Thị trường thích khuyến mại

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích môi trường kinh doanh của campuchia (Trang 28 - 31)

III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

3. Thị trường thích khuyến mại

Tại thị trường Campuchia, hầu hết người tiêu dùng đều thích khuyến mãi nên doanh nghiệp cũng nên tận dụng các cơ hội này để đưa ra các chương trình khuyến mại hợp lý, phù hợp với từng thời điểm, gắn liền với các dịp lễ hội, ngày nghỉ của

người Campuchia. Đặc biệt những đợt tung hàng đầu tiên, doanh nghiệp cần phải có chương trình khuyến mãi hấp dẫn để tạo ra sự kích hoạt mạnh và hiệu quả. Ngồi khuyến mãi cho người tiêu dùng, các nhà bán sỉ, bán lẻ ở Campuchia cũng rất thích các hình thức khuyến mại. Do vậy doanh nghiệp cũng cần có các chương trình khuyến mại dành cho hệ thống phân phối để kích thích họ bán hàng.

Người tiêu dùng Campuchia cũng rất thích xem quảng cáo, do vậy muốn được người tiêu dùng biết đến, tin tưởng và chọn mua, các doanh nghiệp nên thực hiện quảng cáo, nhất là khi mới tung hàng ra thị trường. Các phương tiện quảng cáo hiệu quả hiện nay là radio, truyền hình, pa nơ ngồi trời, báo viết… nhưng hiệu quả vẫn là quảng cáo qua radio vì hầu hết mọi nhà đều có. Cịn quảng cáo trên truyền hình chỉ hiệu quả đối với các đơ thị và vùng ven đơ vì nhiều vùng nơng thơn Campuchia cịn chưa có điện.

Tại Campuchia, vai trị của người bảo trợ khá quan trọng, do đó nếu quảng cáo có sự hiện diện của các ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng, các nhà khoa học, những chức sắc cao cấp thì sẽ có hiệu quả cao và sức lan tỏa nhanh chóng. Ngồi ra sự xuất hiện của những người có ảnh hưởng kể trên tại các sự kiện của doanh nghiệp như khai trương, động thổ, khánh thành, hội nghị khách hàng… sẽ làm tăng mức độ nhận biết thương hiệu, khiến nhiều người dân sẽ biết đến sản phẩm, doanh nghiệp.

Ngoài ra, kinh doanh tại Campuchia, doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp... như các nước khác song với mức thuế cũng không cao so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, nguồn nhân lực tại Campuchia tuy còn thiếu và yếu, đồng thời giá nhân cơng có chiều hướng tăng, nhưng nếu doanh nghiệp có ý định làm ăn lâu dài cũng cần có chiến lược tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Với nhân sự có trình độ đại học, kinh nghiệm làm việc 3-4 năm, biết tiếng Việt thì mức lương vào khoảng 700 USD-1.000 USD/tháng, tùy theo ngành nghề. Với những nhân sự có thể đảm đương được chức vụ trưởng đại diện văn phịng hoặc giám đốc chi nhánh thì mức lương phải trên 1.000 đến 1.500 USD/tháng.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng đầu tư ra nước ngồi để tận dụng những cơ hội về vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, chính sách kinh tế và mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, môi trường luôn biến động nhất là những mơi trường bên ngồi xa lạ với doanh nghiệp. Do đó, một lần nữa có thể khẳng định, phân tích mơi trường vĩ mơ là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khi muốn trở thành doanh nghiệp quốc tế.

Việt nam và Campuchia là hai nước láng giềng có lịch sử văn hóa gần gũi và tình đồn kết hữu nghị tốt đẹp. Và trong những năm gần đây đã chứng kiến làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia, và trao đổi thương mại giữa hai nước tăng nhanh. Môi trường kinh doanh của Campuchia với các yếu tố thuộc về mơi trường tự nhiên, mơi trường chính trị- pháp luật, mơi trường văn hóa – xã hội và mơi trường kinh tế đã mang lại nhiều cơ hội cũng không kém phần thách thức cho các doanh nghiệp nước ngồi, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.

Bài tiểu luận hi vọng đã mang lại cái nhìn đánh giá tổng quan về mơi trường vĩ mơ của Campuchia, phân tích được những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam và nêu lên một số ý kiến cá nhân.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hiểu biết cịn hạn chế nên vẫn cịn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến phản hồi của cơ để bài tiểu luận hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ sơ thị trường Campuchia- Ban quan hệ quốc tế, phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam VCCI

2. Phan Thị Xuân Hà, “Campuchia – Thị trường mở bậc nhất châu Á”.Tạp chí thương mại số 26/2012.

3. Doing business “Economy profile: Cambodia”, World bank 2012 4. Các bài viết trên một số website:

 http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/44/tai-lieu/33248/tinh-hinh-kinh-te- campuchia-nam-2011.aspx  http://mekongmineral.com/?p=88  http://www.vncam.vn/index.php?d=clb&f=clbchitiet&clb_id=25  http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/44/tong-quan.aspx  http://www.baomoi.com/Campuchia-The-che-va-cac-chinh-sach-kinh-te-quan- trong/45/5328276.epi  http://www.baomoi.com/Campuchia-The-che-va-cac-chinh-sach-kinh-te-quan trong/127/5328210.epi  http://xuatnhapkhauvietnam.com/quy-dinh-ve-thuong-mai-tai-campuchia.html  http://www.baomoi.com/Thue-doi-voi-hang-xuat-nhap-khau-o-Campuchia/ 45/3060605.epi

4. Các bài viết trên website nước ngoài

 http://www.indexmundi.com/g/g.aspx?v=2200&c=cb&l=en

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích môi trường kinh doanh của campuchia (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)