KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả thống kê

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở thành phố bến tre giai đoạn 2011 2013 (Trang 65 - 78)

- β0, βk: các hệ số hồi quy của mơ hình.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả thống kê

4.1. Kết quả thống kê

4.1.1. Hộ nghèo

Hộ nghèo là đối tượng nghiên cứu của đề tài, được phản ảnh qua nhiều tiêu thức dưới dạng định tính và định lượng, quá trình khảo sát 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của thành phố Bến Tre, được thể như sau:

Bảng 4.1. Nghèo và chi tiêu bình qn theo nhóm hộ

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Nghèo Không

nghèo

So sánh

Tuyệt đối Tương đối (%) Chi tiêu bình quân hộ/ năm 18,985 30,580 11,595 161,08 Chi tiêu bình quân nhân khẩu/năm 4,680 9,333 4,653 199,42

Nguồn: Khảo sát tại thành phố Bến Tre, 2014

Theo số liệu, nhóm hộ khơng nghèo có chi tiêu bình quân/ hộ tăng 61,08%, tăng 11.595.000 đồng/năm so với nhóm nghèo; nhóm hộ khơng nghèo chi tiêu bình quân nhân khẩu/năm 9.333.000 đồng/năm, tăng 99,42% so với nhóm nghèo. Kết quả này cho thấy, tốc độ chi tiêu bình quân/hộ và tốc độ chi tiêu bình quân trên nhân khẩu giữa nhóm hộ khơng nghèo với nhóm hộ nghèo có khoảng cách xa và tốc độ chi tiêu bình quân trên hộ chậm hơn tốc độ chi tiêu bình quân trên khẩu (161,08% < 199,42%), cho phép nội suy rằng tăng thu nhập chậm hơn tăng chi tiêu dẫn đến tích lũy có xu hướng giảm xuống là điều khơng mong đợi.

4.1.2.Sự khác biệt giữa hộ nghèo và hộ không nghèo ở thành phố Bến Tre

4.1.2.1.Nghèo và trình độ học vấn của chủ hộ

Học vấn là nền tảng, tiền đề quan trọng để nâng cao khả năng sinh kế, là con đường ngắn nhất giúp người nghèo thốt nghèo hiệu quả. Tình hình học vấn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2. Trình độ học vấn của chủ hộ

Chỉ tiêu

Hộ nghèo Hộ không nghèo Tổng Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) Không đi học 5 6,85 0 0,00 5 4,17 Tiểu học 14 19,18 0 0,00 14 11,67 THCS 39 53,42 10 21,28 49 40,83 THPT 15 20,55 12 25,53 27 22,50 THCN/dạy nghề 0 0,00 3 6,38 3 2,50 Đại học trở lên 0 0,00 22 46,81 22 18,33 Tổng 73 100,00 47 100,00 120 100,00

Nguồn: Tổng hợp khảo sát tại thành phố Bến Tre, 2014

Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ thuộc nhóm nghèo khá thấp so với nhóm hộ khơng nghèo, cụ thể tỷ lệ chủ hộ thuộc nhóm nghèo khơng đi học chiếm 6,85%, tiểu học chiếm 19,18%, trung học cơ sở chiếm 53,42% và đặc biệt hơn là khơng có chủ hộ nào thuộc nhóm nghèo có trình độ trung học chuyên nghiệp hay đại học trở lên, trong khi đó con số này của nhóm hộ khơng nghèo lần lượt là 6,38% và 46,81%. Tuy vậy, tỷ lệ đại học trở lên chiếm trong tổng thể khảo sát cũng chỉ có 18,33%, chưa cao điều đó cịn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.

Từ kết quả thấy rằng, trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ nghèo càng giảm. Điều này cũng dễ hiểu, khi chủ hộ có trình độ học vấn cao, đa phần họ sẽ tìm kiếm cơng việc dễ dàng và có thu nhập cao hơn so với chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy, để thốt nghèo bền vững khơng cịn con đường nào khác là phải nâng cao trình độ học vấn cho chủ hộ và các thành viên trong hộ.

4.1.2.2.Nghèo và tình trạng việc làm của hộ

Ở Việt Nam, nền nơng nghiệp cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; giá các sản phẩm nông nghiệp thường không ổn định. Những người làm nghề nơng thường có thu nhập thấp và dễ lâm vào cảnh nghèo khó.

