2.2.2.2.Thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu dịch vụ in ấn
*Thực trạng hoạt động xác định mục tiêu, ý tưởng và thông điệp truyền thông
- Mục tiêu:Cùng với mục tiêu kinh doanh của tồn cơng ty là “Đạt mức doanh thu và lợi nhuận ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để tăng sức cạnh tranh” thì các chương trình truyền thơng thương hiệu cho dịch vụ in ấn cũng có những mục tiêu riêng.
+) Tăng độ nhận biết thương hiệu công ty cũng như nhận biết về các sản phẩm in ấn của công ty
Theo khảo sát về độ nhận biết thương hiệu ta có kết quả:
Dựa trên kết quả khảo sát có tới 59% người được hỏi khơng biết đến thương hiệu của cơng ty. Từ đó ta thấy rằng tỉ lệ người tiêu dùng biết đến thương hiệu rất thấp mặc dù công ty đã hoạt động được nhiều năm. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mơ của cơng ty cịn nhỏ và khả năng tiếp cận thị trường thấp, sản phẩm chưa thật sự nổi bật và mức độ cạnh tranh khơng cao. Do đó mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động truyền thông thương hiệu của Song Lục trong thời điểm hiện tại là tạo ra sự nhận biết cho người tiêu dùng và cơng chúng. Vì khi người tiêu dùng biết đến sản phẩm thì họ mới có thể cân nhắc đến việc có lựa chọn doanh nghiệp là nơi sử dụng dịch vụ hay không. Nếu doanh nghiệp khơng thể thực hiện được mục tiêu này thì các sản phẩm của doanh nghiệp cũng khó có thể tồn tại được trên thị trường.
+) Cung cấp cho người tiêu dùng và cơng chúng có thêm thơng tin về thương hiệu,
tạo độ tin cậy về chất lượng
Khảo sát thấy rằng có 23% khách hàng biết đến thương hiệu nhưng chưa sử dụng. Lý do có thể là người dùng thiếu thơng tin về công ty, về thương hiệu, và độ yêu thích sản phẩm chưa cao. Để giải quyết vấn đề này cơng ty cần có những kế hoạch truyền thơng cụ thể và tạo hiệu quả, giúp tăng độ nhận biết và tin cậy cho khách hàng.
* Thực trạng hoạt động tiến hành truyền thơng qua các cơng cụ:
Qua tìm hiểu, phỏng vấn ban lãnh đạo có thể thấy rằng cơng cụ quảng cáo được sử dụng nhiều là quảng cáo tại điểm bán hay chính là trụ sở cơng ty. Tiếp đến là qua tờ rơi, banner quảng cáo (chính là qua các sản phẩm in ấn) của cơng ty vì tên thương hiệu dịch vụ gắn với tên thương hiệu công ty.
- Quảng cáo qua internet: Ngày nay, khi mạng xã hội đang là một thứ khơng thể thiếu với nhiều người thì việc quảng cáo trên các mạng xãhội như Facebook, Instagram, zalo…đang trở thành xu hướng của các hoạt động truyền thông và truyền thơng thương hiệu.
Theo kết quả điều tra ta có thể thấy người tham gia khảo sát tiếp xúc với các chương trình truyền thơng của thương hiệu trên Internet trong đó có người tiếp xúc thường xuyên và người tiếp xúc rất thường xuyên.
- Quảng cáo tại điểm bán: Hoạt động quảng cáo tại điểm bán cũng là một công cụ hiệu quả, tiếp xúc và ghi nhận trực tiếp cảm nhận của khách hàng. Các hoạt động truyền thông tại điểm bán luôn là những hoạt động được công ty chú trọng nhiều nhất. Ta có thể thấy trong số liệu thống kê thì có đến hơn 50% số người tham gia khảo sát thường xuyên hoặc rất thường xuyên tiếp xúc với các chương trình truyền thơng tại điểm bán của cơng ty.
2.2.2.3. Thực trạng hoạt động các biện pháp gia tăng giá trị cảm nhận
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất dịch vụ - dịch vụ in ấn, quảng cáo như công ty TNHH in và quảng cáo Song Lục thì hoạt động xây dựng và triển khai các biện pháp gia tăng giá tăng giá trị cảm nhận của khách hàng là một trong những điểm cần được chú trọng. Giá trị thương hiệu là một loại tài sản của doanh nghiệp, khách hàng có cảm nhận tốt về thương hiệu sản phẩm, dịch vụ sẽ dẫn đến có sự u thích hình ảnh cơng ty.
