Nhu cầu sản xuất sữa, thịt, trứng

Một phần của tài liệu Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 77 - 81)

2.Tính được nhu cầu năng lượng của gia súc, gia cầm CHƯƠNG 5

6. Nhu cầu sản xuất sữa, thịt, trứng

Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa ở bò cái phức tạp hơn so với nhu cầu này cho sinh trưởng. Phần lớn bị cái khơng thay đổi khi ăn nhiều thức ăn và có 3 loại nhu cầu năng lượng: duy trì, sản suất sữa và tăng trọng.

Sinh trưởng có thể dương (tăng trọng) hoặc âm (giảm khối lượng). Bò cái ở cuối thời kỳ tiết sữa phải cung cấp năng lượng để nuôi thai. Do đó khơng ngạc nhiên là hiện có nhiều giá trị về nhu cầu năng lượng cho gia súc tiết sữa. Các nhu cầu dinh dưỡng chỉ có thể được xác định trong buồng trao đổi chất, ở đây có thể đo được tổng lượng nhiệt sản suất ra. Như đã thảo luận trước đây, trong giai đoạn đầu kỳ tiết sữa mỡ được huy động từ cơ thể, đây là q trình tự nhiên và khơng nên thất vọng. Nhưng để sử dụng mỡ, cần nhiều protein từ thức ăn như đã

71

thảo luận ở đâu đó. Một điều phức tạp khác nữa là việc giảm khối lượng chưa chắc là dấu hiệu mất năng lượng. So sánh với các quá trình khác như tăng trọng, tiết sữa thường rất hiệu quả. Vì thành phần của sữa rất biến động đặc biệt là mỡ sữa, nhu cầu năng lượng cho tiết sữa thường được tính trên cơ sở hiệu chỉnh về sữa có tỷ lệ mỡ 4%. Việc làm này đơn giản là qui đổi về sữa có tỷ lệ mỡ tiêu chuẩn. Nếu mỡ sữa cao hơn 4% thì sữa qui đổi về sữa có mỡ tiêu chuẩn sẽ cao hơn sữa thực tế, và ngược lại. Cuối thời kỳ tiết sữa cần cho gia súc ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu nuôi thai và thơng thường thức ăn ăn vào được gia súc tích luỹ dưới dạng mỡ của cơ thể.

Công thức xác định sản lượng sữa tiêu chuẩn của bò sữa?

W = S(0.4 + 15F)

Trong đó: W là số kg sữa tiêu chuẩn S là số kg sữa thực tế

F là tỷ lệ % mỡ sữa thực tế (để tạo ra 1kg sữa tiêu chuẩn cần cung cấp 1.2 Mcal ME)

Ảnh hưởng của thức ăn tới số lượng và chất lượng sữa?

Ảnh hưởng của chất xơ trong khẩu phần: nếu tỷ lệ xơ thích hợp (20-30% tính theo khối lượng khẩu phần) thì sẽ làm tăng sản lượng sữa. Nếu tỷ lệ xơ quá nhiều làm giảm sản lượng sữa.

Ảnh hưởng của chất bột đường: Nếu thiếu sẽ giảm sản lượng. Nếu có nhiều chất bột đường trong khẩu phần thì làm tăng sản lượng.

Ảnh hưởng của protein thức ăn: Nếu thiếu sẽ làm giảm protein sữa và sản lượng sữa.

Ảnh hưởng của mỡ thức ăn: đặc biệt ảnh hưởng đến mỡ sữa.

Ảnh hưởng của chất khoáng thức ăn: Ca, P làm tăng hoặc giảm sản lượng sữa. Các chất khống có ảnh hưởng quan trọng đên sản lượng chất khống có trong sữa: Ca, P, Na, Fe, Cu, Co, I…..

Ảnh hưởng của vitamin: vitamin của sữa chịu ảnh hưởng của vitamin thức ăn như vitamin A, D, E, carotene.

Xác định nhu cầu protein cho bò

Nhu cầu protein cho bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sản xuất - Nhu cầu protein cho duy trì = 3,25 g PDI/ kg x W0,75

72

- Nhu cầu protein cho tăng trọng = 280g/kg tăng trọng

- Nhu cầu protein cho mang thai ở tháng thứ 7, 8, 9 tương đương là 19,5; 33; 51 g PDI/ngày/10 kg khối lượng bê sơ sinh.....

- Nhu cầu protein cho tiết sữa = 48 gPDI/1kg sữa

Ví dụ : Tính các nhu cầu protein của một con bò sữa lai HF x Laisinde có khối lượng 450 kg, đang mang thai lứa thứ hai ở tháng thứ 7 (bò đã được phối với tinh bò sữa HF), sản xuất được 11 lít sữa/ngày với tỷ lệ mỡ sữa là 3,7% được nuôi theo phương thức bán thâm canh (hàng ngày thả ra bãi chăn 3 giờ và được nuôi nhốt cột buộc cố định trong một chuồng nuôi nhỏ hẹp)

+ Nhu cầu đạm cho duy trì

Nhu cầu protein = 3,25 x 4500,75 = 3,25 x 97,7033 = 317 g PDI/ngày. + Nhu cầu đạm cho sinh trưởng

Con bò sữa này đang mang thai lần thứ 2 và cần phải đạt tăng trọng 175g/ngày Nhu cầu protein = 280 x (175/1000) = 49 g PDI/ngày

