KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở thành phố bến tre giai đoạn 2011 2013 (Trang 78 - 84)

- β0, βk: các hệ số hồi quy của mơ hình.

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.1.Gợi ý các giải pháp tác động đến nghèo tại thành phố Bến Tre

5.1.1.Quan điểm đề xuất giải pháp

Trên cơ sở lý luận, kết quả phân tích thống kê mơ tả và mơ hình kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của thành phố Bến Tre, tác giả tập trung đề xuất các giải pháp tác động đến các yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình kinh tế lượng là: số người phụ thuộc; có thành viên trong hộ bị ốm đau, bệnh tật; trình độ học vấn của chủ hộ và qui mơ hộ. Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn nêu thêm một số giải pháp kết hợp để nâng cao hiệu quả cho công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre trong thời gian tới.

5.1.2.Số người phụ thuộc của hộ

Kết quả phân tích Chương 4 cho thấy, yếu tố số người phụ thuộc của hộ đồng biến và ảnh hưởng mạnh nhất đến xác suất nghèo của hộ. Vì vậy, để giảm nghèo tại thành phố Bến Tre, chúng ta cần hạn chế tối đa số người sống phụ thuộc trong hộ, bằng nhiều giải pháp:

- Đối với hộ mới lập gia đình hoặc các hộ cịn trẻ: Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn cho họ nhận thức những hệ lụy trong việc sinh con đơng hoặc khơng có kế hoạch. Bên cạnh đó, cũng cần đặc biệt quan tâm giáo dục sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, các biện pháp tránh thai an tồn, khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào việc làm ngồi nội trợ và hạn chế tình trạng bất bình đẳng nam nữ trong công việc... Để thực hiện được điều này, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, trong đó Hội Liên hiệp Phụ nữ là lực lượng quan trọng để góp phần thành cơng cho cơng tác này.

- Đối với các hộ đông nhân khẩu, người phụ thuộc chủ yếu trong độ tuổi đến trường: Ngoài những biện pháp tuyên truyền, vận động nêu trên, Nhà nước cũng cần áp dụng thêm chính sách miễn, giảm tiền học phí và tiền cơ sở vật chất trường học cho con em của họ hoặc trợ cấp học bổng đối với các trường hợp gia đình nghèo nhưng vượt khó … Từ đó, giúp họ giảm bớt những gánh nặng về các

khoản chi phí cho con ăn học, vượt qua khó khăn, tạo động lực vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

- Đối với các hộ đông nhân khẩu, người phụ thuộc chủ yếu trong độ tuổi lao động: đa phần các thành viên trong hộ thuộc diện có trình độ học vấn thấp, khó xin việc làm hoặc lười lao động… Vì vậy, Nhà nước cần động viên, khuyến khích để giúp họ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của mình đối với gia đình và xã hội; trong thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt Đề án về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần ưu tiên hỗ trợ, đào tạo nghề cho hộ nghèo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có việc làm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích các Cơng ty, doanh nghiệp trên địa bàn giúp đỡ, thu nhận những lao động khơng có tay nghề vào làm việc để họ có thu nhập ổn định, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và góp phần vào giảm nghèo chung của thành phố Bến Tre.

- Đối với các hộ có người phụ thuộc là người lớn tuổi, bệnh tật, mất sức lao động: Nhà nước cần sử dụng chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí hoặc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế để giúp họ giảm đi một phần gánh nặng trong chi phí khám chữa bệnh, giúp thành viên trong hộ yên tâm trong sản xuất, lao động tạo thu nhập ni sống gia đình.

5.1.3.Bệnh tật, ốm đau

Bệnh tật, tai nạn lao động, tai nạn giao thơng… tất cả ngồi ý muốn của con người, nhưng khi mắc phải trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội; trước hết phải thường xuyên lồng ghép nội dung về an tồn giao thơng, an tồn lao động, vệ sinh môi trường… cho mọi người thông qua các cuộc họp tổ dân phố, nhân dân tự quản, trên đài truyền thanh, tờ rơi, đài phát thanh-truyền hình, báo chí; Nhà nước cần tạo điều kiện, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế để giảm bớt chi phí điều trị, khám chữa bệnh cho gia đình. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền phịng chống tai nạn lao động, tai nạn giao thơng...

