CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Ưu điểm
Có một số điểm tiếp xúc thương hiệu mà Cơng ty Cổ phần phát triển cơng nghệ Thái Bình Dương đã triển khai và thực hiện rất tốt như quảng cáo, điểm bán. Cơng ty đã có chiến dịch quảng cáo phù hợp và được triển khai một cách khéo léo mang lại hiệu quả cao. Hình ảnh của Cơng ty được quảng cáo trực tiếp tại trụ sở và các cơng trình thi cơng, kho bãi của Cơng ty thơng qua các băng rơn, apphich. Vì vậy, khách hàng và các đối tác, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với hình ảnh của Cơng ty. Ngồi ra, Cơng ty cũng kết hợp thêm nhiều hình thức quảng cáo khác như tặng ấn phẩm, quảng cáo trực tiếp qua email hay trên các trang web khác nhằm đem lại hiệu quả nhất với chi phí rẻ nhất.
Do tính chất đặc thù của cơng ty và đặc điểm của sản phẩm nên điểm bán của Công ty Cổ phần phát triển cơng nghệ Thái Bình Dương khơng phải là nơi trưng bày hay lưu trữ hàng hóa, sản phẩm mà là nơi thực hiện nghiệp vụ cho khách hàng, là cầu nối để khách hàng và các đối tác tiếp cận với sản phẩm của Cơng ty. Vì vậy, Cơng ty đặc biệt quan tâm đến các điểm bán. Việc khách hàng và các đối tác được tiếp xúc trực tiếp với chuyên viên kinh doanh và cán bộ kỹ thuật của Công ty, được giới thiệu về các quy trình xây lắp theo đúng tiêu chuẩn sẽ giúp họ hiểu hơn về Công ty, từ đó tạo được sự tin tưởng đối với Cơng ty. Về phía Cơng ty, khi đã có được sự tin tưởng từ phía khách hàng và các đối tác thì cơng ty sẽ dễ dàng xây dựng được hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng đã sử dụng các điểm bán
như một hình thức quảng cáo hình ảnh của mình tới khách hàng thơng qua việc sử dụng các băng rôn, panô hay apphich được thiết kế với màu sắc nổi bật, bắt mắt.
Các điểm tiếp xúc thương hiệu với khách hàng là rất quan trọng, nếu Cơng ty biết cách xây dựng và hồn thiện các điểm tiếp xúc này, đồng thời kết hợp triển khai đồng đều thì sẽ thu được kết quả đáng mong đợi. Trước mắt là đem lại doanh số cho Công ty, về lâu dài sẽ giúp thương hiệu của Công ty thêm vững mạnh và bền lâu với thời gian. Chính vì vậy, cùng với sự lớn mạnh của Cơng ty, sự nâng cấp hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu của Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Thái Bình Dương sẽ ngày càng được quan tâm hơn, ngày càng có nhiều điểm tiếp xúc thương hiệu được hồn thiện và thành công hơn.
2.4.2. Nhược điểm và nguyên nhân
Mặc dù đã có những đầu tư cho xây dựng và hồn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu nhưng Công ty Cổ phần phát triển cơng nghệ Thái Bình Dương vẫn chưa khai thác tối đa chức năng của các điểm tiếp xúc thương hiệu. Một vài điểm tiếp cúc thương hiệu còn sơ sài, chỉ xây dựng cho có mà chưa biết cách khai thác tối đa chức năng của nó, đặc biệt là hệ thống nhận diện, nhân viên, website….
Hệ thống nhận diện được coi là điểm tiếp xúc không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp vì nó có vai trị quan trọng trong nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp. Hệ thông nhận diện được thiết kế với logo bắt mắt, slogan ý nghĩa sẽ thu hút được khách hàng và các đối tác. Tuy nhiên, tại Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Thái Bình Dương thì việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh chưa được quan tâm đúng mức. Cơng ty mới thiết kế được logo cho mình, cịn lại các thành tố khác của bộ nhận diện thương hiệu như slogan, nhạc hiệu,… vẫn chưa được xây dựng. Mặt khác, tuy đã thiết kế được logo nhưng nó lại tương đối đơn giản nên dễ bị bắt chước và khả năng bị trùng lặp, nhầm lẫn với các thương hiệu khác là rất cao. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng Cơng ty và sẽ là khó khăn lớn của Cơng ty trong việc phát triển và vươn ra thị trường quốc tế. Nguyên nhân của tình trạng này là do Ban lãnh đạo Cơng ty chưa chú trọng đến việc đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu một cách đúng nghĩa, Công ty cũng chưa có đội ngũ nhân viên chuyên làm về thương hiệu. Chính vì vậy mà vị trí thương hiệu của Cơng ty trên thị trường chưa đạt vị trí cao như mong muốn.