+ Nhu cầu đạm cho thai

Con bò sữa này đang mang thai tháng thứ 7, khối lượng sơ sinh dự kiến của con bê được phối giống với tinh bò HF thuần chủng là 30 kg

Nhu cầu protein = 3 x 19,5 = 58,5 g PDI/ngày + Nhu cầu đạm cho tiết sữa

Bị tiết một ngày 11 lít sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4 % : 11 x 48 = 528 gPDI/ngày + Tổng nhu cầu đạm/ngày

Nhu cầu protein = 317+ 49 + 58,5 + 528 = 952,5 làm tròn là: 923 gPDI/ngày

Xác định nhu cầu protein cho heo

- Đối với heo đực giống:

Nhu cầu protein cho heo đực = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho sản xuất tinh

Nhu cầu protein cho heo đực giống theo khối lượng như sau: + Heo từ 20 - 60 kg cần 18% protein thô trong khẩu phần + Heo từ 70 - 100 kg cần 16% protein thô trong khẩu phần + Heo từ 100 kg trở lên cần 15% protein thô trong khẩu phần - Đối với heo cái hậu bị:

73

Nhu cầu protein cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng

- Đối với heo nái sinh sản

+ Nhu cầu protein cho heo nái chửa = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho mang thai

+ Nhu cầu protein cho heo nái nuôi con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho tạo sữa

- Đối với heo nuôi thịt : Nhu cầu protein cho heo nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng

Ví dụ : Tính nhu cầu protein cho một heo ni thịt có trọng lượng là 40 kg, khả năng tăng trọng 1 ngày là 800g.

+ Nhu cầu cho duy trì = 0,001kg x 40kg = 0,04kg = 40g/ngày + Nhu cầu cho tăng trọng = (16 x 800)/100 = 128g/ngày + Tổng nhu cầu protein cần cung cấp là 168g/ngày

Xác định nhu cầu protein cho gia cầm

Nhu cầu protein cho sinh trưởng = Nhu cầu cho duy trì + Nhu cầu protein cho sinh trưởng.

Tính theo cơng thức Scott (1976) như sau: Protein (g/ngày) = (G x 0,18 + 0,0016 x W + 0,04 x (hoặc 0,07) x W x 0,82)/ 0,55 (hoặc 0,64).

0,0016: g protein duy trì tính cho 1g khối lượng cơ thể G: tăng trọng hàng ngày (g); W: Khối lượng cơ thể (g)

0,04 và 0,07: ở 3 tuần tuổi khối lượng bộ lông chiếm 4% khối lượng cơ thể, sau đó tăng dần và đạt 7% khối lượng cơ thể ở 4 tuần tuổi trở đi.

0,82: tỷ lệ protein trong lông

0,55 và 0,64: Hiệu suất lợi dụng protein khẩu phần cho sinh trưởng thông thường là 55% nhưng đối với gà broiler con số này là 64%.

Ví dụ: Tính nhu cầu cho một gà Ross-208 5 tuần tuổi có khối lượng cơ thể là 1200g, tăng trọng hàng ngày là 50g.

Theo công thức của Scott ta có: Nhu cầu protẹin (g/ngày) = (50 x 0,18 + 0,0016 x 1200 + 0,07 x 1200 x 0,82)/ 0,55 = 21,54g/ngày.

74

-Trong pha đẻ đầu tiên 20 – 45 tuần tuổi gia cầm không những chỉ đẻ trứng mà còn tăng khối lượng cơ thể của chúng. Trong chu kỳ này gà máy Hybro tăng từ 2150g tới gần 3000g. Sản lượng trứng đạt đỉnh cao 85 – 90%. Khối lượng trứng tăng từ 44 lên 55g. Cho nên cần cung cấp lượng protein đáp ứng cho 3 mục đích – duy trì, phát triển cơ thể và tạo trứng.

Sang pha II (sau 45 tuần tuổi) của chu kỳ đẻ trứng, gà mái không phát triển nữa, năng suất trứng giảm, nên yêu cầu protein có thấp hơn giai đoạn đẻ đầu

Gà đẻ pha I (20 – 45 tuần) yêu cầu thức ăn chứa 17 – 18% protein, còn pha II rút xuống cịn 15 – 16% thậm chí 13 – 14%.

Tỷ lệ (mối quan hệ) năng lượng/protein trong thức ăn của gà mái ở khoảng biến động lớn 165 – 175.

Nhu cầu Protein cho gà đẻ trứng (g/ngày) = Protein cho duy trì + Protein cho đẻ trứng.

Cơng thức tính theo Morimoto (1993):

Protein cho đẻ trứng (g/ngày) = (1,1 x W + 0,12 x E x P)/ d(0,8) x BV (0,6) Ví dụ: Một gà mái có khối lượng cơ thể là 2kg, đẻ trứng có khối lượng là 63g, tỷ lệ đẻ trứng là 70% hàng ngày cần một lượng protein cho đẻ trứng.

+ Protein cho duy trì (g/ngày) RprM = ((201 x 20,75)/1000) x ((100/55) x 6,25) = 6g protẹin (thông thường người ta bổ sung thêm 5 g)

+ Protein cho đẻ trứng (g/ngày) = (1,1 x 2 + 0,12 x 63 x 0,7)/ 0,8 x 0,6 = 15g Tổng nhu cầu protein cần cung cấp cho gà là 21 g/ngày

Một phần của tài liệu Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)