Tác giả,
năm Mã biến Tên biến Cách tính
Tác động kỳ vọng Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan, S., 2012 STD Tỷ lệ nợ ngắn hạn N h ạtài sản nợ Tổng ng ắ n - LTD Tỷ lệ nợ dài hạn N ợ d à i h ạ n Tổng tài sản - TTD Tỷ lệ tổng nợ N ợ p h ả i t r ả Tổng tài sản + Zeitun, R., & Tian, G. G., 2014
SIZE Quy mô Ln(tổng tài sản) +
GROWTH
Tăng trưởng doanh thu
Doanh thut − Doanh thu
t–1 Doanh thut–1 + Dawar, V., 2014 LIQ Tính thanh khoản N ợ ng ắ n h ạ n Tài sản ngắn hạn + TANG Tỷ lệ tài sản hữu hình T àTổng tài sản i s ả n c ốđị nh + AGE Thâm niên hoạt động Năm t − Năm t 0 -
Dzung Nguyen, et al., 2012 STATE Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước V ố n ch ướnhữu ủ c Tổng vốn chủ sở s ở h ữ u c ủ a Nh à +
Xây dựng giả thuyết:
Trong bài nghiên cứu này, tác giả hướng đến tìm mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Đại diện cho cấu trúc vốn và tỷ lệ nợ vay gồm có: tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản và tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản. Ngoài ra, theo các nghiên cứu trước thì các biến Tính thanh khoản, Quy mơ, Tăng trưởng doanh thu, Tỷ lệ tài sản hữu hình, Tuổi doanh nghiệp … cũng tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Đại diện về tính hiệu quả thể hiện thơng qua các chỉ tiêu báo cáo tài chính là ROE, ROA, GM và yếu tố giá trị thị thường là Tobin Q, EPS, P/E.
Các giả thuyết trong bài nghiên cứu được xây dựng như sau:
1. Theo M&M và lý thuyết chi phí đại diện, tại một mức nợ vay phù hợp và vừa phải, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ vay và làm giảm chi phí đại diện. Khi tỷ lệ nợ vay vượt quá mức nào đó, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp quan hệ nghịch biến với tỷ lệ nợ vay vì lợi ích thu được từ vay nợ nhỏ hơn mức gia tăng chi phí đại diện. Và khi sử dụng nợ vay cao cũng làm phát sinh chi phí kiệt quệ tài chính làm cho doanh nghiệp có thể phá sản. Zeitun, R., & Tian, G. G. (2014) trong nghiên cứu của mình đã có kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều đáng kể đến hiệu quả tài chính tài chính của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu của báo cáo tài chính và yếu tố giá trị thị trường đối với các doanh nghiệp ở Jordan.
Giả thuyết 1: Cấu trúc vốn có sử dụng nhiều nợ vay (TD) sẽ tác động
ngược chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
2. Trong nghiên cứu của Abor, J., 2005 cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Ghana. Điều này được lý giải là vì thực tế nợ dài hạn có chi phí cao hơn so với nợ dài hạn nên làm cho
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thấp hơn.
Giả thuyết 2: Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) có mối quan hệ nghịch biến với hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp.
3. Trong các nghiên cứu của El-Sayed Ebaid, I.,2009; Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan, S., 2012; Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav, 2012; Zeitun, R., & Tian, G. G., 2014; Dawar, V., 2014 cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp.
Giả thuyết 3: Nợ ngắn hạn (STD) có quan hệ đồng biến với hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp.
4. Dawar, V., 2014 trong nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ở Ấn Độ cho thấy quy mô công ty (được đo lường bằng logarit của tổng tài sản) có quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Giả thiết 4: Quy mơ cơng ty (SIZE - được đo lường bằng logarit của tổng
tài sản) có quan hệ đồng biến với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
5. Theo lý thuyết chi phí đại diện, một cơng ty có tài sản hữu hình có thể dùng để thế chấp trong việc vay nợ. Do đó một cơng ty có nhiều tài sản hữu hình thì có nhiều thuận lợi hơn trong việc vay nợ và tiếp cận các nguồn vốn, từ đó có nguồn tài trợ cho các dự án của mình để mang lại lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, một cơng ty có nhiều tài sản hữu hình cũng đồng nghĩa với việc đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất. Việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ làm tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả tài chính tốt hơn. Dawar, V. (2014) và Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav, (2012) trong các nghiên cứu của mình cũng cho thấy Tài sản cố định hữu hình, Tăng trưởng tổng tài sản có quan hệ đồng biến với hiệu quả tài chính.
Giả thiết 5: Tài sản cố định hữu hình (TANG) được xem có tác động cùng
chiều lên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
6. Abor, J., 2005 trong nghiên cứu của mình cho kết quả Tăng trưởng doanh thu có quan hệ đồng biến với hiệu quả tài chính khi đo lường với ROE. Trong nghiên cứu của mình, Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan, S. (2012)
và Dawar, V. (2014) cho rằng Tăng trưởng doanh thu khơng có ý nghĩa với ROA và ROE. Theo lý thuyết chi phí đại diện, một cơng ty có quy mơ và mức tăng trưởng doanh thu tốt thì chi phí phá sản sẽ giảm. Do đó, trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết là:
Giả thiết 6: Tăng trưởng doanh thu (GROW)có quan hệ đồng biến với hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp.
7. Dawar, V., 2014 trong nghiên cứu của mình đối với các doanh nghiệp Ấn Độ cho kết quả rằng tính thanh khoản có quan hệ đồng biến với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Nguyên nhân được giải thích rằng với nguồn vốn lưu động sẵn có, doanh nghiệp sẽ tận dụng tốt các cơ hội đầu tư với chi phí thấp hơn so với vốn vay.
Giả thiết 7: Tính thanh khoản (LIQ) có tác động cùng chiều đến hiệu quả
tài chính của doanh nghiệp.
8. Dzung Nguyen, et al., 2012 trong nghiên cứu của mình về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam nhận thấy rằng yếu tố sở hữu Nhà nước có quan hệ đồng biến với địn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Theo lý thuyết tài chính doanh nghiệp, khi doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính vượt qua được điểm hịa vốn thì sẽ mang lại hiệu quả tài chính cao.
Giả thiết 8: Tỷ lệ sở hữu nhà nước đồng biến với hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp.
9. Dawar, V., 2014 trong kết quả nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng thâm niên hoạt động (AGE) có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp mới thành lập thì linh động hơn trong việc thay đổi để thích nghi với mơi trường cạnh tranh cũng như trong hoạt động kinh doanh.
Giả thiết 9: Thâm niên hoạt động có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài
chính.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
trong ngành thực phẩm được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội. Dữ liệu được thu thập từ năm 2011 đến năm 2014. Danh sách các công ty được chọn lọc theo tiêu chuẩn hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
3.5. Phân tích thống kê mơ tả
Dữ liệu nghiên cứu gồm 140 quan sát của 35 công ty cổ phần hoạt động trong ngành thực phẩm từ năm 2011 đến năm 2014 được chọn lọc theo tiêu chuẩn hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg, tác giả lấy danh sách các công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo: Mã ngành cấp 1 là C, Mã ngành cấp 2 là 10 và 11. Danh sách bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thịt, thủy sản, nước mắm, rau quả, dầu, sữa, bột, mì, đồ uống … Trong đó loại trừ doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản vì đây là ngành gián tiếp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi gia cầm, gia súc và thủy hải sản để tạo ra sản phẩm cho ngành thực phẩm.