Khả năng chịu lực của bê tông được đo bằng cách nén lên bê tông bằng một khối 15cm X 15cm X 15cm. Người ta phân loại và ký hiệu bê tông bằng khã năng chịu lực của bê tơng tính bằng Newton/mm2. Bảng 3.1 sau đây sẽ trình bày phạm vi ứng dụng các loại bê tông theo khã năng chịu lực.
40 Loại Hổn hợp Xi măng:cát:đá Ứng dụng C7 C10 1:3:8 1:4:6 1:3:6 1:4:5 1:3:5
Móng hào, chân tường, móng để cọc
C15 C20
1:3:4 1:2:4 1:3:3
Tường, nền chuồng đại gia súc, nền kho, đường ô tô C25 C30 C35 1:2:4 1:2:3 1:1,5:3 1: 1:2
Thành bể, máng ăn, máng uống, nền các công trình bị tác động của hóa chất,đường xe cơ giới, cầu nhỏ, thanh rào
C40 C30 C60
1:1:1 Các cấu kiện đúc sẳn và các cấu kiện đặc biệt
6. Bê tông cốt thép (Ferrocement)
Để tăng độ lực nén của bê tông người ta thường dùng các khung thép bên trong bê tông. Thép xây dựng và bê tơng có cùng độ dãn nở nên bê tơng cốt thép chịu lực tốt và không bị nứt gảy khi nhiệt độ thay đổi. Tùy cấu kiện xây dựng người ta có thể dùng nhiều loại câú kết thép khác nhau.
41
7. Bê tông sợi(Fibrocement)
Trong chế tạo nhiều loại vật liệu mỏng từ bê tông người ta thường trộn thêm và bê tông các loại sợi khác nhau như: a-miăng, rơm rạ, cỏ khô hay sợi tổng hợp để giảm trọng lượng của vật liệu và đồng thời làm tăng độ bền, độ chịu nén của bê tông. Fibrocement được dùng chế tạo tấm lợp hay vật liệu cho tấm tường ngăn.