Theo nghiên cứu nghèo tại 152 hộ thuộc huyện Gị Cơng Đơng và Gị Cơng Tây, tỉnh Tiền giang của Hồ Duy Khải (2010), nghề nghiệp chính của chủ hộ có ảnh

hưởng đến tình trạng nghèo, tỷ lệ hộ có chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp thuộc nhóm nghèo nhất là 93,1%, nhóm khá nghèo có 78,3% số hộ có chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Trong tỷ lệ này thuộc nhóm khá giàu và giàu chiếm lần lượt là 45,5% và 42,9%. Như vậy, phần lớn những hộ hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp ở vùng Gị Cơng là những hộ thuộc nhóm nghèo hoặc khá nghèo.

Kết quả khảo sát tại thành phố Bến Tre cũng có các đặc điểm thường thấy ở hộ nghèo là đa số làm việc trong nông nghiệp, trong khi hộ khơng nghèo thường có việc làm trong những lĩnh vực có thu nhập cao và tương đối ổn định như kinh doanh, lao động ngồi nơng nghiệp. Điều đó chỉ ra rằng, hoạt động thuần nơng làm cho người nghèo khó thốt cảnh túng thiếu.

Để minh chứng cho tình trạng trên thơng qua số liệu của bảng 4.3

Bảng 4.3. Tình trạng việc làm của hộ

Đvt: hộ

Lĩnh vực

Khơng nghèo Nghèo Tổng

Số lượng Tỷ lệ ( %) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 19 40,43 67 91,78 86 71,67

Phi nông nghiệp 28 59,57 6 8,22 34 28,33

Tổng 47 100,00 73 100,00 120 100,00

Nguồn: Khảo sát tại thành phố Bến Tre, 2014

Từ số liệu bảng 4.3 cho thấy, ở các xã của thành phố Bến Tre tỷ lệ hộ thuộc nhóm nghèo hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp chiếm 91,78%, trong khi ở nhóm khơng nghèo chỉ chiếm 40,43%. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là đây không phải nhân tố duy nhất ảnh hưởng tới nghèo của các hộ gia đình. Điều đáng chú ý là nơng nghiệp vẫn chiếm vị trí 71,67% so với tổng thể nghiên cứu.

4.1.2.3.Nghèo và giới tính của chủ hộ

Chủ hộ thường giữ vai trò quan trọng, quyết định trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình, đặc biệt là ở vùng nơng thơn. Có ý kiến cho rằng, chủ

hộ là nữ có xu hướng dễ nghèo hơn chủ hộ là nam, để trả lời nhận định đó có thể tham khảo kết quả ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Nghèo và giới tính của chủ hộ

Đvt: hộ

Giới tính Khơng nghèo Nghèo

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Nữ 18 38,30 54 73,97

Nam 29 61,70 19 26,03

Tổng 47 100,00 73 100,00

Nguồn: Khảo sát tại thành phố Bến Tre, 2014

Nhận định trên là ý kiến chủ quan, nhưng thực tế đã giải đáp quá rõ ràng chủ hộ là nữ ở hộ nghèo chiếm tỷ lệ đến 73,97%, trong khi chủ hộ là nữ ở hộ khơng nghèo chỉ chiếm có 38,30%.

4.1.2.4.Nghèo và quy mơ hộ

Hộ nghèo thường có số người trong hộ nhiều trong khi tư liệu sản xuất có giới hạn, tỷ lệ lao động ít, tỷ lệ sống phụ thuộc cao, dễ bị tổn thương khi gánh chịu các khoản chi tiêu lớn và dễ rơi vào vòng lẩn quẩn của nghèo.

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, số nhân khẩu trung bình của hộ nghèo là 4,05 người, hộ không nghèo 3,28 người. Điều này cho thấy, hộ có đơng người có khả năng nghèo lớn hơn, do người trực tiếp lao động thì ít mà người ngồi tuổi lao động hoặc do bệnh tật nhiều.

4.1.2.5.Nghèo và tỷ lệ phụ thuộc

Nghiên cứu độc lập tương đối giữa quy mô hộ với tỷ lệ phụ thuộc nhằm thấy rõ các tác nhân ảnh hưởng đến nghèo đầy đủ hơn.

Bảng 4.5. Nghèo với qui mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc trung bình

Đơn vị tính Khơng nghèo Nghèo So sánh (+), (-) Qui mơ hộ (số nhân khẩu) trung bình/hộ Người 3,28 4,05 + 0,77 Số người phụ thuộc trung bình Người 1,38 2,34 + 0,96 Tỷ lệ người phụ thuộc trung bình trong hộ % 42,07 57,77 + 15,7

Qua bảng 4.5 cho thấy, số nhân khẩu trung bình/ hộ của nhóm hộ nghèo cao hơn nhóm hộ khơng nghèo 0,77 người; số người phụ thuộc trung bình/hộ nhóm hộ nghèo so với nhóm hộ khơng nghèo 0,96 người, do đó tỷ lệ người phụ thuộc trung bình trong hộ của nhóm hộ nghèo so với nhóm hộ khơng nghèo tăng 15,7% đây là con số tương đối cao. Điều đó có nghĩa là, cứ một người đi làm thì có hơn một người ăn theo, trong khi đó ở nhóm hộ khơng nghèo thì trung bình chỉ có 1 người phụ thuộc, chiếm tỉ lệ 42,07%, nghĩa là cứ một người làm nuôi một người.