Cũng như bao doanh nghiệp khác, Song Lục ln tìm cách làm tăng giá trị thương hiệu hay chính là gia tăng giá trị cảm nhận của người tiêu dùng. Theo chiến lược kinh doanh, công ty sẽ xây dựng các chương trình giảm giá, khuyến mại, tri ân khách hàng. Bộ phận kinh doanh cũng như bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ thường xuyên khảo sát đo lường cảm nhận khách hàng, phản hồi vể sản phẩm, dịch vụ của cơng ty. Từ đó đưa ra những kết quả, phân tích, đánh giá và kế hoạch điều chỉnh, khắc phục.
2.2.2.4. Bảo vệ thương hiệu
Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp vì thế song hành với việc tạo dựng, phát triển thì doanh nghiệp cần phải thực hiện bảo vệ thương hiệu.
Cùng với sự đăng ký kinh doanh, bảo hộ ở Cục sở hữu trí tuệ, cấp phép kinh doanh ngày 6/11/2006, trong q trình hoạt động cơng ty TNHH in và quảng cáo Song Lục cũng đã triển khai nhiều hoạt động khác để bảo vệ thương hiệu của mình. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nghiên cứu thị trường, đối thủ để đưa ra nhiều giải pháp chống rào cản của vấn nạn hàng giả, hàng nhái, nhầm lấn thương hiệu.
Tuy nhiên các hoạt động bảo vệ thương hiệu chưa thực sự hiệu quả, chưa có tác động tích cực, khả quan.
2.2.2.5. Phát triển, mở rộng thương hiệu
“Phát triển thương hiệu là hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh thương hiệu thông qua gia tăng giá trị cảm nhận và mở rộng thương hiệu để nâng cao giá trị tài sản thương hiệu”.
Trong suốt q trình hoạt động, cơng ty Song Lục ln cố gắng tìm cho mình những hướng đi mới. Hoạt động phát triển và mở rộng thương hiệu đã được ban lãnh đạo quan tâm hơn, đầu tư nhằm gia tăng giá trị tài sản thương hiệu của mình. Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, khoa học, cơng ty đã tìm hiểu và phát triển những sản phẩm đã có và nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và bắt kịp xu hướng thị trường.
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chiến lược thương hiệu
2.3.1. Tích cực
Trong thời gian 13 năm hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh đến nay công ty TNHH in và quảng cáo Song Lục cũng đã nỗ lực không ngừng trong công tác xây dựng và triển khai chiến lược thương hiệu dịch vụ in ấn cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác của mình. Có thể kể đến một số kết quả như:
- Công ty đã thiết lập được các thành tố cơ bản của thương hiệu (tên thương mại, logo).
Tên thương hiệu Song Lục ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, có khả năng phân biệt với các tên thương hiệu khác. Hơn nữa ý nghĩa của 2 từ “Song Lục” cũng tạo sự tị mị vì nó mang nhiều ý nghĩa khác nhau, có chủ ý của người sáng lập.
- Logo của cơng ty được tạo hình đơn giản, rõ nghĩa, màu sắc nổi bật, dễ nhận biết, dễ thể hiện trên nhiều phương tiện và chất liệu khác nhau. Logo của công ty đã thể hiện được ý tưởng của doanh nghiệp, có tính mỹ thuật và bước đầu tạo được ấn tượng với khách hàng.
- Hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu cũng được cơng ty quan tâm, chú trọng hơn. Nhiều chương trình được xây dựng và triển khai phù hợp với tình thế thị trường, thực trạng doanh nghiệp.
2.3.2. Hạn chế
Mặc dù đã có một số điểm tích cực trong cơng tác xây dựng và triển khai chiến lược thương hiệu nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn đọng khơng ít hạn chế.
- Theo kết quả khảo sát chỉ có 23% số người được khảo sát biết đến thương hiệu công ty Song Lục và có tới 59% người được khảo sát khơng hề biết đến thương hiệu này. Đây là dấu hiệu khơng mấy tích cực, dù tồn tại khá nhiều năm nhưng thương hiệu của công ty chưa được phổ biến.
