Thay thế bảng tên phòng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) vào quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói tại công ty cổ phần hóa dược phẩm mekophar (Trang 67 - 89)

(Nguồn: Thảo luận nhóm chuyên gia năm 2015)

c. Bảng quy trình chuẩn vận hành máy

Các bảng quy trình chuẩn vận hành máy được phôtô ra, cho vào lớp bao nilon, gắn lên bảng mica, treo lên tường. Lớp bao nilon nhằm mục đích tránh bụi. Tuy nhiên nó gây bất tiện cho cơng nhân khi lấy ra đọc, tạo cho công nhân tâm lý lười biếng, khơng muốn đọc. Do đó dễ dẫn đến những sai sót khi cơng nhân vận hành máy sai quy trình gây ra lãng phí khuyết tật, làm hư hỏng máy….

Nghiên cứu kiến nghị ép plastic các quy trình chuẩn vận hành máy để cơng nhân dễ sử dụng. Các quy trình chuẩn vận hành nên thiết kế nội dung trên một trang giấy, không nên làm nhiều trang. Ngoài dạng văn bản, quy trình chuẩn vận hành nên bổ sung thêm các hình ảnh, giúp cơng nhân vận hành dễ nhận biết. Quy trình chuẩn vận hành khơng nên sử dụng bảng phơ vì các nút điều khiển có nhiều màu sắc khác nhau, sẽ bị tiệp thành màu đen, khó nhận biết. Nghiên cứu đề nghị sử dụng bảng in màu, giống thực tế nhằm mục tiêu cuối cùng là truyền đạt rõ ràng cho công nhân, hạn chế lỗi xảy ra trong quá trình vận hành.

Hình 3.10. Quy trình chuẩn vận hành máy trước khi thực hiện mơ hình

sản xuất tinh gọn

(Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2015)

3.4 Các biện pháp triển khai và duy trì mơ hình sản xuất tinh gọn vào quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói tại Cơng ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar

Để triển khai và duy trì mơ hình sản xuất tinh gọn (Lean), cơng ty phải thành lập một Ban chỉ đạo triển khai áp dụng Lean gồm nhân viên Bộ phận đảm bảo chất lượng và Bộ phận sản xuất. Ban chỉ đạo tiến hành theo dõi, kiểm tra và đánh giá q trình thực hiện Lean.

Cơng việc của Ban chỉ đạo:

Xây dựng các tiêu chuẩn để công nhân trong chuyền sản xuất thực hiện theo: Sửa đổi, bổ sung, hồn chỉnh các quy trình thao tác chuẩn hiện hành; xây dựng các quy trình thao tác chuẩn mới. Hướng dẫn cơng nhân thực hiện theo đúng quy trình thao tác chuẩn.

Xây dựng các tiêu chuẩn để nhân viên các Bộ phận liên quan thực hiện: Chương trình bảo dưỡng định kỳ máy móc (Bộ phận cơ điện), thơng tin tồn kho, điều phối sản xuất (Bộ phận kinh doanh).

Thiết kế các quy trình thao tác chuẩn một cách trực quan đáp ứng mục tiêu dễ nhìn. Sử dụng bảng hiển thị trực quan càng nhiều càng tốt vì dễ nhìn, dễ nhớ, tránh nhầm lẫn, đặc biệt là khi có nhiều chuyền sản xuất hoạt động hay chuyển đổi mặt hàng liên tục. Thiết kế các vị trí để dụng cụ sản xuất, tài liệu sản xuất sao cho dễ tìm và dễ lấy, thuận lợi cho sản xuất, giảm thời gian chờ đợi khi tìm kiếm.

Phân cơng một kiểm sốt viên có nhiệm vụ đi xuống Bộ phận sản xuất, ghi chép cụ thể các thao tác công nhân trong chuyền, thời gian thực hiện, tỷ lệ khuyết tật sản phẩm ở mỗi công đoạn mỗi ngày, tập trung vào cơng đoạn ép gói và in- đóng gói. Hàng tuần, nhân viên này lập bảng báo cáo lên Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo sẽ theo dõi bảng báo cáo, phân tích số liệu, đánh giá và đưa ra các giải pháp. Ban chỉ đạo cứ hai lần một tháng sẽ xuống Bộ phận sản xuất kiểm tra đột xuất để giám sát cán bộ quản lý trực tiếp và cơng nhân trong chuyền có thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn đưa ra. Kiểm soát viên và cán bộ quản lý trực tiếp tích cực lắng nghe cơng nhân trong chuyền sản xuất trình bày những khó khăn cũng như ý tưởng, cho dù ý tưởng có khả thi hay khơng và ghi chép cẩn thận, rõ ràng vào sổ sách.