Từ đó cho thấy, tỷ lệ phụ thuộc cao là đặc điểm chung của các hộ nghèo ở khu vực, đây cũng là tình trạng chung của các hộ gia đình nghèo ở Việt Nam. Với lực lượng lao động ít, lại phải lo cuộc sống cho số người bệnh tật, ngoài tuổi lao động nhiều hơn sẽ là những khó khăn đáng kể cho một số hộ, nhất là những hộ nghèo với thu nhập thấp và chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như kết quả khảo sát của địa bàn.

4.1.2.6.Nghèo và nguồn lực đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đối với các hộ ở nông thôn, nhất là trong điều kiện quỹ đất có hạn. Bên cạnh đó, q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nơng thơn càng làm cho diện tích đất nơng nghiệp giảm xuống, tỷ lệ hộ mất đất, khơng có đất ngày càng cao và điều này gây khơng ít hạn chế đến việc thốt nghèo ảnh hưởng đến việc giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập và ảnh hưởng tới ổn định xã hội. Phân tích số liệu thống kê về quyền sử dụng đất ở khu vực khảo sát thấy rằng hộ nghèo có diện tích đất trung bình là 989 m2/hộ, trong khi hộ khơng nghèo có diện tích đất trung bình là 731 m2/ hộ. Nhìn chung, diện tích đất trung bình giữa hộ nghèo và hộ không nghèo chênh lệch khơng nhiều. Điều này chứng tỏ rằng, diện tích đất trung bình ảnh hưởng khơng đáng kể đến tình trạng nghèo ở khu vực.

4.1.2.7.Nghèo và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ

Có thể nói, tình trạng thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề rất quan tâm đối với những hộ nghèo. Hộ nghèo thường là những hộ khơng có hoặc có rất ít vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, những hộ này thường làm nghề nơng nhưng lại có ít đất, năng suất khơng cao, lại thiếu vốn đầu tư nên rơi vào vòng lẩn quẩn của nghèo. Do vậy, nguồn vốn vay ln đóng vai trị quan trọng trong

việc cải thiện cuộc sống của họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào người nghèo cũng có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn vay, đặc biệt là nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng Nhà nước, mặc dù có nhiều gói tín dụng ưu đãi, kể cả ngân hàng chính sách xã hội, bởi một lẽ “khơng có lúa thì khơng ai cho mượn gạo”.

Bảng 4.6. Tình hình vay vốn của các hộ gia đình

Đvt: hộ

Vay vốn tín dụng

Nghèo Khơng nghèo

Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Có vay vốn tín dụng 20 27.40 6 12.77 26

Khơng được vay vốn tín dụng 53 72.60 41 87.23 94

Tổng 73 100.00 47 100.00 120

Nguồn: Khảo sát tại thành phố Bến Tre, 2014

Các số liệu của bảng 4.6 bộc lộ, số hộ nghèo có vay vốn tín dụng là 20/73 hộ, chiếm tỷ lệ là 27,4%; hộ khơng nghèo có vay vốn tín dụng 06/47 hộ, chiếm tỷ lệ 12,77%. Điều này minh chứng, cả hộ nghèo và hộ khơng nghèo ở khu vực đều khó tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng.

4.1.2.8.Nghèo với bệnh tật

Bệnh tật sẽ chi phí cao cho khám chữa bệnh, chi phí chữa trị càng cao càng làm cho người nghèo trở nên bần cùng hơn. Người nghèo có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùng khó khăn nên ít có điều kiện để chăm lo cho sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức lao động suy giảm làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng, một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh nặng cho chi phí khám chữa bệnh. Kết quả, người nghèo phải vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít hội cho người nghèo thoát khỏi nghèo.

Qua số liệu khảo sát 120 hộ ở địa bàn cho thấy, số người bệnh tật ở hộ nghèo là 96/236 người phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 40,68%, trong khi số số người bệnh tật ở hộ không nghèo 4/65 người phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 6,15%. Do đó, bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn đến nghèo của hộ gia đình.

