Thành tựu, hạn chế của công tác quản lý, giám sát TTCK

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng hoạt động và giải pháp quản lý và giám sát thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 26 - 30)

1. Thành tựu

Trong giai đoạn 2000-2009, công tác quản lý Nhà nước và điều hành TTCK được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn và phát triển ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng

chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nịng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính cơng khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO).

Thiết lập cơ chế giám sát TTCK chuyên sâu, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN tập trung vào: giám sát tuân thủ các tổ chức trung gian thị trường; giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; giám sát tuân thủ của các SGDCK, TTLKCK; bên cạnh đó, giám sát giao dịch trên TTCK nhằm phát hiện các hành vi lạm dụng thị trường; thanh tra thực hiện chức năng cưỡng chế thực thi.

Là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, Ủy ban chứng khốn Nhà nước (UBCKNN) đã và đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp trước mắt cũng như dài hạn để TTCK phát triển một cách bền vững và minh bạch. Theo đó, UBCKNN đang triển khai các giải pháp để hỗ trợ thị trường, trong đó tập trung chủ yếu vào tháo gỡ khó khăn về thanh khoản và cải thiện tâm lý cho thị trường. Cụ thể, UBCKNN đang khẩn trương hồn chỉnh các giải pháp kỹ thuật để triển khai Thơng tư 74/2011/TT-BTC sao cho hiệu quả, an toàn. UBCKNN đặc biệt coi trọng việc kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch ký quỹ khi nghiệp vụ này được triển khai thời gian tới. Trong bối cảnh TTCK khó khăn hiện tại, UBCKNN khuyến khích các cơng ty chứng khốn tạm thời thu hẹp hoạt động kinh doanh theo chiều rộng, trong đó tập trung giảm bớt nghiệp vụ, tái cấu trúc nhân sự, thậm chí là chủ động mua bán, sáp nhập.

Ngày 31/5/2010, Trung tâm Lưu ký chứng khốn đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống phần mềm lưu ký mới có khả năng giám sát chi tiết đến từng tài

khoản, từ đó có thể phát hiện ngay lập tức hiện tượng bán trước ngày T+4. Với công nghệ mới, khả năng giám sát của cơ quan quản lý sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trên diện rộng, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng về lợi thế bán trước khi chứng khốn về tài khoản.

Bên cạnh đó, UBCKNN tiếp tục tăng cường cơng tác quản lý, giám sát thị trường và hoạt động của các định chế trung gian. Theo đó, quản lý, giám sát hoạt động của các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ căn cứ vào chỉ tiêu an tồn tài chính. Ngồi ra, cịn tăng cường giám sát thị trường để kịp thời phát hiện các hành vi giao dịch không công bằng, thao túng giá cả. Tập trung xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm, không tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán và TTCK…

2. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc quản lý, vận hành và giám sát thị trường, nhưng công tác quản lý, điều hành TTCK trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như:

Công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, còn bị động và chậm so với yêu cầu thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn nhiều bất cập.

Chức năng giám sát của đơn vị thuộc Uỷ ban chưa được quy định một cách chi tiết, cụ thể. Ban giám sát TTCK thuộc UBCKNN chỉ mới thực sự đi vào hoạt động từ đầu năm 2008, do vậy, đội ngũ cán bộ giám sát cũng còn thiếu về kinh nghiệm, yếu về kỹ năng, trình độ giám sát, chưa được đào tạo một cách bài bản về giám sát. UBCKNN chưa có phương tiện kỹ thuật hiện đại nào để phục vụ cho chức năng giám sát.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước là đơn vị trực tiếp giám sát thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng vẫn bộc lộ một số bất cập khi thực thi quyền lực giám sát của mình. Thực trạng tái phạm và vi phạm trên thị trường chứng khốn cho thấy

cơng tác giám sát và cưỡng chế thực thi chưa đủ tính răn đe để ngăn ngừa, phòng tránh các hành vi vi phạm.

Một thực tế khác là các chế tài xử phạt vi phạm hành chính về chứng khốn là quá thấp đến mức nhà đầu tư sẵn sàng vi phạm, sẵn sàng nộp phạt để đổi lại những lợi ích lớn hơn từ những hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường.

Nghị định số 36/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đã được ban hành ngày 8-3-2007, nhưng chế tài xử phạt dừng lại ở mức phạt cảnh cáo, mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm lĩnh vực chứng khoán chỉ là 70 triệu đồng.

Ngay cả Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã nâng mức phạt tiền đối với các vi phạm pháp luật về chứng khoán lên tối đa là 500 triệu đồng cũng chưa đảm bảo việc xử lý vi phạm phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung như thu hồi thu nhập bất chính lại đang vấp phải một số vướng mắc vì chưa có hướng dẫn cụ thể về cơng thức tính mức thu nhập bất chính từ hành vi vi phạm. Trong khi đó, những giao dịch nội gián và thao túng có thể mang lại cho người vi phạm nhiều tỉ đồng.

Rõ ràng, việc giám sát phát hiện các hiện tượng vi phạm chỉ là điều kiện cần trong đảm bảo an toàn cho thị trường. Một khi các chế tài đối với các hành vi vi phạm không hiệu quả có thể vơ hiệu hóa chức năng của hoạt động giám sát.

Mặt khác, thẩm quyền của các cơ quan giám sát chứng khốn cịn hạn chế, tính độc lập chưa cao, chưa xây dựng được đầy đủ các tiêu chí cho hoạt động giám sát tài chính. Những vấn đề trên đã gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện hiệu quả chức năng giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đối với thị trường chứng khốn nói chung và các cơng ty chứng khốn nói riêng.

Về nguyên tắc, các thành viên trong “mạng an tồn tài chính” đều có trách nhiệm trong việc đảm bảo một thị trường chứng khoán phát triển bền vững.

Mạng an tồn tài chính bao gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, cơ quan giám sát tài chính, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và một số cơ quan liên quan khác.

Nếu không kể đến UBCKNN, các thành viên cịn lại thuộc mạng an tồn tài chính đã xuất hiện khiếm khuyết trong việc thiếu sự giám sát an tồn vĩ mơ bài bản và giám sát những ảnh hưởng tới TTCK của các đối tượng thuộc phạm vi giám sát chuyên ngành của mình.

Cụ thể, cho đến nay, việc giám sát các luồng vốn di chuyển từ các ngân

hàng thương mại chuyển vào TTCK và ngược lại cũng như luồng vốn di chuyển giữa thị trường bất động sản, thị trường vàng và thị trường chứng khoán chưa thực sự hiệu quả. Điều này thể hiện ở việc các tổ chức giám sát gặp nhiều khó

khăn trong việc cơng bố các kết quả giám sát và đánh giá. Nhiều trường hợp, các cơ quan trong mạng an tồn tài chính đưa ra các nhận định trái ngược nhau về thị trường dẫn đến những bất ổn không cần thiết cho thị trường ngoại tệ, thị trường vàng và TTCK…

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng hoạt động và giải pháp quản lý và giám sát thị trường chứng khoán tại việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)