui chơi, du lịch. Các hoạt động leo núi tham quan tự tổ chức hay theo tour cũng diễn ra quanh năm, đặc biệt diễn ra nhiều vào mùa xuân và mùa thu vì thời tiết lúc này rất thích hợp.

Lễ hội ngắm hoa Anh Đào, Nhật Bản được thế giới biết đến với tên gọi “xứ sở hoa Anh Đào”, một lồi hoa biểu tượng hịa bình của Nhật Bản. Hoa Anh Đào khơng chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Đặc điểm của hoa là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm, tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo - samurai - biết chết một cách cao đẹp. Mỗi khi mùa xuân đến hoa Anh Đào như phủ khắp nước Nhật Bản cả màu hồng phấn ôm trọn lấy đồi núi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho mùa lãng mạn và đẹp nhất. Du

45 Tồn Cầu Hóa Và Mơi Trường Tự Nhiên Của Trung Quốc Và Nhật Bản

khách đến với Nhật Bản sẽ có cơ hội tản bộ xuyên qua những con đường hoa, cùng người thân, bạn bè uống rượu, ngâm thơ dưới gốc hoa Anh Đào hay ngồi trên chiếc thuyền nhỏ trôi theo bờ sông trải dài hoa phấn.

Du lịch tắm suối nước nóng, suối nước nóng có hai loại là tự nhiên và nhân tạo. Ở Nhật Bản có đến hơn 20.000 suối nước nóng thiên nhiên. Trong đó có 2300 suối nước nóng đạt tiêu chuẩn đưa vào sử dụng được gọi là “Onsen”, có 64 suối nước nóng được cơng nhận có thể chữa được bệnh. Một số “onsen” nổi tiếng như Kusatsu ở tỉnh Gunma, onsen ở khu vực quần dảo Izu ở tỉnh Shizuoka, Hakone ở tỉnh Kanagawa, Beppu ở tỉnh Oita,…Người dân Nhật Bản khi nói “đi chơi xa” là thường liên tưởng tới những khu nghỉ có suối nước nóng. Tới bất kỳ đại lý du lịch nào cũng thấy có rất nhiều quảng cảo về khu nghỉ suối nước nóng, và hiệu sách nào cũng có đầy những cuốn hướng dẫn về các onsen nổi tiếng. Hiện nay, tắm suối nước nóng khơng chỉ trở thành thối quen của người dân Nhật Bản mà còn được rất nhiều du khách nước ngồi thích thú.

Ẩm thực của Nhật Bản cũng nổi tiếng trên thế giới, trong đó có các món ăn đặc sản như Sushi, sashimi, lẩu sukiyaki, lẩu shabu,.. với nguyên liệu được cung cấp từ nguồn sinh vật biển dồi dào và phong phú. Đây cũng là cơ hội cho các ngành có liên quan đến ẩm thực như nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng ăn uống,… phát triển.

Với đặc điểm địa hình là một quốc gia “biển đảo” nên Nhật Bản đầu tư phát triển ngành giao thơng vận tải biển. Ngành đóng tàu Nhật Bản phát triển bậc nhất thế giới. Nhật Bản xây dựng nhiều bến tàu, cảng biển với quy mô vừa và nhỏ để đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại với khoảng cách gần giữa các đảo và quần đảo với nhau. Các cảng biển với quy mô lớn và hiện đại cũng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa quy mơ lớn bn bán trong nước và giao thương nước ngoài. Các hoạt động xuất, nhập khẩu cũng được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển. Hình thức chở hàng thuê bằng đường biển cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng phổ biến. Các hoạt động giao thương giữa các nước trong khu vực phía Đơng Châu Á và Phía Tây Thái Bình Dương cũng có sự đóng góp của vận tải biển Nhật Bản.

46 Tồn Cầu Hóa Và Mơi Trường Tự Nhiên Của Trung Quốc Và Nhật Bản

Vị trí địa lý hiện tại cùng với đường bờ biển dài cũng giúp cho Nhật Bản trở thành cầu nối giao thương với nhiều quốc gia trong khu vực, phát triển về vận tải biển. Việc lận cận với các nước phát triển như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn quốc,…đã giúp cho Nhật Bản có thể có những bạn hàng tốt trong việc xuất nhập khẩu. Giữa các quốc gia này cũng có sự trao đổi đầu tư các nguồn vốn với nhau nhằm phát triển lâu dài hơn.

2.2.Các Ngành Phát Triển Từ Sự Khó Khăn Của Yếu Tố Tự Nhiên

Vì là một đất nước nghèo tài nguyên nên chính phủ Nhật bản đầu tư phát triển ngành nhập khẩu nguyên liệu như dầu mỏ, một lượng lớn sắt và kim loại,… đưa ra chính sách nhằm ổn định nguồn cung cấp khoáng sản bằng cách quan tâm giúp đỡ các nước châu phi nơi dự trữ kim loại quý hiếm đồng thời đã mua lại quyền khai thác một mỏ bạch kim ở Botswana. Tạo điều kiện để phát triển các ngành cơ khí chế tạo, cơng nghệ điện tử, điện tử gia dụng và thiết bị điện, thiết bị điện tử chính xác dùng trong ngành cơ khí chế tạo trên khắp thế giới. Nhật Bản cịn sản xuất và xuất khẩu nhiều máy móc khác như máy văn phịng, máy tính,…

Việc thiếu thốn về nguồn tài ngun khống sản cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho ngành năng lượng Nhật Bản. Vì hiện tại nguồn khống sản được sử dụng tạo ra năng lượng điện chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài làm đất nước Nhật Bản bị phụ thuộc. Ngồi năng lượng lấy từ khống sản Nhật Bản cịn đang sử dụng nhiệt điện và năng lượng hạt nhân để nhằm bổ sung cho sự khan hiếm đó. Ngồi ra, nhu cầu về năng lượng của đất nước ngày càng gia tăng nên Nhật Bản đang nghiên cứu để tìm ra các nguồn năng lượng mới, sạch và có nguồn cung tại đất nước như: năng lượng mặt trời, gió, đại dương,.. để đảm bảo nguồn cung cho việc phát triển bền vững và lâu dài. Vì vậy tiềm năng để khai thác và phát triển ngành này đang còn rộng mở và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Do thiên tai thường xuyên xảy ra nên người dân Nhật Bản thường có xu hướng thích sử dụng các sản phẩm nhỏ ngọn, tiện dụng, bền, vững chắc và thể sử dụng lâu dài mà ít bị ảnh hưởng hoặc khó có thể hư hại nhiều sau khi có các trận thiên tai xảy ra. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư bán các sản phẩm như vậy để cạnh tranh với các sản phẩm trong nước. Vì thế, đặt ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

47 Tồn Cầu Hóa Và Mơi Trường Tự Nhiên Của Trung Quốc Và Nhật Bản

Một phần của tài liệu Toàn cầu hóa và môi trường tự nhiên trung quốc và nhật bản (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)