.Tính toán số lượng các thành phần

Một phần của tài liệu Giáo trình Khởi tạo doanh nghiệp (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 51)

Trên cơ sở trọng lượng riêng của cát là 1450kg/m3, tỉ trọng của đá là 1600kg/m3, người ta tính tốn các tỉ lệ và trọng lượng của các thành phần nguyên liệu cho các loại bê tông cần thiết như sau: được minh họa bảng 3.2

Bảng 3.2: Tỷ lệ trọng lượng các thành phần vật liệu cho các loại bê tông

Tỉ lệ Số xi măng (bao 50kg) Cát M3 Tấn Đá M3 Tấn Tỉ lệ Cát đá/xi măng Tỉ lệ Cát/cát+ đá 1:4:8 1:4:6 1:5:5 3,1 3,7 3,7 0,46 0,54 0,69 0,67 0,79 1,00 0,92 0,81 0,69 1,48 1,30 1,10 13,4 11,0 10,9 31 37 47 1:3:6 1:4:5 1:3:5 4,0 4,0 4,4 0,44 0,60 0,49 0,64 0,87 0,71 0,89 0,75 0,82 1,42 1,20 1,31 10,0 9,9 8,9 31 41 35 1:4:4 1:3:4 1:4:3 4,5 5,0 5,1 0,66 0,56 0,75 0,96 0,81 1,09 0,66 0,74 0,57 1,06 1,19 0,91 8,7 7,7 7,6 47 40 54 1:2:4 1:3:3 1:2:3 5,7 5,8 6,7 0,42 0,65 0,50 0,62 0,94 0,72 0,85 0,65 0,74 1,36 1,03 1,19 6,7 6,5 5,5 31 47 37 1:1,5:1 7,3 0,41 0,59 0,82 1,30 5,0 31 1:2:2 1:1,5:2 8,1 9,0 0,60 0,50 0,87 0,72 0,60 0,67 0,96 1,06 4,4 3,9 47 40 1:1:2 10,1 0,37 0,54 0,75 1,19 33 31

Thông thường tùy loại bê tơng, tổng thể tích các vật liệu thường lớn hơn thể tích bê tông 30-50% và khi xây dựng tỉ lệ hao hụt dao động từ 5-10%. Ngoài ra khi trộn hồ người ta thấy rằng việc cho thêm xi măng vào khơng làm tăng thể tích của khối hồ trộn do xi măng chen lẫn vào các kẻ hở của cát và đá.

42

Thí dụ 1: Tính số lượng vật liệu cần thiết cho việc đổ bê tông một nền chuồng có các chiều đo như sau: 7,5m X 4m X 7cm nếu sử dụng hổn hợp bê tông 1:3:6 và biết 1 bao xi măng 50kg có thể tích 37 lít.

Giải:

Thể tích khối bê tơng

7,5m X 4m X 0,07m = 2,1m3

Thể tích các thành phần cần thiết trừ 30% giảm thể tích và 5% hao hụt 2,1m3+2,1(30%+5%)m3= 2,84m3

Tổng các thành phần theo tỉ lệ 1:3:6=10, nhưng xi măng khơng ảnh hưởng đến thể tích hổn hợp nên tổng các thành phần chỉ còn lại là 9. Do đó: 2,84 X 1 Xi măng = = 0,32m3 hay 320 lít 9 2,84 X 3 Cát = = 0,95m3 9 2,84 X 6 Đá = = 1,89m3 9

Số bao xi măng cần thiết là: 320 lít/37 lít= 8,6 bao => 9 bao Cát là 0,95m3 X 1,45 tấn/m3= 1,4 tấn Đá là 1,89m3 X 1,6 tấn/m3= 3,1 tấn

Thí dụ 2 :Tính số lượng bê tông hổn hợp từ công thức 1 :3 :5 với vật liệu sử dụng là 2 bao xi măng và lượng nước thêm vào là 62 lít. Các thơng số kỹ thuật của vật liệu như sau :

