III. SO SÁNH MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA GIỮA NGA VÀ PHÁP
2. Cơ hội và thách thức kinh doanh quốc tế tại Nga và Pháp
III.1 Ảnh hưởng của tơn giáo và tín ngưỡng
Giống nhau:
Mặc dù du nhập rất nhiều tôn giáo, nhưng ảnh hưởng Công giáo vẫn rất quan trọng đối với văn hóa của cả hai nước. Vì vậy trong một số ngày lễ lớn của Cơng giáo thì tất cả mọi người ở cả hai nơi đều được nghĩ. Điều này ảnh hưởng đến thời gian làm việc, nghỉ lễ trong năm, nó tác động đền vấn đề cung cấp các dịch vụ như nghỉ ngơi, giải trí hay thời điểm tung sản phẩm thích hợp để thu hút nhu cầu khách hàng.
Hai nước đều là những quốc gia đa tơn giáo, do đó việc lựa chọn ngành kinh doanh phải tránh không đụng chạm đến những điều cấm kỵ của các tơn giáo này.
Ví dụ trong ngành thực phẩm, cần phải nghiên cứu kỹ những loại món ăn cấm kỵ của các tơn giáo, ví dụ như người Hồi giáo cấm ăn thịt heo, hay người Hindu cấm ăn thịt bò.
Khác nhau:
Các lễ hội ở Nga và Pháp diễn ra vào những thời điểm khác nhau do Nga từng sử dụng lịch của riêng họ trong một thời gian dài.
Ở Pháp, những người theo chủ nghĩa vô thần khá đơng (31%), những người này có khuynh hướng tự do trong lối sống và suy nghĩ do đó đây là một đối tượng khách hàng quan trọng cho các sản phẩm nghiêng về tính sáng tạo và độc đáo.
III.2 Ảnh hưởng của ngôn ngữ
Giống nhau:
Cả hai nước đều tự hào về ngơn ngữ của mình. Do đó, các doanh nghiệp muốn làm ăn ở hai nước này cần có đội ngũ nhân viên thơng thạo tiếng bản xứ vì đây sẽ là lợi thế lớn trong việc gây ấn tượng và cảm tình đối với các đối tác của hai nước này.
Ngồi ra, việc thơng thạo ngơn ngữ của các quốc gia sở tại cũng tránh những trường hợp đáng tiếc trong việc xác định tên thương hiệu và nhãn hiệu, cũng như khi thực hiện kế hoạch quảng bá, bạn nên tìm hiểu kỹ để tránh dùng phải những từ nhạy cảm, mang ý nghĩa không tốt hoặc đi ngược lại hình ảnh của thương hiệu, của cơng ty. Ví dụ như khơng nên dùng tên “Balourd” để đặt cho nhãn hàng giày da dành cho nam giới vì nó có nghĩa là vụng về, cục mịch, chắc chắn rằng không một quý ông Pháp nào muốn mang một thứ như thế trên người.
Khác nhau:
Tiếng Pháp là ngôn ngữ phổ biến hơn tiếng Nga, trong khi tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu tại nước này. Do đó, đầu tư vào Pháp sẽ ít rủi ro hơn vì thơng tin thị trường rõ ràng hơn. Nga là một quốc gia khá lạ lẫm đối với các nhà đầu tư nhưng lại là một thị trường đầy tiềm năng.
Có một điều lưu ý là các công ty cần phải thông thạo ngôn ngữ bản xứ khi hoạt động ở Nga và Pháp. Đặc biệt là ở Nga, tên nhãn hiệu, sản phẩm nên được phiên âm theo tiếng Nga mới dễ gây được cảm tình với người dân ở đây.
III.3 Ảnh hưởng của giá trị và thái độ
Giống nhau
Người Pháp và người Nga đều coi trọng tính cộng đồng và quyền bình đẳng và các giá trị của gia đình.
Do đó, những sản phẩm hướng về đối tượng gia đình và mang tính phổ biến sẽ có lợi thế ở hai nước, đặc biệt là các sản phẩm nghiêng về thực phẩm.
Khác nhau
Người Pháp thường tự đặt ra các nguyên tắc cho bản thân và đánh giá người khác dựa trên sự hiểu biết, trình độ học vấn. Ở Pháp, sự thơng minh và tính logic được đánh giá cao. Nếu họ khơng thấy tính logic trong một vấn đề thì ngay lập tức họ sẽ bác bỏ. Họ có khuynh hướng coi trọng lý thuyết hơn là thực tiễn.