Nhân viên là một điểm tiếp xúc cực kì quan trọng vì họ là những người trực tiếp với khách hàng và là những người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cho khách hàng. Chính vì vậy mà nhân viên được xem là bộ mặt của doanh nghiệp, là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp. Tại Công ty Cổ phần phát triển cơng nghệ Thái Bình Dương, có những quy tắc được đưa ra đối với nhân viên để đảm bảo an toàn người lao động và chất lượng của sản phẩm nhưng nhiều người vẫn làm sai quy tắc, hoặc cố tình vi phạm khi khơng có quản lí, giám sát ở đó. Bên cạnh đó, một số người cịn dựa vào chức vụ, lợi dụng cơ hội để vụ lợi cho bản thân mình, gian lận làm giảm chất lượng cơng trình. Điều này sẽ gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới uy tín của Cơng ty, hình ảnh của Cơng ty trong mắt khách hàng và các đối tác sẽ bị giảm sút đáng kể. Mặt khác, một số nhân viên mới vào khơng có kinh nghiệm lại khơng được đào tạo cũng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cơng việc và uy tín của Cơng ty. Ngun nhân của tình trạng này là do quản lý không sát sao trong việc chỉnh đốn thái độ làm việc của nhân viên, chưa xử lý thích đáng những trường hợp bị vi phạm và chưa có các lớp huấn luyện đào tạo bài bản cho những nhân viên mới.
Chi phí đầu tư cho hoạt động tiếp xúc và phát triển thương hiệu thấp, trong khi vấn đề nâng cao uy tín và gia tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu của cơng ty có tác động khơng nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty chưa khai thác hiệu quả quảng bá thương hiệu công ty thông qua các kênh thông tin như website, hay các diễn đàn xây dựng… Website của công ty là nơi cung cấp cho độc giả những thông tin cố định của công ty. Trong website của công ty sẽ giới thiệu khái quát về lịch sử và quá trình phát triển của mình, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của cơng ty, cung cấp nhiều thông tin khác như công nghệ, các bài báo thơng tin có liên quan đến cơng ty, các doạt động do công ty tổ chức… Tuy nhiên, tại Cơng ty Cổ phần phát triển cơng nghệ Thái Bình Dương thì Cơng ty vẫn chưa xây dựng website riêng cho mình mà chỉ cung cấp thơng tin cơ bản về Công ty trên một số trang Web khác như Vinabiz.org. Điều này chưa đem lại hiệu quả cao và gây khó khăn trong việc tương tác giữa Công ty với khách hàng và các đối tác. Nguyên nhân là do nhận thức của các cấp quản lý đều chưa thấy được tác dụng tuyệt vời của công cụ này mang lại, họ chỉ tập trung cho việc tìm kiếm khách hàng và các nhà thầu một cách truyền thống
trong khi các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là nước ngoài đầu tư rất nhiều cho việc quảng bá thương hiệu trên website và các mạng xã hội.
Nguyên nhân chính của những hạn chế trên là do nguồn lực về con người và tài chính cịn hạn hẹp. Do Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Thái Bình Dương mới chỉ được thành lập hơn 4 năm nên quy mô chưa lớn, nguồn đầu tư không đủ để chi trả cho các hoạt động về thương hiệu. Mặt khác, cũng vì giá trị thương hiệu khó đo lường, những kết quả đạt được của thương hiệu doanh nghiệp khó lượng hóa nên việc đầu tư cho phát triển thương hiệu gặp nhiều khó khăn. Trong Cơng ty cũng chưa có đội ngũ chuyên làm về thương hiệu, hầu hết là triển khai từ trên xuống và do giám đốc chỉ đạo thực hiện. Do hạn chế về con người và tài chính nên có một số điểm tiếp xúc thương hiệu chưa được đầu tư đúng mức và chưa đạt hiệu quả cao. Quảng cáo trên truyền hình có chi phí rất cao so với các hình thức quảng cáo khác, khó khăn về nguồn vốn và nhân lực chính là hai yếu tố tác động trực tiếp dẫn đến Công ty chưa chú trọng đầu tư cho các hoạt động này. Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo công ty về phát triển thương hiệu chưa đầy đủ nên chưa có các hoạt động đầu tư phù hợp cũng như chưa đưa ra được chiến lược phát triển thương hiệu hiện tại và trong dài hạn không thường xuyên.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÁI BÌNH DƯƠNG