Khuyến khích cơng nhân đề xuất ý tưởng: Cơng nhân trong chuyền sản xuất là những người trực tiếp sản xuất, vận hành máy móc hàng ngày nên hiểu rất rõ máy móc, hay những thao tác không cần thiết trong sản xuất. Do đó, cơng nhân được khuyến khích triển khai các cải tiến cho các quy trình sản xuất nhưng việc cải tiến phải được báo cáo cho cán bộ quản lý trực tiếp. Việc cải tiến phải được triển khai dưới sự giám sát của kiểm soát viên. Quy trình mới phải được ghi chép cụ thể về thời gian, cách tiến hành và kết quả.

Cập nhật liên tục mỗi thay đổi trong quy trình chuẩn và đảm bảo bất kỳ một thay đổi nào cũng phải được truyền đạt rõ ràng đến cán bộ quản lý trực tiếp và công nhân.

Tổ chức phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Hàng quý, Ban chỉ đạo tiến hành tổng kết các sáng kiến, đánh giá các sáng kiến và khen thưởng cho công nhân đề xuất các ý tưởng đó. Tùy thuộc vào từng sáng kiến, Ban chỉ đạo sẽ có những mức khen thưởng khác nhau, gửi trực tiếp cho cơng nhân đề xuất ý tưởng, có thể là tiền mặt (Từ ba trăm ngàn đến một triệu) hay một phần quà.

Xây dựng hình thức xử lý vi phạm. Các vi phạm như công nhân không thực hiện theo quy trình thao tác chuẩn, kéo dài thời gian làm việc, không treo thẻ Kanban theo quy định…. Các hình thức xử lý vi phạm được quy định rõ ràng đối với mỗi vi phạm, tăng hình thức phạt nếu vi phạm nhiều lần. Số lần vi phạm, thái độ hợp tác trong quá trình triển khai Lean được chọn làm một trong những tiêu chí trong xét duyệt bình bầu thi đua A, B, C cuối năm.

Thơng báo hình thức khen thưởng và hình thức xử lý vi phạm cho toàn thể nhân viên được biết và cùng thực hiện, đảm bảo tính kỷ luật và nghiêm minh trong quá trình triển khai mơ hình sản xuất tinh gọn.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày giải pháp ứng dụng Lean Manufacturing vào quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói. Bước đầu, nghiên cứu nhận diện vấn đề, trình bày định hướng ứng dụng và xác định đối tượng tham gia. Sau đó, nghiên cứu đưa ra các công cụ, phương pháp để ứng dụng gồm sơ đồ chuỗi giá trị, thẻ Kanban và công cụ quản lý trực quan. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia và phần mềm Microsoft Visio 2010 để vẽ sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại và sơ đồ chuỗi giá trị mới. Trong sơ đồ chuỗi giá trị mới, thời gian giao hàng được rút ngắn, lãng phí chờ đợi và lãng phí tồn kho giảm, cỡ lơ được đề nghị giảm xuống 10000 gói. Nghiên cứu đưa ra mơ hình ứng dụng thẻ Kanban, các mẫu thẻ Kanban và các công cụ quản lý trực quan. Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp triển khai và duy trì mơ hình sản xuất tinh gọn

vào quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói. Phần tiếp theo sẽ trình bày một số kết luận và kiến nghị, cũng như hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ứng dụng mơ hình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) vào quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói nhằm nhận diện lãng phí và rút ngắn thời gian giao hàng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói, bấm đồng hồ xác định thời gian của các công đoạn sản xuất; sử dụng phương pháp chuyên gia, biểu đồ nhân quả để xác định nguyên nhân của tiến độ giao hàng chậm; ứng dụng phần mềm Microsoft Visio 2010 để vẽ sơ đồ chuỗi giá trị.

1. Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu xác định được thời gian chu kỳ của các công đoạn: Công đoạn pha chế (1.23 giây), cơng đoạn ép gói (3.12 giây), cơng đoạn in gói (1.98 giây), cơng đoạn đóng gói (0.384 giây).

Nghiên cứu chỉ ra các lãng phí theo quan điểm Lean Manufacturing xuất hiện trong quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói: Lãng phí chờ đợi, lãng phí vận chuyển, lãng phí tồn kho, lãng phí thao tác, lãng phí khuyết tật.

Nghiên cứu sử dụng biểu đồ xương cá, xác định nguyên nhân giả định của tiến độ giao hàng chậm do cơng tác dự báo kém, lãng phí chờ đợi, cơng nhân khơng làm theo quy trình chuẩn. Từ những số liệu thu thập được, nghiên cứu xác định nguyên nhân của tiến độ giao hàng chậm là do lãng phí chờ đợi. Từ đó, nghiên cứu ứng dụng một số công cụ, phương pháp Lean để cân bằng chuyền sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng.