Người Nga rất coi trọng các giá trị của đất nước mình, do đó việc đánh vào nhận thức tự hào dân tộc sẽ giúp cho các sản phẩm dễ dàng được chấp nhận và ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, các sản phẩm ngoại nhập và khơng tương thích với thị hiếu của người Nga sẽ dễ dàng bị thải loại.
III.4 Ảnh hưởng của thói quen và ứng xử
Giống nhau
Gia đình đóng một vai trò quan trọng đối với cả người Nga và Pháp, do đó các hoạt động giải trí, vui chơi của họ thương đi theo các nhóm gia đình. Những hoạt động vui chơi giải trí dành cho gia đình sẽ có cơ hội ở hai nước này.
Ngồi ra, người dân hai nước có thói quen ăn ở nhà. Tuy nhiên nếp sống công nghiệp đã ảnh hưởng phần nào đến thói quen ăn uống của người Nga và Pháp. Những sản phẩm thực ăn nhanh đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Pháp và Nga.
Khác nhau
Người Pháp có lối cư xử trang trọng đối với người không thân và các đối tác làm ăn. Ngoài ra, họ cũng rất chi tiết về ăn uống, ăn mặc và cách giao tiếp. Người Pháp rất kỵ bàn về những vấn đề riêng tư và cá nhân ở nơi đông người hoặc với người không thân lắm. Họ luôn tách bạch các mối quan hệ riêng với quan hệ công việc. Người Pháp thường hay đi du lịch hè theo gia đình từ 5 – 8 tuần, những dịch vụ đi kèm sẽ là cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh. Người Pháp thích đi du lịch về các bãi biển ở phía nam nước Pháp hoặc các nước như Nam Âu như Italy, Hy Lạp hay Tây Ban Nha nhằm tận hưởng để tắm nắng và nghỉ ngơi.
Người Nga thì tỏ ra thân thiện và dễ gần hơn. Những câu chuyện cá nhân và riêng tư có thể được đề cập như là một cách để mối quan hệ trở nên gần gũi và thân thiết hơn. Người Nga cũng có thói quen đi du lịch, nhưng họ đi vào các tháng cuối năm tháng 10 đến tháng 12 nhằm tránh cái lạnh khắc nghiệt ở nơi đây.
Người dân hai nước Pháp, Nga cũng có thói quen đi du lịch nước ngồi, do đó các cơng ty du lịch Việt Nam nên có những nghiên cứu, hoạt động xúc tiến đẩy mạnh hơn nữa các tour du lịch về Việt Nam, đặc biệt là du lịch biển và du lịch sinh thái.
Khi làm ăn với các đối tác nước Nga va Pháp, cần nghiên cứu thói quen và ứng xử của văn hóa các nước. Ngồi ra, khi xây dựng chiến dịch kinh doanh cần chú ý đến các yếu tố trên nhằm tránh gây mâu thuẫn, trái nghịch sẽ rất dễ dẫn đến thất bại ở các nước này.
III.5 Ảnh hưởng của văn hóa vật chất
Giống nhau
Cả hai nước đều có nền khoa học – cơng nghệ phát triển. Nga và Pháp có những ngành lợi thế riêng cho mình.
Đối với các nước đang phát triển, cần chú ý những ngành công nghệ cao chủ lực của hai nước này nhằm tranh thủ khai thác cơ hội hợp tác và đầu tư.
Khác nhau
Cơ sở hạ tầng ở Pháp thuộc vào hàng tốt nhất thế giới. Hệ thống giao thông hiện đại và phát triển mạnh là một lợi thế vô cùng to lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư. Các thành phố ở Pháp là những thành phố lâu đời và cổ kính. Du lịch là một trong những thế mạnh của nước Pháp. Các tour du lịch Pháp chắc chắn sẽ thu hút lượng du khách lớn, đặc biệt là tham quan Paris xinh đẹp và lãng mạn. Các công ty du lịch cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu những tour mới thăm quan vịng quanh nước Pháp.
Mặc dù có những nỗ lực nhằm cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng, nhưng nhìn chung đây cũng chính là một trong những yếu điểm của nước Nga. Hệ thống giao thơng có phần cũ kỹ, các cơ sở hạ tầng đa số đều được xây dựng trong thời kỳ Xơ viết. Do đó, cần phải nghiên cứu cơ sở hạ tầng một cách kỹ càng nhằm khai thác tối đa nguồn lực cũng như hạn chế những yếu điểm ở nơi đây.
