Một số tranh chấp liên quan tới Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận tranh chấp về kinh doanh quốc tế và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế (Trang 35 - 36)

3 Một số tranh chấp trong kinh doanh quốc tế:

4.1. Một số tranh chấp liên quan tới Việt Nam

Đối với Việt Nam, từ năm 1995 đến nay, chúng ta đã phải đối mặt với khoảng hơn 30 vụ kiện chống bán phá giá, điển hình là các vụ kiện cá tra – basa và tôm do Hoa Kỳ khởi kiện năm 2002, vụ kiện giầy da do EU khởi kiện năm 2005, vụ điều tra chống bán phá giá đối với giầy không thấm nước do Canada tiến hành năm 2009. Trong giai đoạn này, tiến trình tố tụng trong các vụ kiện được thực hiện trên cơ sở song phương và phán quyết của bên khởi kiện thường là quyết định cuối cùng. Phương thức giải quyết như vậy đã gây nhiều thiệt hại đối với các ngành kinh tế xuất khẩu của ta.

Trong thời gian tới, cùng với việc gia nhập WTO để mở rộng và phát triển một cách bền vững các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, việc vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) của WTO để giải quyết các tranh chấp thương mại với các đối tác nước ngoài là hết sức cần thiết. Việc nắm vững cơ chế vận hành của DSM và học hỏi kinh nghiệm vận dụng của các nước đang phát triển (ĐPT) là rất cần thiết, nhằm hỗ trợ việc bảo vệ lợi ích của ta khi xảy ra tranh chấp./.

Giải quyết tranh chấp số DS429

Hoa Kì: Các biện pháp chống bán phá giá với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam

Tiêu đề:

Nguyên đơn: Việt Nam

Bị đơn: Hoa Kì

ra trong yêu cầu tham vấn):

Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (DSU): Điều 3.7, 19.1, 21.1, 21.3, 21.5

Hiệp định chống bán phá giá (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, Phụ lục II, 6, 9, 11, 2.1, 17.6(i), 2.4, 2.4.2

GATT 1994: Điều VI:2, 1.1, VI:1,VI:2(a), X Yêu cầu tham vấn ngày: 20 tháng 02 năm 2012

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 29 tháng 02 năm 2011.

Tham vấn

Nguyên đơn là Việt Nam.

Ngày 16 tháng 2 năm 2012, Việt Nam yêu cầu tham vấn với Hoa Kì về các biện pháp chống bán phá giá áp dụng cho sản phẩm tôm đơng lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Ngồi hai lần rà sốt hành chính và rà sốt cuối kì (sunset review), yêu cầu tham vấn lần này của phía Việt Nam cịn dẫn chiếu tới pháp luật, quy định, thủ tục và thực tiễn áp dụng của Hoa Kì, bao gồm cả phương pháp “quy về 0” (zeroing).

Việt Nam khiếu nại rằng các biện pháp trên không tuân thủ các nghĩa vụ của Hoa Kì theo:

 Các điều I:1, VI:1, VI:2 và X:3(a) của Hiệp định GATT 1994;

 Các điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.2, 6, 9, 11, 17.6(i) và Phụ lục II của Hiệp định về chống bán phá giá;

 Điều XVI:4 của Thỏa thuận WTO;

 Các điều 3.7, 19.1, 21.1, 21.3 và 21.5 của Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (DSU); và

 Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tranh chấp về kinh doanh quốc tế và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)