III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ
2. THÁCH THỨC CỦA NGÀNH
Việc đầu tư vào ngành năng lượng sạch khai thác từ sóng biển ở Nhật chịu nhiều thách thức lớn. Chúng ta phải đối mặt với việc cạnh tranh lớn từ nguồn năng lượng điện truyền thống như nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện từ than đá và các nguồn năng lượng thay thế phổ biến hiện nay ở Nhật Bản như năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Trên thế giới khoảng 100 công ty lớn nhỏ đang nghiên cứu để chuyển đổi năng lượng của đại dương thành điện năng. Nhiều cơng ty được chính phủ các nước đầu tư đang họat động ở châu Âu. Các công ty đang tăng cường cạnh tranh để giảm chi phí sản xuất.
Hệ thống sản xuất điện cũng gặp phải một số khó khăn lớn về kỹ thuật. Ví dụ trước đây ở Mỹ vào năm 2007, máy phát điện bằng sóng bị chìm ngồi biển Oregon. Cánh của các tua bin thủy triều thực nghiệm trên sông East ở New York bị gãy hoặc sự cố đối với các dây neo ở ngoài khơi đã cản trở việc triển khai các máy phát điện ở Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Bồ Đào Nha.
Sự tác động của nước biển làm biến dạng và ăn mịn máy móc và cần có những dây cáp đắt tiền ngầm dưới biển để truyền tải điện vào bờ. Hơn nữa, chi phí cho chế tạo máy cao ( Ví dụ: Cơng ty Pelamis đã tiêu tốn 42 triệu bảng Anh hay 77,8 triệu USD cho họat động này).
Nhật Bản là quốc gia thường xuyên xảy ra các cuộc động đất với cường độ lớn, có thể lên tới 9 độ Richter. Động đất với cường độ mạnh có thể gây ra việc sập nhiều nhà cửa và các cơng trình. Các nhà máy tọa lạc tại những cùng xảy ra động đất có thể chịu những tơn thất năng nề. Hơn nữa, những đợt sóng thần ở Nhật Bản rất lớn, có thể ảnh
50 Tồn Cầu Hóa Và Mơi Trường Tự Nhiên Của Trung Quốc Và Nhật Bản
hưởng đến các thiết bị công nghệ trên biển. Như vậy, ngành năng lượng khai thác từ sóng biển này phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Tương tự trường hợp đập nước trên sông, nhà máy điện trên đại dương cũng gây rào cản không thể vượt qua đối với hải sản và gây khó khăn cho giao thơng đường biển.