Áp dụng công cụ sơ đồ chuỗi giá trị vào quy trình sản xuất, nghiên cứu xác định các nút thắt và giải pháp cải tiến sơ đồ chuỗi giá trị. Sau khi cải tiến sơ đồ chuỗi giá trị: số lượng công nhân giảm từ 10 người xuống 5 người (chiếm 50%), thời gian giao hàng giảm từ 10 ngày xuống 6 ngày (chiếm 40%), mỗi ngày sản xuất 10000 gói/ngày đáp ứng nhu cầu khách hàng 9965 gói/ ngày. Nghiên cứu đề nghị giảm cỡ lơ từ 40000 gói xuống 10000 gói, giúp sản xuất linh động hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Nghiên cứu ứng dụng thẻ Kanban và quản lý bằng công cụ trực quan vào dây chuyền sản xuất giúp công nhân dễ nhận biết, thực hiện đúng theo quy trình sản xuất,

tránh những nhầm lẫn, sai sót trong q trình sản xuất. Thêm vào đó, cơng nhân được thơng tin đầy đủ về tiến độ sản xuất giúp cho quá trình sản xuất diễn ra trơi chảy.

2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 2.1 Hạn chế

Do hạn chế về thời gian cũng như nguồn lực nên nghiên cứu chỉ mới tiến hành khảo sát thời gian của các cơng đoạn trong quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói. Nghiên cứu cần quan sát kỹ các thao tác của công nhân trong mỗi công đoạn, bắt đầu từ những thao tác nhỏ nhất; tìm ra những lãng phí cịn tồn tại trong quy trình sản xuất để ứng dụng những công cụ, phương pháp Lean thích hợp nhằm giảm lãng phí và rút ngắn thời gian giao hàng.

Nghiên cứu mới đưa ra một vài công cụ quản lý trực quan để khắc phục những nguyên nhân gây ra lãng phí khuyết tật. Nghiên cứu chưa đưa ra giải pháp loại bỏ lãng phí thao tác và lãng phí vận chuyển trong quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói.

Xác định đối tượng tham gia và đào tào kiến thức về Lean là rất quan trọng, chỉ khi nào ý chí đồn kết và thơng suốt từ trên xuống thì Lean mới có thể triển khai và mang lại hiệu quả cao. Do đó, hoạt động đào tạo, truyền đạt kỹ thuật, tư duy Lean cho mọi người phải được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra bảng kế hoạch đào tạo chi tiết, tái đào tạo Lean cho cán bộ và công nhân dây chuyền sản xuất thuốc nước uống dạng gói.

2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Xác định lãng phí thao tác trong quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói và ứng dụng cơng cụ, phương pháp Lean nhằm giảm lãng phí thao tác.

Thu thập thơng tin để xác định nguyên nhân dự báo kém có phải là một trong những nguyên nhân cốt lõi của tiến độ giao hàng chậm. Từ đó, nghiên cứu tìm cơng cụ, phương pháp thích hợp để khắc phục.

Ứng dụng Lean vào các dây chuyền sản xuất thuốc khác tại Bộ phận Thuốc Mỡ - Thuốc Nước.

Thiết kế hệ thống đánh giá nguồn nhân lực: Một cơ sở dữ liệu được thiết lập ghi lại các kỹ năng và khả năng của mỗi người lao động. Những kỹ năng này được nhóm thành ba loại:

- Kỹ thuật (Kiến thức cơ bản, toán học, biện pháp); - Con người (Cá nhân, kỹ năng xã hội);

- Lean (Kiến thức về nguyên tắc tinh gọn, hệ thống kéo và cải tiến).

Khi biết được những kỹ năng của người lao động, chương trình đào tạo đánh giá được xây dựng tốt nhất, mỗi cơng nhân được phân cơng thích hợp nhất và hệ thống phần thưởng, giải thưởng được thiết lập. (José Moyano-Fuentes, 2012)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Hạnh Lê, 2014. Thành công từ việc áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn. Báo Cơng

Thương.

2. Nhóm tư vấn dự án Lean, PCD, VPC, 2013. Bài học từ việc áp dụng thành cơng mơ hình sản xuất tinh gọn Lean. Bản tin năng suất chất lượng, số 195, trang 5. 3. Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, 2013. Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất

nhỏ và vừa ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí khoa học, tập 29 (số 1), trang 23-31.

4. Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, 2014. Định hướng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tạp chí khoa học, tập 30 (số 1), trang 63-71.

5. Nguyễn Thị Đức Nguyên và Bùi Nguyên Hùng, 2010. Áp dụng Lean Manufacturing tại Việt Nam thơng qua một số tình huống. Phát triển & Hội Nhập, số 8, trang 41 - 48.

6.Phịng đảm bảo Cơng ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar, 2014. Danh mục các sản phẩm của Cơng ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm 2014.

7.Phịng kế tốn Cơng ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar, 2014. Bảng tổng hợp số liệu đánh giá hoạt động kinh doanh đến năm 2014.

