Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007
Nợ quá hạn DN N&V Triệu đồng 11.342 12.132 2.203 Tổng dư nợ DN N&V Triệu đồng 961.370 495.086 372.584
Nợ quá hạn DN N&V
Tổng dư nợ DN N&V % 1,17 2,45 0,59
Qua bảng số liệu ta nhận thấy nguy cơ rủi ro tín dụng DN N&V của Ngân hàng rất rõ rệt. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu nợ quá hạn DN N&V trên tổng dư nợ DN N&V tuy vẫn ở mức chấp nhận được nhưng dao động không ổn định. Cụ thể, năm 2005 chỉ tiêu này là 1,17%, và tăng đột biến trong năm 2006 lên đến 2,45%, đến năm 2007 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,59%. Tổng dư nợ DN N&V liên tục giảm qua ba năm gần đây, trong khi nợ quá hạn cũng có xu hướng giảm mạnh, chỉ có năm 2006 là nợ quá hạn tăng đột biến 12.132 (tr đồng) và đó là lý do thay đổi của chỉ tiêu này. Trước tiên, với vị thế là một trong 4 Ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam, chiếm hơn 21% thị phần thì Ngân hàng vẫn chưa gặp phải rủi ro tín dụng, số lượng nợ quá hạn vẫn trong khả năng kiểm soát của Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần có nhiều biện pháp tích cực để hạn chế nợ quá hạn, tránh rơi vào tình trạng chạy theo lợi nhuận của những khoản vay mà không lường trước khả năng nợ quá hạn sẽ tăng trong tương lại,
đồng thời Ngân hàng cũng cần có biện pháp xử lý những khoản nợ quá hạn đang tồn tại.
4.2.3. Những biện pháp hạn chế rủi ro mà NH đang thực hiện
Hạn chế và xử lý nợ quá hạn (NQH không phải là một vấn đề mới, nhưng nó là vấn đề ln mang tính thời sự trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do vậy, tìm giải pháp hạn chế NQH ln mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Cơng thương Cần Thơ nói riêng. Hiện tại Ngân hàng đã và đang thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn sau:
Một là: Giải pháp ngăn ngừa.
Ngăn ngừa NQH là một trong những giải pháp phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có ý thức từ người điều hành, lãnh đạo đến cán bộ cơng nhân viên trong tồn chi nhánh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng. Một trong những thành cơng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đó chính là thực hiện biện pháp ngăn ngừa NQH ngay từ lúc phát sinh món vay mới cho đến khi thu hồi nợ gốc và lãi. Thông qua việc: Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng theo quy chế cho vay mới; Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay; Tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư, thẩm định khách hàng vay vốn trên các phương diện năng lực pháp lý, năng lực tài chính, mơi trường, hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ, thẩm định tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh; Nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đối với hoạt động tín dụng
Hai là: Biện pháp xử lý
- Tổ chức phân tích NQH theo định kỳ: Việc phân tích các khoản NQH có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp Ngân hàng Cơng thương Cần Thơ nắm được thực trạng NQH nói chung của đơn vị và thực trạng từng loại cho vay, từng nhóm khách hàng và từng khách hàng cụ thể trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách thích hợp và có hiệu quả cao.
- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp: Song song với việc đơn đốc thu hồi nợ, Ngân hàng đã xem xét thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay. Đây là những biện pháp xử lý được áp dụng nhằm giúp các khách hàng có NQH khắc phục khó khăn về tài chính, khơi phục, duy trì sản xuất
kinh doanh. Một số biện pháp theo quy định hiện nay như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, miễn giảm tiền lãi vay,…
- Xử lý bằng quỹ dự phòng bù dắp rủi ro: Xử lý rủi ro trong kinh doanh tín dụng bằng quỹ dự phịng bù đắp rủi ro là một trong những biện pháp quan trọng để lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng đang và sẽ thực hiện tốt một số vấn đề: thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản có, trích lập quỹ dự phịng theo đúng quy định, áp dụng triệt để các biện pháp tận thu, lập hồ sơ xử lý đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ,…
Ba là: Biện pháp thu hồi nợ
- Hiện nay Ngân hàng đã có tiểu ban xử lý và thu hồi nợ tồn đọng (được thành lập từ 2002). Việc xử lý và thu hồi NQH là công việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp. Những thành viên của tiểu ban xử lý và thu hồi nợ là những người có đủ khả năng, thẩm quyền giải quyết, xử lý các món nợ; được giao nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng; trực tiếp và thường xuyên phân tích, xử lý và thu hồi các khoản nợ tồn đọng, NQH khó địi.
- Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay: Tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn thu nợ thứ hai của Ngân hàng, khi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị phá sản hoặc kém hiệu quả và khơng có khả năng trả nợ. Vì vậy, sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lý nợ, khách hàng vẫn không trả được nợ, Ngân hàng phải tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Đây được coi là môt biện pháp quan trọng trong việc xử lý NQH của Ngân hàng. Ngân hàng đã tiến hành rà sốt lại tồn bộ hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay. Việc xử lý phải khẩn trương, kiên quyết, nhanh chóng để có thể thu hồi dược các khoản nợ vay.
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA QUA CÁC CHỈ TIÊU
4.3.1. Vịng quay vốn tín dụng Bảng 17: VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG DN N&V Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007 Doanh số thu nợ (1) Tr đồng 3.146.615 2.830.148 2.646.580 Dư nợ (2) Tr đồng 961.370 495.086 372.584 Vịng quay vốn tín dụng (1)/(2) Vịng 3,27 5,71 7,10 Vịng quay vốn tín dụng DN N&V giúp ta đánh giá hiệu quả hoạt động của
vịng càng nhanh càng có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng vì thu nhập từ lãi suất, đồng thời cũng giảm bớt rủi ro phát sinh các khoản nợ quá hạn. Qua bảng số liệu tính tốn thì vịng quay vốn tín dụng DN N&V trong 3 năm gần đây luôn ở mức rất cao, và còn liên tục tăng nhanh. Cụ thể, năm 2005 là 3,27 vòng/năm, năm 2006 là 5,71 vịng/năm, năm 2007 là 7,10 vịng/năm. Hay nói cách khác với 1 đồng dư nợ DN N&V cho vay thì trong năm 2005 chỉ mất khơng tới 4 tháng để thu hồi, qua các năm sau còn tiếp tục nhanh hơn. Những số liệu tính tốn này cho thấy rằng vịng quay vốn tín dụng DN N&V là rất nhanh, và trong tín dụng DN N&V thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nên vòng quay vốn mới vào khoản trên. Như vậy, do tốc độ giảm của doanh số thu nợ nhỏ hơn tốc độ giảm của dư nợ nên dẫn đến vịng quay vốn tín dụng DN N&V ln ở mức rất cao. Tuy nhiên, công tác cho vay không được chú trọng đúng mức dẫn đến dư nợ liên tục giảm trong 3 năm cũng không phải là một giải pháp tốt cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Vì vậy, để Ngân hàng hoạt đồng bền vững và có hiệu quả hơn địi hỏi Ngân hàng phải có biện pháp tăng doanh số cho vay, và tăng dư nợ đồng thời tăng doanh số thu nợ.
