CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở thành phố bến tre giai đoạn 2011 2013 (Trang 38 - 45)

- Vùng nghèo: là địa bàn nằ mở những khu vực khó khăn hiểm trở, giao

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1.Nghiên cứu thực nghiệm giảm nghèo ở nước ngoài

1.2.1.1.Kinh nghiệm giảm nghèo ở Trung Quốc

Theo Nguyễn Đăng Minh Xuân (2009), qua hơn 30 năm cải cách, mở cửa, từ năm 2010 Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đời sống của người dân không ngừng được thay đổi và nâng cao. Theo số liệu thống kê, GDP bình qn đầu người tính theo giá hiện hành của Trung Quốc đã tăng từ 46 USD (năm 1979) lên tới khoảng 5.000 USD (năm 2011).

Trước khi thực hiện chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc có khoảng 250 triệu người nghèo. Ngay từ những năm 1980, Chính phủ đã đưa ra chương trình XĐGN với những bước đi phù hợp, đến những năm 1990 số nghèo còn 125 triệu, đến năm 1995 còn 65 triệu. Trong khi tập trung phát triển kinh tế thì Trung Quốc đã dành lượng lớn nhân lực, nguyên liệu và nguồn tài chính cho người nghèo để giải quyết vấn đề nghèo đói.

Để thực hiện mục tiêu và quan điểm về XĐGN, ngay từ những năm đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc đã hết sức chú trọng tới việc khuyến khích, thúc đẩy những vùng, những doanh nghiệp, những cá nhân có điều kiện giàu lên trước; mặt khác thông qua các công cụ như thuế, chi ngân sách, chuyển giao tài chính, trợ cấp v.v... từng bước giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa những đối tượng được phép giàu lên trước với những vùng, những doanh nghiệp, những người khơng có điều kiện làm giàu. Nhờ đó, Trung Quốc đã đạt được mục tiêu, vừa thúc đẩy tối đa sức sản xuất, vừa duy trì sự ổn định của xã hội, đảm bảo mơi trường xã hội thuận lợi cho việc thực hiện những cải cách quan trọng về kinh tế và hội nhập.

Chính sách giảm nghèo ở Trung Quốc thể hiện qua các bước:

- Giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, miền và tầng lớp dân cư: Trong giai đoạn đầu, tập trung và tạo điều kiện tối đa cho các vùng, miền có điều kiện thuận lợi phát triển với tốc độ cao, nhằm tăng nhanh tiềm lực kinh tế; tuy nhiên cũng tạo chênh lệch rất lớn về khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền và tầng lớp dân cư. Để khắc phục, Trung Quốc đã có những giải pháp chuyển giao tài chính, thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc miền duyên hải với các doanh nghiệp thuộc các vùng khác, tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

- Giải quyết việc làm cho người lao động: Tình trạng thất nghiệp gia tăng

do áp lực từ cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, lao động dơi dư từ khu vực nông nghiệp nông thôn… đe doạ sự ổn định của xã hội, làm tăng thêm số người nghèo khổ cần phải giúp đỡ. Đứng trước áp lực này, từ giữa những năm 90, chính sách của Trung Quốc đã tập trung vào giải quyết và hỗ trợ việc làm cho người lao động thông qua hàng loạt các giải pháp: Đẩy mạnh điều chỉnh cơ cấu

kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế tư nhân; đẩy mạnh phát triển thị trường trong và ngồi nước để tạo điều kiện cho hàng hố của Trung Quốc thâm nhập trên tồn thế giới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, để hỗ trợ đời sống cho cán bộ, cơng nhân viên chức bị thất nghiệp, lao động nông nghiệp dôi dư, Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh cải cách hành chính, chế độ bảo đảm và cứu trợ xã hội.

- Giảm bớt số lao động sống dưới mức nghèo khổ ở nông thôn: Khu vực nông

nghiệp nông thơn của Trung Quốc ln là điểm nóng trong cải cách của Trung Quốc. Những năm qua, chính sách của Trung Quốc đã và đang chú trọng đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn. Việc hình thành hàng loạt các thị trấn, các đô thị nhỏ, sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp hương trấn đã cho thấy chính sách cơng nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn của Trung Quốc đã phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ, tăng mức sống cho nông dân trong thời gian dài, Trung Quốc đã và đang thực hiện chính sách trợ giá nơng nghiệp, chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp nông thôn và hàng loạt các chính sách bổ trợ khác nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thơn theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố.

- Thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mở cửa hội nhập: Thơng

qua đó tăng cường giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động. Từ chính sách vĩ mơ thơng thoáng, Trung Quốc đã tạo ra môi trường đầu tư tương đối thuận lợi để thu hút được lượng vốn FDI và ODA cho xây dựng và phát triển đất nước.

- Tiếp tục tăng đầu tư cho các vùng khó khăn: Thông qua việc cho vay XĐGN với lãi suất ưu đãi để tiến tới biến các khoản cho vay dưới hình thức này thành những khoản đầu tư hỗ trợ XĐGN; Có chính sách ưu đãi về tài chính và thuế để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đến đầu tư tại các vùng khó khăn; Tăng cường hợp tác giữa các vùng, miền thông qua biện pháp cho phép được hưởng quyền ưu tiên trong các dự án để các doanh nghiệp ở các vùng phát triển đầu tư vào các vùng kém phát triển.