4.2.Kết quả đánh giá của chuyên gia

4.2.1.Về nguyên nhân dẫn đến nghèo

Bảng 4.7: Thứ tự nguyên nhân dẫn đến nghèo theo đánh giá của chuyên gia

Đvt: Điểm trung bình

TT Nguyên nhân Trung bình

1 Có thành viên trong hộ bị ốm đau, bệnh tật 4,94

2 Số người sống phụ thuộc 4,88

3 Trình độ học vấn của chủ hộ 4,47

4 Quy mô hộ/số nhân khẩu trong hộ 4,35

5 Giới tính của chủ hộ 3,82

6 Diện tích đất của hộ 3,59

7 Nghề nghiệp, tình trạng việc làm của chủ hộ 3,53 8 Nghề nghiệp, tình trạng việc làm của lao động chính 3,47

9 Khả năng tiếp cận vốn vay 3,41

10 Ý chí vươn lên thốt nghèo của các thành viên trong hộ 3,12

11 Tâm lý ỷ lại vào trợ cấp Nhà nước 2,88

12 Nguyên nhân khác 2,71

Nguồn: Phỏng vấn chuyên gia, 2014

Kết quả phỏng vấn ý kiến của chuyên gia trên địa bàn thành phố Bến Tre, cho thấy nguyên nhân dẫn đến nghèo quan trọng nhất là có thành viên trong hộ bị ốm đau, bệnh tật; thứ hai là số người sống phụ thuộc; thứ ba trình độ học vấn của chủ hộ; thứ tư qui mô hộ; thứ năm là giới tính của chủ hộ; thứ sáu là diện tích đất của hộ; thứ bảy là nghề nghiệp, tình trạng việc làm của chủ hộ; …

4.2.2.Về hiệu quả của các chính sách mà Nhà nước đang hỗ trợ Bảng 4.8: Thứ tự hiệu quả chính sách của Nhà nước

Đvt: Điểm trung bình

TT Ngun nhân Trung bình

1 Cấp thẻ BHYT cho người nghèo 4,94

2 Giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người nghèo 4,88 3 Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo 4,29 4 Miễn giảm học phí, cơ sở vật chất cho học sinh nghèo 3,12

5 Hỗ trợ nhà ở 2,82

6 Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo 2,76

7 Chính sách khác 2,29

Nguồn: Phỏng vấn chuyên gia, 2014

Tương tự khảo sát của hộ dân tại địa phương, cho thấy các chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát huy hiệu quả nhất là chính sách cấp thẻ BHYT cho người; thứ hai là chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người nghèo; thứ ba là hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo; thứ tư là miễn giảm học phí, cơ sở vật chất cho học sinh nghèo tại các trường học; thứ năm là hỗ trợ nhà ở; thứ sáu là hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và sau cùng là các chính sách khác.

4.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ gia đình

4.3.1. Kết quả hồi qui mơ hình Binary logistic xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ gia đình có tiêu chuẩn Sig. < 0,05

Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mơ hình Binary logistic

Biến số B Wald Sig eB

Hằng số 16.326 4.508 0.034 1.231E7 Giới tính -1.879 2.250 0.134 0.153 Qui mô hộ -4.431 5.588 0.018 0.012 Học vấn của chủ hộ -4.721 6.800 0.009 0.009 Số người phụ thuộc 5.496 7.382 0.007 243.827 Đất đai 1.200 0.951 0.330 3.321 Tín dụng 1.001 0.400 0.527 2.722 Việc làm của chủ hộ 0.471 0.042 0.838 1.602 Có thành viên ốm đau, bệnh tật 4.255 6.967 0.008 70.422

Nguồn: Kết quả hồi qui [Số mẫu: 120, Cox & Snell R Square: 0.650 (Nagelkerke R Square = 0.882)]

Từ kết quả ước lượng bảng 4.9 cho thấy, mơ hình có 04 biến: qui mơ hộ, học vấn của chủ hộ, số người phụ thuộc và có thành viên trong hộ bị ốm đau, bệnh tật có ý nghĩa thống kê và dấu hệ số hồi qui của các biến: giới tính chủ hộ; học vấn của chủ hộ; số người phụ thuộc; việc làm của hộ và có thành viên trong hộ bị ốm đau, bệnh tật đúng với dấu kỳ vọng; các biến qui mơ hộ, đất đai và tín dụng có dấu hệ số hồi qui không đúng với dấu kỳ vọng. Riêng biến giới tính, đất đai, tín dụng và việc làm của chủ hộ khơng có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ước lượng cũng cho thấy, các biến qui mô hộ, học vấn của chủ hộ,

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở thành phố bến tre giai đoạn 2011 2013 (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w