Hoạt động của Ban hội thẩm (Panel Procedures)

Một phần của tài liệu Tiểu luận tranh chấp về kinh doanh quốc tế và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế (Trang 27 - 28)

2 Giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO

2.9. Trình tự giải quyết tranh chấp

2.9.4. Hoạt động của Ban hội thẩm (Panel Procedures)

Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện của mình để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp.

Về nghĩa vụ chứng minh của các bên: Theo tập quán hình thành từ GATT 1947, trường hợp khiếu kiện có vi phạm thì Bên bị đơn có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm của Bên đó khơng gây thiệt hại cho Bên nguyên đơn; trường hợp khiếu kiện

khơng có vi phạm thì Bên ngun đơn có nghĩa vụ chứng minh hành vi không vi phạm

của Bên bị đơn gây ra thiệt hại về lợi ích mà Bên đó đáng lẽ phải được hưởng theo qui định của Hiệp định hoặc chứng minh sự cản trở đối với việc thực hiện một mục tiêu nhất định của Hiệp định. Đối với việc chứng minh các vấn đề khác, mặc dù DSU khơng có qui định cụ thể về việc này, một tập quán chung (vốn được áp dụng tại Toà án Quốc tế) đã được thừa nhận khá rộng rãi trong khuôn khổ cơ chế này là bên tranh chấp đã đưa ra một chi tiết/thực tế có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh cho chi tiết/thực tế đó khơng phụ thuộc vào việc bên đó là nguyên đơn hay bị đơn trong tranh chấp.

Thủ tục hoạt động của Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 DSU. Ban hội thẩm, sau khi tham khảo ý kiến của các Bên liên quan sẽ ấn định một thời gian biểu cụ thể cho phiên xét xử đầu tiên (các Bên trình bày các văn bản giải trình tình tiết vụ việc và các lập luận liên quan), phiên xét xử thứ hai (đại diện và luật sư của các Bên lần lượt

xử thứ hai, Ban hội thẩm soạn thảo và chuyển đến các bên phần Tóm tắt nội dung

tranh chấp của báo cáo để họ cho ý kiến trong một thời hạn nhất định. Trên cơ sở các

ý kiến này, Ban hội thẩm đưa ra Báo cáo tạm thời (mô tả vụ việc, các lập luận, kết luận của Ban hội thẩm). Các Bên cho ý kiến về Báo cáo này. Nếu có yêu cầu, Ban hội thẩm có thể tổ chức thêm một phiên họp bổ sung để xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan. Sau đó Ban hội thẩm soạn thảo Báo cáo chính thức để gửi đến tất cả các thành viên WTO và chuyển cho DSB thơng qua.

Trong q trình xem xét vụ việc, Ban hội thẩm có thể tìm kiếm thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau hoặc thành lập nhóm chuyên gia để tư vấn cho Ban về các vấn đề kỹ thuật hoặc môi trường.

Các phiên họp thảo luận và tài liệu lưu hành trong quá trình hoạt động của Ban hội thẩm phải được giữ bí mật nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lập của Ban. Tuy nhiên một Bên tranh chấp có quyền cơng khai các tài liệu mà mình đã cung cấp cho Ban hội thẩm.

Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT, DSU có qui định hết sức chặt chẽ về các thời hạn cho hoạt động của Ban hội thẩm nhằm mục tiêu giải quyết nhanh chóng tranh chấp, tránh để quá lâu làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hố dịch vụ cũng như ý nghĩa của khuyến nghị giải quyết tranh chấp. Điều 12 DSU qui định:

- Ban hội thẩm phải bắt đầu công việc giải quyết tranh chấp chậm nhất là 1 tuần sau khi được thành lập

- Báo cáo chính thức phải được hồn thành chậm nhất là 6 tháng kể từ khi thành lập Ban hội thẩm (nếu là trường hợp hàng hóa liên quan dễ bị hư hỏng thì thời hạn này là 3 tháng). Thời hạn này cũng có thể được DSB kéo dài thêm trên cơ sở yêu cầu của Ban hội thẩm với lý do giải thích rõ ràng nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được gia hạn thêm quá 3 tháng.

- Các thời hạn trên có thể được điều chỉnh trong trường hợp tranh chấp có liên quan đến một nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Tiểu luận tranh chấp về kinh doanh quốc tế và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)