1.2.1.2.Kinh nghiệm giảm nghèo ở Thái Lan

Theo Nguyễn Đăng Minh Xuân (2009),Thái Lan là quốc gia nằm ở khu vực Đơng Nam Châu Á, diện tích của quốc gia này rộng hơn 1,5 lần diện tích nước ta

nhưng dân số chỉ bằng khoảng 2/3. Thái Lan vốn là quốc gia xuất phát từ nơng nghiệp và có điều kiện sản xuất tương đối tương đồng so với Việt Nam. Năm 1960, Thái Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH mới. Thập niên 1970, Thái Lan thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu; cơng nghiệp và thương mại dần dần đóng vai trị quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn, trong khi tỷ trọng của nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu kinh tế. Trong những năm 1985-1995, Thái Lan là một trong những nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và đã trở thành một nước công nghiệp mới. Dù là nước công nghiệp, nhưng nền nông nghiệp Thái Lan vẫn phát triển rất mạnh, nhiều sản phẩm nơng nghiệp đứng thuộc nhóm đầu của thế giới về số lượng và chất lượng, đặc biệt trong hàng chục năm Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Đối với Thái Lan, tỉ lệ nghèo trong thập kỷ 80 là 30% dân số, đến năm 1996 giảm xuống cịn 3%. Điều đó cho thấy một sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Thái Lan và bản thân người nghèo ở đất nước họ để vượt qua cảnh nghèo đói. Kinh nghiệm về giảm nghèo của Thái Lan là một bài học bổ ích cho các quốc gia đang phát triển trong chiến dịch chống đói nghèo. Một số chính sách mà Chính phủ Thái Lan thực hiện có thể xem là kinh nghiệm cho các nơi khác áp dụng:

- Đối với người nghèo, Chính phủ cho vay bằng hiện vật để sản xuất, cho vay vật tư giá rẻ, chất lượng tốt. Bằng cách đó, Chính phủ đảm bảo nguồn vốn vay vẫn cịn tồn tại, khơng bị hao tổn nhiều qua tiêu dùng của người nghèo. Mặt khác, qua chính sách này cũng góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng người nghèo nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ (nguyên, vật liệu, tư liệu sản xuất) để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

- Thu mua các sản phẩm ngũ cốc rẻ, ngân hàng cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp (3%/năm) và cho nơng dân dùng thóc để thế chấp. Khi thóc được giá người dân bán thóc và hồn vốn cho ngân hàng. Bằng chính sách tín dụng có ưu đãi, người nơng dân có thể bán được hàng hóa nơng sản với giá cao khi giá trên thị trường tăng lên. Điều đó người nơng dân được tự chủ trong quyết định giá bán cần thiết, mang đến thu nhập lớn hơn, cơ hội thốt nghèo cao hơn.

- Chính phủ Thái Lan áp dụng mơ hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với phát triển nông thôn. Thông qua việc phát triển nông thôn xây dựng những xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển mơ hình kinh doanh vừa và nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn để giảm tỉ lệ thất nghiệp. Thời kỳ mà lao động ở nơng thơn cịn nhiều, đa số người nghèo ở khu vực nông thôn và sản xuất nơng nghiệp, Chính phủ Thái Lan thực hiện chính sách như vậy để nâng cao trình độ, tay nghề, giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động nghèo, là một trong những chính sách có hiệu quả nhất trong thực hiện công tác giảm nghèo.

- Chính phủ Thái Lan cịn ban hành chính sách cải cách ruộng đất, qua đó người dân có quyền làm chủ ruộng đất. Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân mở rộng quy mô, hướng nông dân đi theo con đường sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở chính sách và định hướng như vậy, nơng dân Thái Lan đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng hàng nông sản, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Đây là thời điểm số người nghèo ở Thái Lan giảm đi đáng kể.

1.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm giảm nghèo của một số địa phương trong nước

1.2.2.1.Kinh nghiệm giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh

Theo Phạm Xuân Bách (2013), Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo từ năm 1992. Tính đến cuối năm 2008, Chương trình đã trải qua 2 giai đoạn từ 1992-2003 và 2004-2009, với 6 lần điều chỉnh nâng mức chuẩn nghèo cho phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của thành phố. Đến năm 1995, Thành phố đã cơ bản hồn thành mục tiêu xóa hộ đói và chuyển sang giai đoạn giảm nghèo, chống tái nghèo, tái đói. Đến cuối năm 2008, đánh dấu cột mốc quan trọng khi Thành phố hoàn thành cơ bản mục tiêu xóa nghèo 100% theo chuẩn thu nhập bình qn 6 triệu đồng/người/năm.

