Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển thủ đô (Trang 64 - 69)

1.1.2 .Tài sản trong doanh nghiệp

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tải sản

3.2.3 Nhóm giải pháp chung

3.2.3.1 Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất – kinh doanh là một thực thể cấu thành nên giá trị của hàng hóa. Hiện tại chi phí sản xuất của Cơng ty cao dẫn đến giá thành cao, do đó giá bán sản phẩm của Công ty kém sức cạnh tranh. Để tăng khả năng cạnh tranh, Công ty cần hạ giá thành sản phẩm khi chất lượng sản phẩm vẫn không ngừng nâng cao.

Hạ giá thành sẽ thu hút khách hàng kéo theo doanh thu tăng cao và tăng lợi nhuận, do đó hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của Cơng ty sẽ được nâng cao. Muốn hạ giá thành một cách hiệu quả, Công ty phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

- Đối với hoạt động mua:

ngồi, vì vậy xét trên góc độ nào đó thì Cơng ty bị chi phối bởi các nhà cung ứng. Để giảm chi phí, Cơng ty cần tạo ra mối quan hệ thân thiết với nhà cung ứng nhưng cũng phải thường xuyên tìm kiếm các nhà cung ứng khác để đánh giá, lựa chọn được nhà cung ứng có hiệu quả nhất. Ngồi ra, cần hạn chế đến mức thấp nhất những hao hụt, mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản trang thiết bị.

- Đối với hoạt động sản xuất:

+ Giảm chi phí cho mua nguyên vật liệu: Muốn giảm được chi phí nguyên vật liệu cần phải cải tiến kết cấu sản phẩm, đổi mới quy trình cơng nghệ, giảm tỉ lệ phế phẩm, tận dụng triệt để các loại phế phẩm, phế liệu, đồng thời có thê nghiên cứu, chế tạo và sử dụng các loại nguyên vật liệu trong nước thay thế cho nhập khẩu nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và yêu cầu của sản phẩm.

+ Giảm chi phí tiền lương, tiền cơng trong giá thành sản phẩm: Đối với hoạt động sản xuất thiết bị cơ khí để giảm chi phí, Cơng ty cần cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa, hồn thiện định mức lao động, tăng cường kỉ luật lao động, áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng và trách nhiệm vật chất để khích thích lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động.

+ Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm: Muốn vậy, Công ty cần phấn đấu tăng nhanh số lượng sản phẩm sản xuất ra. Tốc độ tăng và quy mơ tăng sản lượng hàng hóa sẽ làm cho chí phí cố định trong giá thành sản phẩm giảm. Để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất cần nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, giảm các thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra.

Tóm lại, với các biện pháp trên, Cơng ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đem lại lợi nhuận lớn cho Cơng ty. Do đó, hiệu quả sản xuất – kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của Cơng ty sẽ được nâng cao.

3.2.3.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ

và phát triển của Công ty. Hiện nay, Công ty đang bị thu hẹp phần một cách đáng kể nên trước mắt để tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển trong tương lai thì nhất thiết Cơng ty phải giữ được bạn hàng. Ngoài ra:

Về thời hạn giao hàng, cần phải đảm bảo tiến độ giao hàng. Nếu tiến độ giao hàng khơng đúng sẽ dẫn đến cơng trình trình thi cơng bị ảnh hưởng gây mất lịng tin với bạn hàng và dễ bị phạt vi phạm hợp đồng.

Về chính sách bán hàng, Cơng ty phải đẩy mạnh công tác giới thiệu sản phẩm, sử dụng các chính sách chiết khấu một cách linh hoạt. Đặc biệt trong lĩnh vực đá xây dựng thì chính sách chiết khấu thương mại là yếu tố cần thiết để tăng tính cạnh tranh giúp thu hút khách hàng.

3.2.3.3 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Sức mạnh của nền kinh tế là do hệ thống các doanh nghiệp tạo nên, các doanh nghiệp này lại do chính đội ngũ nhân lực ở đó quyết định. Chính sách hướng vào con người và phát triển nguồn nhân lực phải đầu tư lên vị trí hàng đầu của các doanh nghiệp. Do đó để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động làm việc thì trước tiên cần phải bố trí lại cơ cấu lao động quản lý cho phù hợp với năng lực của từng người.

Việc đào tạo nâng cao năng lực trình độ cho nhà quản lý thường rất tốn kém nên phải chọn lựa những người có năng lực thật sự, ham học hỏi để đào tạo tránh gây lãng phí. Con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nâng cao tay nghề cho đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật để khai thác tối ưu và sử dụng có hiệu quả nhất máy móc thiết bị và vật liệu sản xuất.

Đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý, nguồn nhân lực có chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu:

- Cơ cấu bộ máy quản lý kinh tế gọn nhẹ, xây dựng chính sách hướng tới con người và mục tiêu phát triển lâu dài.

- Đào tạo lại cán bộ cơng nhân viên, nâng cao trình độ để đạt hiệu quả cao hơn nữa trong công việc, tạo điều kiện để mọi người đều có thể phát huy năng lực và sáng kiến của chính mình trong cơng việc.

Đối với nhân viên văn phòng, thường xuyên đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc. Tiến hành công tác kiểm tra đánh giá năng lực làm việc theo từng tháng để theo sát thực tế làm việc. Từ đó có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với đội ngũ nhân viên bán hàng cần được trang bị những kiến thức về sản phẩm, mà cả những kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày thuyết phục và thái độ đối với khách hàng

Ngồi ra, nguồn nhân lực của Cơng ty trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Tổ chức cán bộ nhân viên trong từng bộ phận chưa hợp lý, phịng có q nhiều nhân viên, phịng khác lại thiếu nhân viên. Vì vậy ngồi cơng tác đào tạo năng lực cán bộ nhân viên, Công ty cần tiến hành bổ sung, luân chuyển giữa các bộ phận để hỗ trợ nhau cùng làm việc.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế theo cơ chế thị trường của Việt Nam hiện nay với sự cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vươn lên để khẳng định mình. Do vậy, các cơng ty muốn bám trụ được trên thị trường phải không ngừng áp dụng các công nghệ mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được địi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải có những quyết định đúng đắn trên cơ sở lấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản có vai trị rất quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Thủ Đô là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực tài chính. Sử dụng hiệu quả tài sản có ý nghĩa to lớn trong việc huy động và sử dụng vốn, đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Luận văn “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Thủ Đô” đã hồn thành. Các nội dung chính được trình bày trong luận văn:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Thủ Đô.

- Trên cơ sở lý thuyết và đánh giá thực tế, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trong thời gian tới, góp phần vào việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Hy vọng, với những giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong đề tài nghiên cứu sẽ là cơ sở cho Cơng ty có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Bộ Tài chính (2005), Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện 22 chuẩn mực kế tốn, Nxb Tài chính, Hà Nội

2- Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Thủ Đơ, Báo cáo tài chính, năm 2015.

3- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Thủ Đơ, Báo cáo tài chính, năm 2016.

4- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Thủ Đơ, Báo cáo tài chính, năm 2017.

5- Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà Nội. 6- Lưu Thị Hương và PGS.TS Vũ Duy Hào (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7- Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khốn – Phân tích cơ bản, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8- PGS.TS. Đinh Văn Sơn và TS. Vũ Xn Dũng (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

9- Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội. 10- Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nxb Thống kê, Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển thủ đô (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)