5.1.4.Nâng cao trình độ học vấn và chất lượng đào tạo

Qua số liệu khảo sát thực tế tại vùng nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ thuộc nhóm nghèo khơng đi học chiếm 6,85%, tiểu học chiếm 19,18%,

trung học cơ sở chiếm 53,42% và đặc biệt hơn là khơng có chủ hộ nào thuộc nhóm nghèo có trình độ trung học chun nghiệp hay đại học trở lên. Do vậy, việc tiếp cận khoa học-kỹ thuật, công nghệ để cải tiến năng suất lao động gặp khơng ít khó khăn, Nhà nước nên chú trọng giáo dục phổ thơng và cần có chính sách về giáo dục riêng cho hộ nghèo: miễn giảm học phí, cấp học bổng, hỗ trợ các dụng cụ học tập, phương tiện đi lại…; vận động các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân, cơ quan địa phương thành lập “Quỹ khuyến học” để giúp đỡ, hỗ trợ cho các em hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường hoặc thành lập “quỹ bảo trợ”, “quỹ hỗ trợ”…Ngân hàng Chính sách xã hội nên mở rộng đối tượng và điều kiện cho vay để đầu tư cho con em hộ nghèo ăn học, góp phần nâng cao dân trí và trang bị lao động có tay nghề trong tương lai, là cơ hội giảm nghèo bền vững.

Đối với đối tượng đang tham gia sản suất, có thể tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ bằng cách mở lớp bổ túc văn hóa hoặc phổ cập để vận động họ tham gia học tập nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, có thể mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn: vận hành, sửa chữa máy móc cơ giới nơng nghiệp, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi… đồng thời, hướng dẫn cách làm ăn theo từng nhóm đối tượng để họ thực hiện có hiệu quả.

Cuối cùng, muốn nâng cao trình độ học vấn của người dân thì trước tiên phải cho người dân thấy được tầm quan trọng của giáo dục, nâng cao nhận thức về giáo dục nên thường xuyên; tích cực tuyên truyền, tham vấn, vận động để các hộ nghèo thấy được lợi ích của giáo dục trong việc thốt nghèo, có vậy họ mới nổ lực vượt khó nâng cao trình độ học vấn của mình.

5.1.5.Về qui mơ hộ

Qua phân tích Chương 4 cho thấy, hộ nghèo thường tập trung ở những hộ có số nhân khẩu đơng, do nhiều ngun nhân trong đó có sự thiếu hiểu biết về sinh lý sinh sản. Vì vậy, muốn giảm qui mơ hộ gia đình cần thực hiện các biện pháp hạn chế sinh và thay đổi quan niệm lạc hậu. Trước hết, phải nâng cao nhận thức cho phụ nữ về sức khỏe sinh sản và những hệ lụy cho việc sinh con nhiều. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ cần có nhiều mơ hình, Câu lạc bộ giúp nhau làm kinh tế gia đình, phát triển sản suất, tạo việc làm cho phụ nữ để tăng thu nhập ni sống gia đình, tạo

điều kiện để phụ nữ có cơ hội tham gia vào các hoạt động cộng đồng, góp phần nâng cao vai trị, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Đối với những hộ nghèo, nhiều thành viên, nhiều thế hệ sinh sống cùng nhau: Nhà nước cần có những chương trình, chính sách thiết thực hỗ trợ học nghề, ưu tiên giới thiệu việc làm, tạo điều kiện vay vốn và hướng dẫn cách thức làm ăn hiệu quả để giảm nghèo.

5.2.Giới hạn nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ gia đình mà đại diện là chủ hộ nên chưa bao quát hết những đặc điểm riêng biệt của từng thành viên trong hộ, mẫu quan sát chỉ mang tính đại diện.

Do nguồn lực có hạn và thời gian hạn chế nên tác giả chỉ chọn 07 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của vùng nghiên cứu. Vì vậy, mẫu khảo sát có thể chưa phản ánh đầy đủ và chính xác đặc điểm, thực trạng của hộ nghèo tại thành phố. Để phản ảnh đầy đủ và chính xác bức tranh nghèo của vùng nghiên cứu, cần có một nghiên cứu với qui mơ rộng hơn, sâu hơn nhằm góp phần cùng các nhà hoạch định chính sách của thành phố có những giải pháp sát thực tế và hiệu quả hơn.

Do hạn chế về thời gian nên tác giả chỉ tiếp cận đơn chiều vì vậy chưa khai thác hết đặc điểm của hộ. Mặt khác, một số hộ có tâm lý che giấu hoặc cường điệu mức thu nhập, chi tiêu nên có thể chưa phản ánh đầy đủ, chính xác hết các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo tại địa phương.

Tham khảo được biết trên địa bàn thành phố Bến Tre chưa có đề tài nghiên cứu về nghèo, phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo và hiệu quả của chính sách Nhà nước đang hỗ trợ đối với người nghèo nên tác giả chỉ phỏng vấn và dựa vào ý kiến nhận xét, kinh nghiệm của công chức phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội tại các xã, phường nên có thể chưa phản ánh toàn diện diễn biến của các nguyên nhân. Để khắc phục hạn chế này, địi hỏi phải có nghiên cứu với qui mô rộng, sâu mới có thể khả dĩ hơn.