Giai đoạn 2009 – 2015, chương trình đổi tên thành “Giảm hộ nghèo, tăng hộ khá” với chuẩn thu nhập 12 triệu đồng/người/năm. Chương trình này của thành phố Hồ Chí Minh đã đi được hơn một phần hai chặng đường, với kết quả tỷ lệ hộ nghèo của thành phố đang giảm dần thấy rõ. Nếu thời điểm năm 2009, thành phố

Hồ Chí Minh có tỷ lệ hộ nghèo nằm ở mức 8,4%, thì sau một năm thực hiện chương trình đã giảm xuống cịn 5,77% vào cuối 2010 và dưới 5,5% năm 2011. Mục tiêu đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố sẽ còn dưới 4% tổng số dân.

Bài học thành công của thành phố Hồ Chí Minh trong thực hiện chương trình XĐGN trong các giai đoạn này gồm ba vấn đề lớn được tập trung giải quyết là: trợ vốn cho XĐGN; có phương hướng trợ vốn và các chính sách ưu đãi người nghèo. Chăm lo cho hộ gia đình chính sách, có cơng với cách mạng gặp phải hồn cảnh khó khăn là một phần quan trọng trong chủ trương XĐGN của Thành phố; vốn vay cùng nhiều chương trình hỗ trợ cũng nhanh chóng tiếp cận và ý nghĩa hơn nữa là việc phụng dưỡng, chăm sóc gia đình neo đơn. Cơng tác quan trọng góp phần thành cơng của Chương trình là thực hiện dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho người nghèo, công tác này cũng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Chương trình ln được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ở cấp cao nhất của Thành phố, được bố trí nguồn lực rất lớn để thực hiện, tổng nguồn vốn giảm nghèo hàng năm luôn lên đến hàng ngàn tỉ đồng, trong đó phần lớn tập trung giải ngân cho hộ nghèo vay vốn làm ăn. Các cơ chế thủ tục đã không ngừng cải thiện, dần loại bỏ sự “rườm rà” và tính quan liêu để đồng vốn đến tay người dân nhanh hơn, hiệu quả hơn. Một ưu điểm trong cơ cấu vận hành chương trình giảm nghèo mà Thành phố đã xây dựng là mang tính liên kết cao; cụ thể, mỗi ban xóa đói giảm nghèo và việc làm ở từng cấp quận, huyện lẫn phường, xã, luôn bao gồm đầy đủ các ban ngành chức năng: hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân..., điều này đảm bảo mọi tầng lớp dân cư đều được quan tâm, mặt khác giúp cơ quan chức năng nắm bắt hiệu quả tình hình đời sống thực tế của người dân. Một yếu tố quan trọng giúp cho chương trình giảm nghèo ở Thành phố thành cơng chính là sự linh hoạt, nhạy bén trong quản lý, chỉ đạo thay đổi kịp thời để thích ứng với tình hình mới, khả năng khơng ngừng cải tiến chương trình xuất phát từ sự đồng thuận và sâu sát đời sống người dân.

Chương trình Thành phố thực hiện đến năm 2015 với mục tiêu: tạo sự chuyển biến tích cực hơn về mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của các bộ phận dân nghèo; tăng dần tỷ lệ hộ khá nhằm thu hẹp khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa các tầng lớp và các nhóm dân cư trong xã hội; bảo đảm cho người nghèo

Thành phố được đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở, được chăm sóc sức khỏe và có cơ hội học hành, được giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng để có thể tự lao động, sản xuất làm ăn, vươn lên, tích lũy, giảm nghèo, ổn định cuộc sống; phấn đấu hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn khoảng 1% tổng hộ dân Thành phố.

1.2.2.2.Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Tiền Giang

Theo Phạm Xuân Bách (2013), Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc và Đơng Bắc tỉnh Tiền Giang giáp Long An và thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2; dân số năm 2010 là 1,681 triệu người (mật độ dân số 677 người/km2). Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã) và 169 đơn vị hành chính cấp xã.

Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật ni; Tiền Giang cũng có điều kiện thuận lợi trong phát triển công nghiệp và thương mại – dịch vụ, trong đó, du lịch sinh thái đang là thế mạnh của tỉnh. Năm 2010, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 44,7%, công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 28,3% và thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 27,1%; GDP bình quân đầu người đạt 1.094 USD.

Tiền Giang đã đạt được một số kết quả tích cực trong phát triển KT-XH. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế của tỉnh cũng cịn khó khăn, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thấp. Kết quả tổng điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2011 - 2015 (theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ), tồn tỉnh có 48.135 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 10,96% tổng số hộ dân cư tồn tỉnh; huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tân Phú Đơng 52,18%; tồn tỉnh có 08 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên (huyện Tân Phú Đông: 06 xã).

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh như vậy là còn cao, nhưng đã giảm đáng kể so với trước đây. Tiền Giang đã đạt được một số thành công trong thực hiện công tác giảm nghèo, nhất là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn (2006 - 2010) trên địa bàn tỉnh với kết quả: giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 17,89% năm 2005 xuống cịn 6,4% năm 2010 (theo tiêu chí giai đoạn 2006-2010); tạo điều kiện

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở thành phố bến tre giai đoạn 2011 2013 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w