4.3.2. Hệ số thu nợ
Bảng 18: HỆ SỐ THU NỢ DN N&V
Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007
Doanh số thu nợ (1) Tr đồng 3.146.615 2.830.148 2.646.580 Doanh số cho vay (2) Tr đồng 2.689.505 2.290.474 2.329.066
Hệ số thu nợ (1)/(2) % 116,99 123,56 113,63
Hệ số thu nợ giúp ta đánh giá được hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng. Vì vịng quay vốn tín dụng DN N&V ln ở mức rất cao trong 3 năm qua, nên theo bảng tính tốn thì hệ số thu nợ cũng ở mức rất cao, trong 3 năm đều trên 100%. Điều này đồng nghĩa với việc với 1 đồng vốn DN N&V bỏ ra thì liên tục trong 3 năm qua Ngân hàng luôn thu về được hơn 1 đồng. Cụ thể, với 1 đồng vốn cho vay DN N&V trong năm 2005 thu về được 1,1699 đồng, năm 2006 là 1,2356 đồng và sang năm 2007 là 1,1363 đồng. Tuy nhiên, ta vẫn chưa vội kết luận Ngân hàng đang thực hiện hoạt động thu nợ rất hiệu quả mà ở đây ta phải xem xét 2 thành phần tạo nên chỉ tiêu là doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Thông thường, doanh số cho vay là doanh số cho vay của năm, còn doanh số thu nợ là
doanh số thu những khoản nợ cho vay của năm nay và của năm trước nữa, do đó việc đánh giá chỉ mang tính tương đối.
4.3.3. Dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động
Bảng 19: DƯ NỢ DN N&V TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007
Dư nợ (1) Tr đồng 961.370 495.086 372.584
Tổng nguồn vốn huy động
(2) Tr đồng 552.252 558.916 511.369
(1)/(2) Lần 1,74 0,88 0,72
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Theo bảng số liệu tính tốn, trong 3 năm gần đây dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động luôn ở mức cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm tương đối. Cụ thể, năm 2005 chỉ tiêu này là 1,74 lần/năm, sang năm 2006 là 0,88 lần/năm và đến năm 2007 là 0,72 lần/năm. Lý do của việc chỉ tiêu này đạt mức rất cao như trên là vì Ngân hàng có vịng quay vốn tín dụng khá nhanh đồng thời trong tín dụng DN N&V thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn cịn ở mức rất cao vẫn còn nằm trong giới hạn chấp nhận được của Ngân hàng.
Các chỉ tiêu của Ngân hàng chứng tỏ tín dụng DN N&V chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Đứng về phía Ngân hàng thì đây là một điều tốt, vì tín dụng ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn, khả năng quay vòng vốn nhanh hơn. Tuy nhiên, đứng về phía các doanh nghiệp, nếu chỉ sử dụng được tín dụng ngắn hạn thì rất khó có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các DN N&V đang phải đối mặt với xu thế hội nhập ngày nay.
Nhận xét chung: Trong 3 năm qua, mặc dù có khơng ít những khó khăn
như thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, xuất khẩu một số ngành chủ lực giảm sút, thị trường bất động sản chưa có sự chuyển biến tích cực (trừ lĩnh vực văn phòng cho thuê), giá xăng dầu, điện, than, gas biến động theo chiều hướng tăng,… Đặc biệt là Ngân hàng đang trong q trình hiện đại hóa, tái cơ cấu để thực hiện cổ phần hóa trong năm 2008. Vì vậy, đã ảnh hưởng phần nào đến tình hình kinh doanh của Ngân hàng Công thương Cần Thơ. Nhưng hàng năm Ngân hàng luôn đạt lợi nhuận cao.
- Nguồn vốn huy động hằng năm tuy vẫn ở mức cao xét trên địa bàn nhưng đang có xu hướng giảm qua từng năm. Mặt khác, nguồn vốn huy động này vẫn còn rất thấp so với nhu cầu vốn để cho vay của Ngân hàng nên Ngân hàng vẫn cịn phải trơng chờ vào nguồn vốn điều hịa từ hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Điều này đã làm giảm bớt tính tự chủ của Ngân hàng trong việc sử dụng vốn cho vay.
