Về phía doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 36 - 38)

Chương II : thực trạng của thị trường xuất khẩu gạo việt nam

2. Về phía doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước

Việc gia nhập WTO tạo ra khơng ít thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Chính vì lẽ đó trong thời gian tới các doanh nghiệp cần chú trọng tới việc đa dạng hóa chủng loại hàng để xâm nhập vào nhiều loại thị trường hơn. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng gạo nhằm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng ở các quốc gia khó tính.

Cần có sự đầu tư thích đáng đối với các máy móc thiết bị

Với các máy móc, thiết bị hiện đại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao ở tất cả các khâu như sau thu hoạch, chế biến, đóng gói bao bì, chun chở tới nơi xuất hàng.

37 Với giải pháp này sẽ khắc phục được lý do làm cho chất lượng gạo của Việt Nam thấp hơn các nước khác đó là cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo xuất khẩu còn yếu kém lại phân bổ không đồng đều

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị mở rộng thị trường xuất khẩu

Một trong những nguyên nhân gây nên sự yếu kém đối với thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam là chưa thiết lập được hệ thống thị trường và bạn hàng đáng tin cậy vì vậy các doanh nghiệp cần phải:

Các doanh nghiệp phải chú trọng nghiên cứu kĩ nhu cầu của các loại thị trường để xác định rõ nhu cầu về số lượng, chất lượng, phương thức thanh tốn, từ đó tìm kiếm bạn hàng tin cậy, có uy tín để cùng hợp tác.

Cần giữ vững các thị trường quen thuộc và truyền thống như: Inđônêxia, Cuba, Malaixia đồng thời mở rộng ra các thị trường mới nhất là các nước châu Phi, đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn các loại gạo có phẩm cấp thấp, giá rẻ mà Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng. Để thực hiện được mục tiêu này các doanh nghiệp cần phải tạo và giữ uy tín của mình thơng qua việc nghiêm chỉnh thực hiện các hợp đồng đã kí kết đúng hạn, đúng số lượng.

Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường và khuyếch trương, quảng bá sản phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu, vươn tới những thị trường mới, triển vọng.

Các doanh nghiệp cần có sự liên kết trong việc tìm hiểu các thơng tin thị trường, tình hình cung, cầu, cạnh tranh. Thành lập các tổ chức thơng tin, có hệ thống khai thác nguồn thơng tin cơ sở, có phương pháp và nhân lực xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời.

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam lớn mạnh, tạo uy tín trên trường quốc tế

Đây là một vấn đề rất khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu ra thị trường nước ngoài như tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, thông qua các hoạt động du lịch… nhằm tạo ra hình ảnh gạo Việt Nam trong mắt người tiêu dùng quốc tế, trên cơ sở đó thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện có và mở rộng ra thị trường mới. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải gắn kết nhau, hỗ trợ nhau và khẳng định uy

38 tín của mình khơng những bằng sản phẩm chất lượng cao, mà cịn bằng cả hình ảnh đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng xuất khẩu gạo của việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)