QUẢN TRỊ QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI BÁN

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác tổ chức cung ứng dịch vụ thương mại ở công ty cổ phần Sông Đà 9 (Trang 28 - 31)

6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

1.2. CÁC NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ

1.2.2. QUẢN TRỊ QUY TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI BÁN

Quá trình triển khai cung ứng dịch vụ thương mại bán buôn thường trải qua các bước cơ bản sau

Sơ đồ 1.2: Quy trình cung ứng DVTM bán bn

- Xác định dịch vụ cung ứng: Đối với doanh nghiệp thương mại bán buôn và

phân phối cơng nghiệp, dịch vụ thương mại cung ứng chính là q trình nghiên cứu chuỗi cung ứng thương mại mà doanh nghiệp tham gia. Trong đó làm rõ vai trị và vị trí của doanh nghiệp và các nhà thương mại bán lẻ tham gia vào chuỗi. Từ đó lên được danh mục các DV cần cung ứng nhằm làm gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tối đa hóa giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Về cơ bản, chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó, mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng. Chuỗi này bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy và người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi. Nó là một mạng lưới bao gồm những đơn vị, cơng đoạn có liên quan với nhau trong việc

Xác định dịch vụ cung ứng Xác lập phương án cung ứng dịch vụ Đàm phán và ký kết thỏa thuận, hợp đồng

Triển khai cung ứng dịch vụ

khai thác tài nguyên nhằm sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng, kể cả các công đoạn trung gian như vận tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ và bản thân khách hàng.

- Xác lập phương án cung ứng dịch vụ: Phương án cung ứng dịch vụ làm rõ mục

tiêu và kết quả cần đạt được, quy trình cung ứng dịch vụ, giá cả, thời gian cung ứng, phương thức thanh toán, quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên… Dịch vụ có thể do doanh nghiệp bán bn cung ứng, hoặc có thể do một bên thứ ba cung ứng theo thỏa thuận với doanh nghiệp bán buôn.

- Đàm phán và ký kết thỏa thuận, hợp đồng: Hợp đồng cung ứng đảm bảo tuân

thủ theo những quy định của Luật Thương mại.

- Triển khai cung ứng dịch vụ: Luật Thương mại quy định bên cung ứng dịch vụ

thương mại có các nghĩa vụ sau trong quá trình cung ứng:

+) Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những cơng việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận.

+) Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc.

+) Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện khơng đảm bảo để hồn thành việc cung ứng dịch vụ.

+) Giữ bí mật về thơng tin mà mình biết được trong q trình cung ứng dịch vụ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

- Đánh giá và thanh lý hợp đồng: Doanh nghiệp thương mại bán buôn và doanh

nghiệp thương mại bán lẻ cùng nhau tổng kết quá trình cung ứng dịch vụ, thanh lý hợp đồng bàn thảo những dịch vụ cung ứng tiếp theo.

1.2.3. Quản trị quy trình ứng dịch vụ thương mại bán lẻ.

Quy trình cung ứng dịch vụ thương mại bán lẻ bao gồm các bước sau:

(Tuy nhiên, tùy từng loại dịch vụ cụ thể và theo đặc thù của từng doanh nghiệp, các bước cung ứng dịch vụ có thể điều chỉnh cho phù hợp)

Sơ đồ 1.3: Quy trình cung ứng dịch vụ thương mại bán lẻ

- Xác định dịch vụ thương mại cung ứng: Để xác định dịch vụ thương mại cung

ứng, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu nhu cầu khách hàng.

- Thiết kế quy trình cung ứng dịch vụ thương mại: Quy trình cung ứng dịch vụ

thương mại thể hiện các bước cần làm để cung cấp được dịch vụ có chất lượng cho khách hàng. Một số quy trình cơ bản của doanh nghiệp như quy trình chăm sóc khách hàng, quy trình tư vấn khách hàng, quy trình cung cấp tín dụng khách hàng…

Xác định dịch vụ thương mại cung ứng

Thiết kế quy trình cung ứng dịch vụ thương mại

Tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ thương mại

Chuẩn bị các điều kiện tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện khác

Triển khai cung ứng dịch vụ thương mại

Đánh giá, cải tiến quy trình và chất lượng dịch vụ cung ứng

- Tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ thương mại: Về tổ chức bộ máy cung ứng

dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ có thể theo chiều hướng: +) Tổ chức các đơn vị cung ứng dịch vụ riêng trực thuộc doanh nghiệp.

+) Các bộ phận DV nằm trong cơ cấu các đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp. +) Liên doanh, liên kết với các tổ chức, đơn vị khác trong hoạt động dịch vụ. - Chuẩn bị các điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật: Tùy vào từng loại

dịch vụ thương mại cung ứng, doanh nghiệp sẽ lên các phương án cần thiết về tài sản, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và tài chính.

- Triển khai cung ứng dịch vụ: Cần chú ý vấn đề sau: Công tác đào tạo, huấn

luyện và tạo động lực cho nhân viên đóng vai trị mấu chốt trong đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng; Quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng….

- Đánh giá, cải tiến quy trình và chất lượng dịch vụ cung ứng: Bước này nhằm

đánh giá lại quá trình cung ứng dịch vụ thương mại và đề ra các biện pháp điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Hoàn thiện công tác tổ chức cung ứng dịch vụ thương mại ở công ty cổ phần Sông Đà 9 (Trang 28 - 31)