6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TỔ CHỨC CUNG
của doanh nghiệp.
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
1.3.1.1. Nhân tố môi trường vĩ mô.
Điều kiện kinh tế:
Môi trường kinh tế chưa đựng những yếu tố ảnh hưởng tới sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Sức mua và cơ cấu chi tiêu chịu ảnh hưởng của mức thu nhâp mà người phân bổ để mua bán, chịu ảnh hưởng của giá cả hàng hóa, chịu ảnh hưởng của giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm.
Kinh doanh dịch vụ thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mức tiêu dùng của người dân. Một nền kinh tế phát triển, lạm phát gia tăng, sản xuất đình đốn thì người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nhiều trong việc thực hiện hành vi mua sắm, buộc phải đắn đo khi quyết định mua hàng từ đó cũng giảm các nhu cầu dịch vụ thương mại. Ngược lại nếu kinh tế phát triển mạnh, thu nhập của người lao động tăng, khách hàng sẽ có điều kiện hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu của họ.
Trên thực tế, nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp gia tăng không ngừng. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho mình, do đó doanh nghiệp muốn đứng vững phải không ngừng cải tiến dịch vụ và nâng cao chất lượng dchj vụ.
Điều kiện chính trị pháp luật:
Các yếu tố chính trị pháp luật có tác động không kém phần sâu sắc tới các doanh nghiệp. Mơi trường chính trị pháp luật ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm kinh doanh và ngược lại.
Điều kiện khoa học – công nghệ:
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ là sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ. Việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào việc thực hiện dịch vụ thương mại có
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ. Khi áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật cao vào việc thực hiện dịch vụ sẽ tạo được sự chính xác của dịch vụ và hạn chế được những sai sót do việc thực hiện dịch vụ. Đồng thời khi áp dụng công nghệ cao sẽ làm giảm thời gian thực hiện các dịch vụ thương mại, như vậy sẽ làm giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng trong khi thực hiện dịch vụ.
Điều kiện về văn hóa – xã hội:
Quy mơ và tốc độ phát triển dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu hiện tại và tương lai. Quy mô dân số tăng làm cho thị trường tăng, tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp đồng nghĩa với việc xuất hiện thêm nhiều yếu tố cạnh tranh.
Điều kiện thời tiết, khí hậu
Đối với một số dịch vụ thương mại thì điều kiện thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng đến việc cung ứng dịch vụ đó. Ví dụ như: dịch vụ du lịch, dịch vụ chăm sóc vườn cây,…Nếu thời tiết, khí hậu tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ, ngược lại, thời tiết xấu có thể ảnh hưởng nhiều đến việc cung ứng dịch vụ đó, làm giảm chất lượng cung ứng.
1.3.1.2. Nhân tố mơi trường vi mô.
Khách hàng:
Khách hàng là người tiêu dùng dịch vụ và cũng là người tham gia tạo ra sản phẩm dịch vụ. Chính vì thế khách hàng có vai trị trong việc tạo ra cũng như đánh giá chất lượng dịch vụ.
Trên hết chính khách hàng là người có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, quyết định tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra sản phẩm dịch vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh vừa là nhân tố kích thích vừa là nhân tố kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi động thái của đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tin về
đối thủ, biết được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó chủ động đối phó trong các tình huống cạnh tranh. Đặc biệt, trong kinh doanh dịch vụ thương mại các yếu tố về giá cả và chất lượng càng được quan tâm vì sản phẩm dịch vụ rất nhạy cảm trong lựa chọn tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của khách hàng.
Nhà cung cấp:
Đây là người có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp trong việc cung ứng đầu vào và đầu ra của sản phẩm dịch vụ. Đối với dịch vụ thương mại có các nhà cung cấp như: các tổ chức tài chính, nhà cung cấp sản phẩm, nhà cung cấp dịch vụ… Doanh nghiệp kinh doanh DV ln có mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp liên quan để tạo nên gói sản phẩm dịch vụ tốt nhất.
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tạo điều kiện cho việc cung cấp các dịch vụ của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất cùng với con người tạo nên chất lượng dịch vụ tốt, đồng đều. Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng công nghệ mang đến cho con người rất nhiều thiết bị hiện đại, dẫn tới chất lượng DV mà nhà cung ứng đưa ra thị trường sẽ tốt hơn và ngược lại.
Hơn nữa, dịch vụ thương mại là loại hàng hóa vơ hình, niềm tin của khách hàng vào nhà cung cấp chỉ dựa vào uy tín của nhà cung cấp và trang thiết bị của họ có thể hứa hẹn về chất lượng DV. Vì vậy, khi có trang thiết bị tốt, cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố quan trọng tạo niềm tin nơi khách hàng khi họ lựa chọn tiêu dùng DV. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho việc tổ chức cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trở nên đơn giản và nhanh gọn hơn, tránh mắc các sơ xuất, lỗi ký thuật khi thực hiện cung cấp dịch vụ.
Trình độ của đội ngũ nhân viên, các nhà quản trị
Đây là vấn đề rất quan trọng trong quá trình áp dụng quy trình quản trị chất lượng. Nếu trình độ đội ngũ nhân viên, các nhà quản trị khơng đạt u cầu về trình độ chun mơn, kinh nghiệm nghề nghiệp thì việc áp dụng quy trình sẽ gặp nhiều khó
khăn. Các bước sẽ khó có thể thực hiện đúng, đủ và chuẩn xác, từ đó việc tổ chức để cung ứng các dịch vụ thương mại sẽ trở nên rất khó khăn, chậm chạp, nhiều sai hỏng.
Tình hình tài chính của Cơng ty:
Tình hình tài chính của cơng ty ảnh hưởng đến nhiều mặt của công ty đặc biệt là về chất lượng cung ứng dịch vụ của cơng ty. Vì một khi tài chính của cơng ty khơng ổn định thì việc đầu tư cho chất lượng sẽ giảm sút và qua đó làm mất khách hàng của cơng ty. Các trang thiết bị trong q trình áp dụng quy trình quản lý cũng khơng được cập nhật và ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện quy trình.
Sản phẩm, dịch vụ mà cơng ty kinh doanh
Sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp cũng ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ của công ty. Đối với từng loại sản phẩm dịch vụ cụ thể cần lựa chọn phương thức cung ứng cho phù hợp, để có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cần phải có các cách thức khác nhau để tổ chức cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp, tiện lợi, nhanh nhẹn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Chiến lược và chính sách kinh doanh
Chiến lược và chính sách kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức cung ứng dịch vụ thương mại của công ty. Việc lựa chọn đối tượng khách hàng hay thị trường cung cấp dịch vụ sẽ là định hướng để cơng ty lập ra được quy trình cung ứng dịch vụ phù hợp, đảm bảo phát huy và tận dụng được mọi lợi thế mà cơng ty có được, đem lại sự hài lịng cho khách hàng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 9