Ngồi các yếu tố mơ hình kinh tế lượng có ý nghĩa về mặt thống kê, cịn nhiều yếu tố có khả năng tác động đến nghèo của thành phố Bến Tre có ý nghĩa thực tế về kinh tế-xã hội như mức độ đơ thị hóa, tâm lý ỷ lại, ý chí thốt nghèo, biến

động giá cả nơng sản, mơi trường sống… Vì vậy, cần phải có các nghiên cứu sâu hơn và xem xét một cách toàn diện về nghèo tại thành phố Bến Tre.

Những gợi ý giải pháp về giảm nghèo tại thành phố Bến Tre mà nghiên cứu đề cập chỉ là những gợi ý mang tính định hướng trên cơ sở tiếp cận định lượng về chi tiêu của hộ gia đình nên có thể chưa phản ảnh đầy đủ và tồn diện, nếu có thời gian và nguồn lực để tiếp cận đa chiều về các thiếu hụt mà người dân phải gánh chịu như giáo dục, y tế, nhà ở, nguồn vốn hỗ trợ của xã hội, tình hình an ninh - trật tự… có lẽ sẽ phản ảnh mang tính đầy đủ và thuyết phục hơn.

5.3.Kết luận và kiến nghị

Trên cơ sở phân tích thống kê mơ tả, phân tích mơ hình hồi qui Binary logistic và nhận xét, kinh nghiệm của các công chức phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội tại các xã, phường cho thấy các chính sách: cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; giải quyết việc làm, đào tạo nghề; hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo; miễn giảm học phí, cơ sở vật chất cho học sinh nghèo và hỗ trợ xây dựng nhà ở… đều phát huy tác dụng giúp người nghèo thốt nghèo. Vì vậy, thành phố Bến Tre cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong việc thực hiện các chính sách nêu trên.

Tuy nhiên, việc vận dụng các chính sách trên chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ tạm thời cho các hộ nghèo, việc này không thể giúp các hộ nghèo thoát nghèo bền vững mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành, các cấp và quan tâm kết hợp một số gợi ý giải pháp có liên quan đến 04 yếu tố trên như số người phụ thuộc; có thành viên trong hộ bị ốm đau, bệnh tật; trình độ học vấn của chủ hộ và qui mô hộ. Bên cạnh đó, trong thời gian tới cũng kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre quan tâm đến các giải pháp:

Một là, tổ chức phân loại danh sách hộ nghèo theo địa chỉ và nhóm nguyên

nhân nghèo, hỗ trợ nguồn lực cho người nghèo phải đi kèm với nâng cao năng lực về mọi mặt, trong đó đặc biệt quan tâm kiến thức sản xuất, năng lực tiếp cận thị trường và ý thức chí thú làm ăn, tiết kiệm trong đời sống của mỗi hộ gia đình, cụ thể:

- Đối với hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, còn sức lao động: Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho hộ tiếp cận nguồn vốn

vay ưu đãi, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, chuyển đổi ngành nghề.

- Đối với những trường hợp hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội, không tham gia hoạt động kinh tế: Hỗ trợ bằng các chính sách xã hội và tăng cường vận động xã hội hóa gắn với các cuộc vận động của Hội chữ thập đỏ “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Quỹ vì người nghèo”, “Quỹ chung một tấm lịng”…

- Đối với hộ chây lười lao động, trơng chờ, ỷ lại vào chính sách giảm nghèo của Nhà nước: Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, xã hội địa phương phân cơng cán bộ, đồn viên, hội viên giúp đỡ, giáo dục nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, có biện pháp xử lý những đối tượng chậm tiến để tránh so đo trong nhân dân.

Hai là, tập trung thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, vốn

vay, dạy nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, hộ trợ tiền điện, trợ cấp thường xuyên… đối với hộ nghèo và cận nghèo. Đối với vốn vay nên đánh giá hiệu quả sử dụng và tái cấp vốn để hộ đầu tư phát triển sản xuất.

Ba là, mạnh dạn triển khai, xây dựng và nhân rộng các mơ hình giảm nghèo;

Tăng cường triển khai hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và xuất khẩu lao động.

Bốn là, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, đảm bảo công

tác điều hành được thông suốt từ tỉnh đến cơ sở; xây dựng quy chế và phân công giao việc cụ thể cho từng thành viên; đồng thời xây dựng kế hoạch giảm nghèo phải gắn với phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Năm là, tăng cường các hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo;

thực hiện cơng tác bình nghị hộ nghèo cuối năm đảm bảo tính chính xác, cơng khai dân chủ, minh bạch và có sự tham gia của người dân. Ngoài nguồn lực Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa, của gia đình và cộng đồng để chia sẻ trách nhiệm và nâng cao hiệu quả tính bền vững cho hệ thống chính sách trợ giúp xã hội./.

1

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở thành phố bến tre giai đoạn 2011 2013 (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w