- Ẩm độ của cát : 4% - Ẩm độ của đá : 1,5%

- Trọng lượng riêng của cát : 1400kg/m3 - Trọng lượng riêng của đá : 1600kg/m3

- Trọng lượng riêng của hổn hợp đá + cát : 2650kg/m3 - Trọng lượng riêng của xi măng : 3100kg/m3

- Trọng lượng riêng của nước : 1000kg/m3 Việc tính tốn được tuần tự như sau :

*Tính thể tích thành phần chất rắn trong hổn hợp : 2bao xi măng X 37 lít = 74 lít

Cát 3 X 74 lít = 222 lít Đá 5 X 74 lít = 370 lít

43

Cát : (222/1000)m3 X 1400kg/m3 = 311kg Đá : (370/1000)m3 X 1600kg/m3 = 592kg *Lượng nước trong các thành phần rắn: Nước trong cát: 311kg X 4% = 12kg Nước trong đá: 592kg X 1,5% = 9kg

*Hiệu chỉnh trọng lượng các thành phần rắn: Xi măng không hiệu chỉnh.

Cát 311kg – 12kg = 299kg Đá 592kg – 9kg = 583kg

 Tổng khối lượng các thành phần rắn: 299kg + 583kg = 882kg  Lượng nước trong hổn hợp: 62kg +12kg + 9kg = 83 kg

*Khối lượng rắn của các thành phần trong bê tông, khơng kể khơng khí như sau:

Xi măng: 100kg/3100kg/m3 = 0,032m3 Cát + đá: 882kg/2650kg/m3 = 0,333m3 Nước: 83kg/1000kg/m3 = 0,083m3

Thể tích bê tông của 2 bao xi măng theo công thức 1:3:5 là: 0,032m3 + 0,333m3 + 0,083m3 = 0,488m3

9. Kim loại

Có nhiều loại kim loại được sử dụng như là vật liệu cho xây dựng gia dụng và xây dựng chuồng nuôi.

Kim loại được sử dụng phổ biến trong xây dựng chuồng nuôi là sắt và hợp kim chứa sắt. Nhờ khã năng chịu sự ăn mòn của các hợp chất kiềm gang, đựơc dùng để chế tạo các loại ống thoát nước, máng uống, máng ăn. Thép là hợp kim của sắt và carbon, tùy hàm lượng carbon trong thành phần mà thép được sử dụng cho các mục đích rất khác nhau. Thép cao carbon hay còn gọi là thép cứng được dùng cho các loại cơng cụ dể bị ăn mịn hay cần sự sắc bén. Thép chứa ít carbon dể bị ăn mịn nên thường dùng cho các cấu kiện chuồng nuôi hay trong bê tơng. Théo khơng rỉ (stainless steel) rất khó bị ăn mòn nên sử dụng rất tốt trong việc chế tạo các công cụ trong chuồng nuôi.

Để chống ăn mòn, tăng tuổi thọ của cấu kiện đồng thời tăng tính vệ sinh người ta tráng hay bọc thêm một lớp kẻm, sơn, tráng men hay bọc thêm một chất dẽo bên ngoài vật liệu thép, đặc biệt là các ống thép dùng trong xây dựng các vách ngăn chuồng nuôi.

44

Các kim loại không sắt như đồng, nhôm hay đồng thau (brass: hợp kim của đồng và kẻm) cũng được dùng rất tốt trong xây dựng chuồng nuôi nhưng do giá cao nên hạn chế phạm vi sử dụng. Đồng và đồng thau dẫn nhiệt tốt, khó bị oxy hóa, sử dụng tốt để chế tạo ống dẫn, dây điện…Nhôm dễ cán mỏng và giá rẻ nên dùng làm tấm lợp, vách ngăn hay các loại máng phục vụ cho chuồng ni.

