Chương II : thực trạng của thị trường xuất khẩu gạo việt nam
5. Đánh giá về năng lực canh tranh của gạo xuất
gia nhập WTO
Từ một quốc gia thiếu đói, chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tạo ra một lượng thặng dư ngoại tệ cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hóa cho nhiều ngành cơng nghiệp đồng thời, giữ vững an ninh lương.
Đến năm 2007, kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia thị trường tồn cầu từ trước đó gần 2 thập niên. Có thể thấy từ khi gia nhập WTO, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có nhiều bước tiến quan trọng, lượng gạo xuất khẩu ngày càng lớn, chất lượng ngày càng cao và giá gạo xuất khẩu dần ngang bằng với giá gạo của thế giới. Gạo Việt Nam ngày càng có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới,chinh phục được cả những thị trường khị tính nhất.Cùng với đó, thị phần gạo xuất khẩu của việt nam ngày càng được khẳng định trên thị trường thế giới.
Hiện nay, tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam đang có nhiều thuận lợi. Đặc biệt, trong khi một số nước lớn về xuất khẩu gạo có xu hướng giảm nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn tăng trưởng cả về lượng và giá trị, so với lượng gạo xuất khẩu của cùng kỳ năm 2010 thì đến nay đã tăng 13,79%.
Với thị trường tồn cầu, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí, giữ được giá xuất khẩu, loại gạo cấp trung bình có khả năng cạnh tranh cao. Việc duy trì các thị trường truyền thống đóng vai trị nền tảng giúp ngành lúa gạo Việt Nam có thời gian khắc phục khiếm khuyết về giống lúa, chất lượng gạo, tập quán canh tác, sức chứa kho dự trữ, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến…
Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia tham gia tham gia đề án quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ Việt Nam thì chi phí sản xuất lúa Việt Nam hiện vẫn cịn thấp trong khu vực Đơng Nam Á.Thậm chí với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, chi phí sản xuất lúa tại Đồng Bằng Sơng Cửu Long cịn được coi là nhỏ hơn thế giới(=80,95% so với Thái Lan) . Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí cho lao động chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan và năng suất lúa cao hơn 1,5 lần .
29 Quan sát cơ cấu khối lượng xuất khẩu gạo trong vài năm trở lại đây, có thể thấy, tỷ trọng gạo có chất lượng (loại 5% tấm) đã tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy sức cạnh tranh đã được cải thiện đáng kể.
Quan sát diễn biến giá gạo cùng loại của Việt Nam và Thái Lan trong 5 năm trở lại đây cũng cho thấy gạo Việt Nam đang dần tiệm cận với giá gạo Thái Lan.
Hiên nay, nhu cầu lương thực thế giới không ngừng tăng lên trong đó có nhu cầu về gạo, thì với lợi thế là một nước sản xuất và xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới Việt Nam hồn tồn có thể nâng cao vị trí xuất khẩu gạo trong tương lai. Như vậy, trong thời gian tới, sức cạnh tranh gạo Việt Nam sẽ được cải thiện nếu chúng ta làm tốt 2 khâu là: chất lượng và thương hiệu.