Qua trao đổi phỏng vấn ông Đinh Xuân Hồng – Giám đốc, người đại diện cơng ty, ơng Hồng cho biết: cơng ty có nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu nhưng trên thực tế vẫn chưa có nhữngquan tâm đúng mực cho các hoạt động về thương hiệu, lí do là cơng ty là doanh nghiệp sản xuất chủ yếu nên chú trọng vào quy trình nâng cao chất lượng sản phẩm hơn, trong tương lai sẽ sớm khai triển các giải pháp nhằm cải thiện, củng cố công tác thương hiệu dịch vụ in ấn của công ty.
- Công ty chưa hiểu đúng và hiểu hết về vai trò và ý nghĩa của thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên chưa có sự đầu tư đầy đủ và xứng đáng cho thương hiệu. Chưa có các bộ phận chun mơn, bộ phận chức năng chuyên sâu tham mưu cho ban lãnh đạo công ty những vấn đề về thương hiệu để từ đó có những chính sách nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu. Chính từ việc nhận thức về thương
hiệu chưa đầy đủ và đúng đắn này nên dù cơng ty đã có những chính sách, chương trình về thương hiệu nhưng các giải pháp được sử dụng còn manh mún, nhỏ lẻ và không phát huy được hiệu quả cao.
- Hoạt động truyền thông thương hiệu mặc dù được chú trọng nhưng vẫn chỉ dừng ở mức cơ bản, khơng đi sâu hồn thiện, và thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể. Chưa có thơng điệp truyền thơng rõ ràng, đặc sắc, chưa tạo được ấn tượng tốt.
- Việc sử dụng các phương tiện truyền thơng chưa thực sự có hiệu quả và có sự đầu tư hợp lý khi phần lớn khách hàng chỉ tiếp xúc với các chương trình trên các phương tiện đó với tần suất bình thường.
- Sản phẩm mang thương hiệu chưa thật sự đặc sắc, khác biệt, khả năng cạnh tranh thấp nên chưa tạo được sự quan tâm, ưa chuộng từ người tiêu dùng.
2.3.3. Nguyên nhân
Những hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty TNHH in và quảng cáo Song Lục xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, bênh cạnh nguyên nhân chủ quan cịn có những ngun nhân khách quan. Các yếu tố khách quan này tạo ra nhiều khó khăn trong trong nỗ lực xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như lựa chọn và thực thi chiến lược thương hiệu dịch vụ in ấn Song Lục, ta có thể thấynhững khó khăn đó xảy ra trên các khía cạnh sau:
- Vấn đề thương hiệu mới chỉ được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây, Song Lục cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trong các doanh nghiệp Việt Nam cịn rất ít, khơng nhiều các doanh nghiệp được tiếp cận và cập nhật nhiều kiến thức mới về xây dựng và phát triển thương hiệu, quản trị thương hiệu theo cấp độ chiến lược. Bên cạnh đó, số lượng chuyên gia, các nhà quản trị thương hiệu giàu kinh nghiệm cịn ít.
- Đối tượng khách hàng trong lĩnh vực in ấn của Song Lục là các doanh nghiệp, các nhà hàng, đơn vị kinh doanh buôn bán, các đơn vị công sở chứ không phải đại bộ phận công chúng bao gồm người tiêu dùng cá nhân hay gia đình, vì vậy hoạt động tuyên truyền quảng bá gặp khó khăn hơn, cách thức quảng bá và tuyên truyền cũng địi hỏi sự khác biệt hồn tồn khác với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
- Một nguyên nhân chủ quan là do quy mô hoạt động của cơng ty Song Lục cịn q nhỏ, khả năng tài chính khơng cao, hoạt động kinh doanh riêng rẽ, không tập trung. Và số lượng nhân lực khơng nhiều, trình độ khơng q cao nên việc quan tâm, xây dựng và triển khai chiến lược thương hiệu không được thực hiện một cách bài bản, không tạo được hiệu quả.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUÂT GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ VỀ CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ IN ẤN CỦA CÔNG TY TNHH IN VÀ QUẢNG CÁO
SONG LỤC
3.1. Dự báo sự thay đổi, triển vọng của thị trường. Phương hướng hoạt độngcủa công ty trong 3 năm tới (2019 – 2021) của công ty trong 3 năm tới (2019 – 2021)
3.1.1. Dự báo thay đổi của thị trường ngành in ấn
Với nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh và sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ - thời đại cơng nghệ 4.0 thì thị trường ngành in ấn có một vài điểm thay đổi đáng chú ý.