10. Kính (glass)

Kính là một loại vật liệu cứng, bền, chống chịu tốt với tác động mài mòn, cách nhiệ, cách âm tốt, cho khoảng 90% ánh sáng đi qua. Trong xây dựng dân dụng kính được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên trong chuồng ni gia súc vùng nhiệt đới kính ít được sử dụng trong xây dựng vì đắc tiền, dể bể và bị hiện tượng nhà kính. Tuy vậy, trong một số trường hợp kính cũng được sử dụng trong

chuồng ni để có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên.

11. Chất dẽo (plastics)

Chất dẽo là thuật ngữ được dùng đầu tiên khi các loại vật liệu bằng polyethylene (PE) du nhập vào nước ta và hiện nay thuật ngữ này được dùng phổ biến mặc dù có khá nhiều loại công cụ được làm bằng chất dẽo nhưng lại rất cứng.

Chất dẽo là những loại vật liệu xây dựng mới có khã năng thay thế các loại vật liệu truyền thống khác từ thép đến các loại vật liệu xốp mềm. Đặc tính chung của các loại chất dẽo là nhẹ, khó bị oxy hóa, tỉ nhiệt và khã năng dẩn nhiệt thấp. Các đặc tính khác của chất dẽo dể thay đổi tùy theo thành phần và phương pháp chế tạo. Hầu hết các loại chất dẽo dể cháy và khi cháy phóng thích nhiều loại khí độc. Tuy nhiên cũng cịn một số chất dẽo khó cháy như: PVC, Polivinyl, choloride).

12. Thực hành

Xác định các thơng số vật liệu, khí hậu chuồng ni

12.1. Chuẩn bị vật liệu dụng cụ và vật mẫu

- Chia nhóm sinh viên (25 sinh viên/01 nhóm). - Sổ tay, bút.

- Giáo trình mơn học KHỞI TẠO DOANH NGHIỆP.

12.2. Phương pháp tiến hành

Giảng viên cho một bài thực hành về tính khối lượng vật tư cho việc xây dựng một nền chuồng.

45 Sinh viên tự giải để tim ra kết quả.

Giảng viên sẽ giải đáp tất cả câu hỏi mà sinh viên chưa giải quyết được.

12.3. Nội dung thực hành

Ví dụ : Tính số lượng vật liệu cần thiết cho việc đổ bê tông một nền chuồng có các chiều đo như sau: 7,5m X 4m X 7cm nếu sử dụng hổn hợp bê tông 1:3:6 và biết 1 bao xi măng 50kg có thể tích 37 lít

Bài giải :Thể tích khối bê tơng 7,5m X 4m X 0,07m = 2,1m3

Thể tích các thành phần cần thiết trừ 30% giảm thể tích và 5% hao hụt 2,1m3+2,1(30%+5%)m3= 2,84m3

Tổng các thành phần theo tỉ lệ 1:3:6=10, nhưng xi măng không ảnh hưởng đến thể tích hổn hợp nên tổng các thành phần chỉ cịn lại là 9. Do đó: 2,84 X 1 Xi măng = = 0,32m3 hay 320 lít 9 2,84 X 3 Cát = = 0,95m3 9 2,84 X 6 Đá = = 1,89m3 9

Số bao xi măng cần thiết là: 320 lít/37 lít= 8,6 bao => 9 bao

Cát là 0,95m3 X 1,45 tấn/m3= 1,4 tấn Đá là 1,89m3 X 1,6 tấn/m3= 3,1 tấn

12.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

- Đánh giá kết quả thực hành dựa vào kiểm tra kiến thức sinh viên. - Ghi chép đầy đủ những thông tin.

- Sinh viên tham gia đầy đủ các thao tác. - Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.

46 - Viết bài thu hoạch.

CHƯƠNG 4

CÁC CẤU KIỆN CHÍNH CỦA CHUỒNG NI

MH36-04

Giới thiệu:

Các cấu kiện của chuồng nuôi

Mục tiêu:

-Kiến thức:Hiểu, trình bày được các cấu kiện của chuồng nuôi

- Kỹ năng: Thực hiện đượcthiết kế và xây dựng chuồng nuôi đúng cấu kiện. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học để sử dụng đúng và đủ cấu kiện của chuồng ni;đảm bảo an tồn trong lao động sản xuất.

