Chương II : thực trạng của thị trường xuất khẩu gạo việt nam
3. Về phía người sản xuất gạo xuất khẩu
Tổ chức thành lập các hợp tác xã, hiệp hội để giúp đỡ nhau trong các khâu sản xuất, trao đổi các thơng tin thị trường hữu ích, nhận được các ưu đãi từ các dịch vụ khuyến nông, tư vấn về quản lý, thương mại. Các thành viên của hợp tác xã, hiệp hội cịn có thể mua được các vật liệu giá rẻ, giảm được giá thành sản xuất, đảm bảo chất lượng ổn định đồng nhất. Với giải pháp này phần nào khắc phục được đặc tính phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ của các hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
Người nông dân cũng cần phải thay đổi tư duy nhận thức về sản xuất lúa gạo Trước đây khi chưa tham gia vào thị trường quốc tế, thì việc sản xuất lúa gạo của nông dân chỉ để đáp ứng tiêu dùng trong nước nên giá trị kinh tế của sản xuất lúa gạo không cao so với từ khi tham gia thị trường quốc tế. Vì vậy người nông dân cần thay đổi căn bản nhận thức về tập quán canh tác, sản xuất và tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhằm cải thiện đời sống.
Bên cạnh đó người dân phải thường xuyên tìm hiểu các kiến thức về các giống lúa mới có năng suất cao chất lượng tốt, các kĩ thuật canh tác từ lúc gieo mạ cho đến lúc thu hoạch để từ đó áp dụng cho sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Người dân cần phải học hỏi và áp dụng triệt để các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào đồng ruộng. Đầu tiên là khâu chọn giống, phải là giống chất lượng cao. Đồng thời áp dụng quy trình bón phân cân đối, sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý để cho năng suất cao.
39
KẾT LUẬN
Sản xuất và xuất khẩu gạo là lĩnh vực có vị trí đặc biệt trong đời sống kinh tế thế giới, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển có lợi thế xuất khẩu gạo. Với Việt Nam gạo là một sản phẩm quan trọng, gạo khơng chỉ đóng vai trị trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực hàng ngày của dân Việt Nam mà cịn là mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Nhờ có các điều kiện về tự nhiên, về lao động và điều kiện về thể chế chính sách thuận lợi mà hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam được phát triển và mở rộng. Từ một nước lạc hậu, thiếu đói, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Điều này đem lại vai trò rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu gạo khơng những đóng góp vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển mà cịn có tác động tích cực đến việc giải quyết cơng ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Mặc dù hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố như: thị trường, cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là từ khi gia nhập WTO. Tổng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu và giá cả gia tăng, chất lượng gạo xuất khẩu ngày càng được cải thiện, thị trường xuất khẩu được mở rộng.
Tuy gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng xuất khẩu gạo Việt Nam hiện giờ vẫn còn nhiều yếu kém: chất lượng và giá cả xuất khẩu còn thiếu sức cạnh tranh, thị trường xuất khẩu chưa thực sự ổn định.
Cùng với xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh trên thị trường gạo ngày càng gay gắt, xuất khẩu gạo cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Sẽ xuất hiện thêm nhiều rào cản thương mại cũng như các hình thức bảo hộ nơng nghiệp mới tinh vi và phức tạp hơn, núp dưới hình thức là hàng rào kĩ thuật các đòi hỏi vệ sinh, các điều kiện lao động, các chỉ tiêu mơi trường ...Thêm vào đó, sự hỗ trợ từ phía nhà nước đã bị xóa bỏ trong khi sức cạnh tranh của gạo lại chưa đủ mạnh.
40 Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần kết hợp thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, phải bắt đầu từ sự chuyển biến về chất trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng một thương hiệu gạo trên thị trường thế giới là những việc làm cấp bách trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang tailieu.vn
2. Tổng cục hải quan việt nam 3. Tổng cục thống kê
42 Chúng em chân thành cảm ơn cô trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài khơng thể tránh được những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của cơ.
Chúng em chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!