Khí hậu mùa đơng ở Nga rất khắc nghiệt, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều, thực phẩm nhập khẩu có nhiều tiềm năng phát triển ở đây.
III.6 Ảnh hưởng của thẩm mỹ
Giống nhau
Hai nước đều có nền văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc của từng quốc gia. Đây là niềm tự hào của người dân mỗi quốc gia. Do đó, người dân ở Nga và Pháp sẽ có những tiêu chuẩn khắt khe về việc chọn mua sản phẩm, bởi yêu cầu thẩm mỹ và tính phù hợp với văn hóa dân tộc sẽ là những điểu kiện quan trọng cho các sản phẩm ở nơi đây.
Người Nga và Pháp rất ưa thích các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ,Việt Nam với những làng nghề thủ cơng nổi tiếng sẽ có cơ hội để thâm nhập thị trường rộng lớn của hai quốc gia rộng lớn này.
Đặc biệt, người Pháp rất thích trưng bày những mịn đồ mỹ nghệ trong nhà, do đó, các nhà kinh doanh Việt Nam nên đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm chất lượng và độc đáo, đáp ứng yêu cầu khắt khe của người Pháp.
Người Nga thì bình dị hơn, họ cũng rất thích những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Đặc biệt, lượng du khách Nga qua Việt Nam ngày càng đông, những sản phẩm lưu niệm độc đáo sẽ là phương thức quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và ngành thủ công mỹ nghệ ở nước ta.
Khác nhau
Ở Pháp, thời trang là một trong những biểu tượng của nền văn hóa Pháp. Những nhãn hiệu thời trang của Pháp nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những khe hở cho phân khúc thị trường bình dân bao gồm những người nhập cư, thu nhập thấp. Mặc dù vậy, họ vẫn có những yêu cầu cao đối với những sản phẩm thời trang,
Ở Nga, thời trang vẫn chưa phát triển mạnh bằng các nước phương Tây khác. Mặt khác, Nga là một xứ lạnh, khí hậu khắc nghiệt. Do đó, người Nga vẫn ưu tiên cho sự tiện dụng và chức năng của các sản phẩm thời trang hơn. Những sản phẩm thời trang giá rẻ sẽ thu hút được thành phần lao động ở nơi đây.
III.7 Ảnh hưởng của ẩm thực
Giống nhau
Cũng như nhiều nước phương Tây khác, thức ăn chính của người Nga và Pháp là thịt và bánh mì. Ngồi ra, họ cũng rất thích ăn các loại thủy hải sản.
Tuy nhiên, tồn cầu hóa đã có ảnh hưởng nhất định đến ẩm thực của hai quốc gia. Những quán ăn nhanh mọc lên ngày càng nhiều và được giới trẻ ưa chuộng. Những quán ăn Tàu, Nhật, Hàn trở nên quen thuộc đối với người dân nơi đây. Đặc biệt, phở, nem và bún thịt nướng đặc biệt thu hút được nhiều người Nga và Pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc kinh doanh những món ăn trên cũng thuận lợi, bởi người Nga, Pháp rất tôn trọng nền văn hóa ẩm thực của họ, do đó để có thể thu hút được người dân ở hai nước này đi ăn một cách thường xuyên là cả một vấn đề.
Khác nhau
Người Pháp nổi tiếng với những món bơ sữa và bánh mì baguette. Ẩm thực Pháp là cái nơi của nghệ thuật ẩm thực châu Âu và ảnh hưởng rất lớn tới các nước khác. Do là một nước
có khí hậu ơn hịa nên thiên nhiên đã ban tặng cho nước Pháp nguồn thực phẩm phong phú. Nhà hàng là một ngành kinh doanh khá thành công ở Pháp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn tập trung vào thực phẩm nên tập trung vào các bữa ăn gia đình.
Ẩm thực Nga cũng nổi tiếng với những món ăn độc đáo. Những món ăn địi hỏi mức độ dinh dưỡng cao bởi khí hậu ở Nga rất khắc nghiệt. Người Nga rất thích ăn cá và các sản phẩm từ cá bởi sự giáp ranh với các vùng biển và diện tích sơng hồ rộng lớn.