1. Các định nghĩa

Các cấu kiện chính của chuồng bao gồm: móng, nền, các phần tử chịu lực, tường và mái chuồng

Móng: là phần tử cơ bản của mỗi cơng trình xây dựng, là phần chịu lực của cơng trình.

Tùy theo tính chất quy mơ cơng trình bên trên và cấu tạo vật lý của đất xây dựng bên dưới mà kết cấu và vật liệu sử dụng làm móng có khác nhau.

Vùng đồng bằng sơng cửu long có kết cấu đất yếu, nền đá mẹ ở khá sâu cho nên phần lớn các cơng trình xây dựng lớn nhỏ đều phải có móng để chịu lực cho cơng trình.

2. Cừ và móng 2.1. Các loại cừ

Các vật liệu có thể làm cừ cho các cơng trỉnh KHỞI TẠO DOANH NGHIỆP như:

Cây gổ như tràm, tre, đước..

Các vật liệu xây dựng như gạch, cát, đá, xi măng.. Các loại đá, bê tông, bê tông cố thép…

47

Các cơng trình phục vụ cho việc chăn ni thường là một tầng cho nên lực nén lên móng khơng cao vì vậy móng chuồng ni được xây dựng đơn giản hơn các cơng trình dân dụng khác. Theo thiết kế người ta phân biệt hai loại: móng liên tục và móng gián đoạn.

Móng liên tục: Móng được xây dựng liên tục dưới các phần tử xây dựng như tường. Móng liên tục tồn bộ nền được gọi là móng băng, loại móng này ít sử dụng trong chuồng ni và khơng cần thiết vì chi phí rất cao.

Móng gián đoạn: Là móng khơng liên tục được xây dựng ở những nơi chịu lực chính như chân cột. Thơng thường để tăng độ chịu lực móng được xây rộng hơn phần tường bên trên từ 10-20cm.

Móng hổn hợp: Là loại móng bao gồm một phần móng liên tục và một phần móng gián đoạn. Đối với nền đất nhiều khu vực của đồng bằng sông Cửu long, loại móng này thường sử dụng trong các cơng trình dân dụng và chuồng trại chăn ni. Móng hổn hợp bao gồm một phần gián đoạn ở tầng sâu và phần liên tục bên trên tiếp xúc với tường.

2.3. Vật liệu làm móng

Theo vật liệu xây dựng có thể phân biệt các loại móng: móng đất, móng gạch xây, móng bê tơng và móng bằng đá.

Móng đất nện: thường dùng cơng trình có kết cấu nhẹ. Đất được nện chặt, chống thấm và xây dựng lên trên. Loại móng này rẻ tiền dể thực hiện và khơng địi hỏi kỹ năng lao động cao. Tuy nhiên móng đất nện chịu lực kém và giảm chịu lực nghiêm trọng khi bị thấm nước.

Móng cát nện: có độ chịu lực và khã năng thấm nước cao hơn đất nện nên ít bị thay đổi khã năng chịu lực khi bị thấm nước.

Móng gạch xây: thường được xây bằng gạch tiểu nhưng trong nhiều trường hợp người ta cũng xây bằng gạch ống. Móng gạch khơng tơ hồ không bền và độ bền tùy vào chất lượng gạch, tuy nhiên nếu móng gạch được tơ hồ thì độ bền sẽ được cải thiện nhiều hơn.

Móng bê tơng: tùy theo cơng trình mà người ta sử dụng móng bê tơng hoặc móng bê tơng cốt thép. Loại thứ hai có khã năng chịu lực cao hơn. Móng bê tông cốt thép được dùng phổ biến trong hầu hết cơng trình tại đồng băng sơng Cửu long.

Móng đá: người ta dùng các loại đá tạo hình như gạch để làm móng. Loại móng này bền và khơng cần tơ hồ như móng gạch. Chất lượng của móng đá tùy thuộc vào vật liệu dùng liên kết hay phương pháp các viên đá với nhau.