8.Tạ Thị Kiều An, 2010. Giáo trình quản lý chất lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

9.Võ Chí Thanh, 2006. Xây dưng "Hệ thống sản xuất tinh gọn" (Kỹ thuật Lean) tại công ty EsTec Vina. Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

TIẾNG ANH

1.Abdulmalek, F.A. and Rajgopal, J., 2007. Analyzing the benefits of lean manufacturing and value stream mapping via simulation: A process sector case study. International Journal of Production Economics, Volume 107, pp. 223-236.

2.Agrahari, R.S. et al., 2015. Improvement of process cycle efficiency by implementing a lean practice: a case study. International Journal of Research in Aeronautical and Mechanical Engineering, 3(3), pp. 38-51.

3.Daan Smits, 2012. Value Stream Mapping for SMEs: a case study. Academic Master Thesis. Royal Institute of Technology..

4. Dal, V., 2013. Using Lean Manufacturing Techniques to Improve Production Efficiency in the Ready Wear Industry and a Case Study. FIBRES & TEXTILES in

Eastern Europe, Volume 21, pp. 16-22.

5. Hines, P. and Taylor, D., 2000. Going Lean, Cardiff: Lean enterprise research centre.

6.José Moyano-Fuentes, 2012. Learning on lean: a review of thinking and research. International Journal of Operation & Production Management, 32(5), pp. 551-582.

7.Taping, D. and Shuker, T., 2003. Value Stream Management for the Lean Office: Eight Steps to Planning, Mapping, and Sustaining Lean Improvements in Administrative Areas. New York: Productivity Press.

8. Venkataraman, K. et al., 2014. Application of Value Stream Mapping for Reduction of Cycle Time in a Machining Process. Procedia Materials Science,

Volume 6, pp. 1187-1196.

9.Womack, J. P. and Jones, D.T., 1996. Lean Thinking: Banish Waste and Create Wealth in Your Corporation. New York: Simon & Schuster.

TRANG WEB

1. Cẩm Hà, 2013. Hội thảo: Quản lý sản xuất tinh gọn (Lean) - giải pháp giúp doanh nghiệp tăng năng suất. <http://www.vinatex.com/Portal/Detail.aspx?

Organization=vinatex&MenuID=74&ContentID=9969>. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2014].

2. Cẩm Hà, 2014. Việt Tiến: Doanh nghiệp hàng đầu ngành Dệt May Việt Nam.

<http://www.vinatex.com/Portal/Detail.aspx?Organization=vinatex&MenuID=72&

ContentID=10717>. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2014].

3. Cơng ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar, 2014. Sơ đồ tổ chức công ty. <

http://www.mekophar.com/vn/Gioi-thieu/So-do-to-chuc-cua-cong-ty.html>.

[Ngày truy cập: 15 tháng 11 năm 2014]

4. Tập đoàn dệt may Việt Nam, 2013. Đưa Lean vào mơ hình sản xuất.

http://www.vinatex.com/Portal/Detail.aspx?Organization=vinatex&MenuID=74&C ontentID=10230 . [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2014].

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách nhóm chuyên gia

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ

1 Nguyễn Ngọc Thanh Hà Tổ trưởng sản xuất 2 Phan Thị Diệu Trâm Tổ phó sản xuất 3 Nguyễn Thị Quỳnh Anh Quản đốc sản xuất 4 Nguyễn Thiện Mỹ Giám sát viên chính 5 Nguyễn Thị Nguyệt Hà Phó phịng đảm bảo

6 Trần Văn Quý Kỹ sư cơ điện

7 Lê Thị Ngọc Trí Phó quản đốc sản xuất 8 Nguyễn Thị Mỹ Chi Phó phịng kế hoạch 9 Trần Thị Kim Thùa Trưởng phịng kế hoạch 10 Tơn Thất Lành Chuyên gia tư vấn Lean

Phụ lục 2: Số liệu thu thập trong quá trình quan sát các cơng đoạn sản xuất

1.Công đoạn pha chế

STT Chuẩn bị (Phút) Cân (Phút) Pha chế (Phút) Vệ sinh (Phút)

1 20 22 180 20 2 22 24 180 23 3 22 25 178 22 4 20 28 180 18 5 18 25 180 18 6 20 26 182 20 7 20 23 180 22 8 15 25 178 21 9 20 25 180 20 10 25 27 183 18 TB 20.2 25 180.1 20.2 LT 20 25 180 20 TB: Trung bình, LT: Làm trịn số liệu

2. Cơng đoạn ép gói

STT Cho thuốc vào phễu (Phút) Lắp cuộn giấy, cài đặt toC (Phút) Cài đặt khối lượng, chỉnh mắt thần

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) vào quy trình sản xuất thuốc nước uống dạng gói tại công ty cổ phần hóa dược phẩm mekophar (Trang 67 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w