Các nhóm sản phẩm in truyền thống như sách, báo, tạp chí, tờ rơi, catalogue… đang từ từ chuyển dần sang in kỹ thuật số. Đây là phân khúc phát triển nhanh nhất hiện nay. Nó chiếm hẳn 15% thị trường in ấn. Nguyên do, các lượng ấn bản giảm đi rất nhiều và xu hướng hiện nay, nó sẽ cịn giảm nữa.
Lượng báo in đang ngày càng giảm dần bởi sự phát triển như vũ bão của công nghệ số. Hơn nữa, mọi người có xu hướng dùng các thiết bị hiện đại thay cho tờ báo hằng ngày. Báo chí cũng đã dần thay đổi, tờ báo khơng cịn là tờ trắng đen nữa mà đã có thêm màu sắc thu hút ánh nhìn hơn.
Số lượng catalogue giảm dần do việc quảng cáo chuyển sang quảng cáo online. Tuy nhiên, catalogue vẫn tồn tại song song với quảng cáo online chứ không mất hẳn.
Tờ rơi hay brochure đã được cá nhân hóa. Đây là thị phần lớn trong lĩnh vực in ấn. Phần lớn đã được in theo kiểu nội dung biến đổi để gửi đến từng hộ gia đình. Tờ rơi khơng cịn đơn thuần là tờ giấy ghi thơng tin mà cịn mang tính chất quảng cáo sản phẩm. Những quyển hướng dẫn sử dụng dần dần đã được thay thế bằng các dữ liệu số, qua thư điện tử email, inbox…
Nhìn tổng quát, ngành in kỹ thuật số đang dần dần lấy thi phần của các ngành in khác. Tuy nhiên in kỹ thuật số vẫn còn 1 số giới hạn so với in truyền thống như hiệu quả in dữ liệu khơng đổi với số lượng lớn, giới hạn kích thước tờ in... Chính vì vậy, trong giai đọan chuyển giao này thành công nhất vẫn là sự kết hơp giữa in kỹ thuật số và các công nghệ in truyền thống.
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa thương mại thì thị trường in bao bì, nhãn mác sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, chất lượng đòi hỏi ngày một cao hơn, sự cạnh tranh sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.
3.1.2. Dự báo triển vọng phát triển của ngành in ấn Việt Nam
Theo các chuyên gia nhận định: Thị trường in ấn, đóng gói bao bì tại Việt Nam phát triển nhanh.Tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiêu dùng lớn kích thích sự phát triển của ngành cơng nghiệp in ấn, đóng gói bao bì trong nước.
Nền kinh tế thị trường mở cửa, hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa, đầu tư phát triển giữa các nền kinh tế, các quốc gia đã tạo điều kiên vô cùng lớn cho các ngành công nghiệp, sản xuất phát triển trong đó có cả ngành công nghiệp in ấn.
Theo một trang báo điện tử tổng hợp:
“Mới đây ngài Somchai Powcharoen là Tổng Lãnh sự quán Thái Lan cho biết:”
Hiện tại Thái Lan đang bắt đầu thực hiện chiến lược đầu tư mạnh cho thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Lan đang đầu tư thêm các thiết bị in ấn hiện đại hơn, để cho ra thị trường các dịch vụ in ấn giá rẻ như: In hộp giấy, in túi giấy, in thùng carton,…”
“Không chỉ Thái Lan, mà hiện nay một số nước khác trong đó có cả Nhật Bản và Singapore, Hà Lan, Đức, cũng đang chuẩn bị đầu tư mạnh vào thị trường Việt. Vì họ cũng đã bắt đầu nhận ra được tiềm năng lớn từ ngành in Việt. Từ đó có thể khẳng định tính đến thời điểm hiện tại đã có đến 70% doanh nghiệp in ấn đang hoạt động tại thị trường Việt là các đơn vị đến từ nước ngồi hoặc đầu tư hoặc hợp tác với các cơng ty Việt Nam.
Việt Nam thị trường in ấn đầy tiềm năng thiếu thốn nguyên vật liệu dẫn đến tình trạng tăng giá thành dịch vụ in ấn.
Thật sự nếu khơng có sự đầu tư từ phía nước ngồi, ngành in Việt cũng đã có những bước phát triển đáng kể, số lượng cơng ty in ấn tăng nhanh, đặc biệt là các công ty in ấn tư nhân và cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó khó khăn về mặt