48

3. Hệ thống chịu lực

3.1. Khã năng chịu lực của đất

Hầu hết các nơi trong vùng đồng bằng sông Cửu long, lớp đất mặt thường có cấu tạo lỏng lẽo, khơng ổn định và chứa nhiều chất hữu cơ nên khơng thích hợp cho việc xây dựng. Do đó trước khi xây dựng móng lớp đất mặt cần được lấy đi và xử lý thay bằng vật liệu thích hợp. Nếu lớp đất mặt có độ dốc cao cần phải được xử lý cao độ trước khi xây dựng. Khã năng chịu lực của đất tùy thuộc vào loại đất và độ ẩm của đất xây dựng được minh họa qua bảng 4.1

Bảng 4.1: Khả năng chịu lực của các loại đất

Loại đất kN/m2 1. Đất mềm, ướt lầy 27-35 2. Đất thịt pha cát (40-70% cát) 80-160 3. Cát-sét-thịt (sét + cát 30%) 215-270 4. Đất sét nặng gần khô 215-270 5. Đất sét nện chặt, khô 320-540 6. Đất cát tơi 160-270 7. Đất cát nện chặt 215-320 8. Đất đỏ <320 9. Sỏi nện chặt 750-950 10. Đá <1700

3.2. Khả năng thoát nước

Thật là lý tưởng khi các cơng trình xây dựng được thiết kế trên các vùng đất vững chắc. Tuy nhiên khá nhiều trường hợp phải ưu tiên thõa mãn các khía cạnh khác như giao thông, cấp nước, điều kiện dịch vụ hay khơng có đất thích hợp, người ta buộc phải xây dựng trên những vùng đất có khã năng thốt nước kém.

Việc ngập úng thường xuyên hay có thời gian sẽ làm kết cấu của nền móng bị suy yếu và gây thiệt hại rất lớn cho tuổi thọ của cơng trình. Do vậy việc thốt nước là việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Tại vùng đồng bằng sông Cửu

49

long các biện pháp chống ngập úng cho các vùng đất xây dựng thông thường nhất là: đê ngăn, nâng cao nền, làm mương thoát và mương tiêu.

Việc xây dựng đê ngăn ngập úng cho các cơng trình xây dựng rất có lợi cho những vùng thường xuyên bị lũ lụt, nhưng thông thường xây dựng đê được thực hiện như cơng trình lớn có ảnh hưởng cho một khu vực rộng bao gồm nhiều cơng trình và có tác động cho cả khu vực sản xuất nông nghiệp.

Trong xây để chống ngập úng cho các cơng trình riêng lẻ các đê ngăn có tác dụng chống ngập úng cục bộ cho một cơng trình hay một khu vực nhỏ của một trại. Đối với trại chăn nuôi, đê ngăn thường được xây dựng chung quanh khu vực không cần kiên cố nhưng tuyệt đối phải kín nước và ln có cổng thốt để tiêu nước. Để chống úng cho móng của cơng trình đê ngăn phải chống ngập úng được một khu vực rộng cách xa nền móng để móng khơng bị thấm nước.

3.3. Nâng cao nền

Ở hầu hết các vùng bị lũ hay ngập nước, việc nâng cao nền móng xây dựng là cần thiết để tăng độ chịu lực của nền móng cơng trình. Tại hầu hết các khu vực của vùng đồng bằng sông Cửu long việc xây dựng nâng cao nền móng là cần thiết để chống lũ hàng năm. Việc nâng cao nền móng được thực hiện bằng 2 biện pháp là nâng nền và làm nền sàng.

Việc nâng nền có tác dụng chống úng ngập tốt trong mùa mưa, cho những khu vực chịu ngập trong thời gian ngắn. Nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu long việc nâng nền thường thực hiện song song với việc đào mương thoát để lấy đất nâng nền.

Làm nền sàng cũng là một biện pháp tốt để chống ngập úng và thường kết

Một phần của tài liệu Giáo trình Khởi tạo doanh nghiệp (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 51)