- Ta thấy rằng doanh số cho vay, doanh số thu nợ khơng ổn định và có xu hướng giảm tương đối qua từng năm. Nợ quá hạn tuy vẫn ở trong mức cho phép nhưng lại có xu hướng khơng ổn định biên độ tăng giảm khá lớn, đây là một kết quả không tốt trong việc quản lý nợ vay. Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để kiểm sốt chặt chẽ các món vay nhằm giảm bớt số lượng nợ quá hạn ở những năm sau. Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh thì hiện nay đã có sự thay đổi so với lúc trước là vẫn phải yêu cầu tài sản thế chấp, không như trước đây là cho vay tín chấp, do đó phần nào sẽ giúp Ngân hàng có tâm lý tốt hơn trong việc cho vay thành phần kinh tế này. Trong cơ cấu dư nợ DN N&V Ngân hàng đã tích cực mở rộng tín dụng sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng.
- Tổng dư nợ của Ngân hàng giảm trong những năm gần đây là vì ngân hàng đang cơ cấu lại nhằm làm trong sạch tình hình tài chính để chuẩn bị cho q trình cổ phần hóa sắp tới, trước khi cổ phần hóa thì Ngân hàng phải giải quyết dứt điểm những vết đen trong báo cáo tài chính, có như thế thì bản thân Ngân hàng mới có sức thu hút đối với các nhà đầu tư tài chính nước ngồi trong việc hợp tác góp vốn liên doanh. Và mục tiêu của Ngân hàng hiện nay là đang chú trọng vào loại hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ 5.1. VỀ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Hiện nhiều Quỹ đầu tư coi thị trường vốn nước ta là thị trường ưu tiên số 1 để đầu tư trong thời gian tới. Các Quỹ đầu tư sẽ dành một phần đáng kể cho khu vực DNV&N, như VietNam Opportunity Fund (VOF) của Vina Capital đã dành 17 triệu USD đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân… Không những thế, cơ hội nhận được hỗ trợ vốn của các tổ chức, các Chính phủ … cũng mở ra, đặc biệt là các DN N&V thuộc thành phần kinh tế tư nhân (kế hoạch hỗ trợ DN N&Vtiếp cận vốn và thị trường của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) hay như mới đây nhất Bộ Ngoại giao Đan Mạch cơng bố dịng vốn lãi suất 0% cho DN tư nhân ở nước ta…). Tuy thế, để tận dụng được những cơ hội này, trước tiên phải dựa vào chính bản thân DN.
Các DN hiện nay thiếu nhân lực đủ tầm để lập các dự án khả thi vay vốn và cũng có DN coi nhẹ khâu này. Vì thế, đã làm giảm mức độ tín nhiệm của NH đối với DN. Mặt khác, việc thiếu minh bạch trong tài chính của DN N&V cũng là một trở ngại lớn cho chính họ. Vì vậy trước tiên, các doanh nghiệp muốn vay vốn để phát triển thì phải chú trọng khâu lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kinh doanh có khả thi thì mới dễ dàng được Ngân hàng chấp nhận.
Tiếp theo, cần phải thay đổi cách thức quản trị DN; thực hiện cơng tác kế tốn theo chuẩn mực kế toán thống kê của Nhà nước; thực hiện kiểm toán hàng năm để minh bạch tình hình tài chính … Đây là các điều kiện tiên quyết để DN tiếp cận vốn vay NH. Hiện nay, việc cơng khai tài chính của DN cịn hạn chế, phần lớn các DN N&V khơng có hệ thống kế toán tiêu chuẩn. Báo cáo của DN khơng được kiểm tốn hàng năm. Tài sản bảo đảm của DN rất ít, khơng đủ để đảm bảo nhu cầu cho vay vốn… Mặt khác, việc thay đổi cách thức quản lý cũng sẽ giúp DN nâng cao hiệu quả phát triển kinh doanh, nhất là trong bối cảnh các
5.2. VỀ PHÍA NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG CẦN THƠ 5.2.1. Giải pháp tăng cường huy động vốn
Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, huy động vốn để cho vay là chủ yếu. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng còn rất thấp chưa đủ đáp ứng doanh số cho vay