Thứ nhất, về chủ trương chính sách, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ổn định,
lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thơng thống cho DN hoạt động, khi Đảng và Nhà nước ban hành Nghị quyết, Nghị định... thì các bộ ngành phải nhanh chóng hướng dẫn, triển khai bằng các thơng tư, đồng thời sau khi có hiệu lực thì phải quy định rõ thời gian thực hiện, quá thời hạn theo quy định thì kiến nghị giao lãnh đạo các tỉnh, thành có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện để các chủ trương, chính sách sớm đi vào cuộc sống. Những chủ trương, chính sách khơng cịn phù hợp, khơng đi vào cuộc sống được như Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Nghị định 71/2010/NĐ-CP... đề nghị cần nhanh chóng và kiên quyết điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ hai, về vốn và lãi suất, cho phép các DN được đảo nợ thay cho mua bán nợ.
Có chính sách giúp DN tiếp cận được nguồn vốn, phải khống chế trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại kể cả nợ cũ và nợ mới đều áp dụng lãi suất như nhau, đồng thời giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp DN tiếp cận được các nguồn
vốn vay. Gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản nên phân bổ về các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện, điều này sẽ giúp ít sai sót nhưng lại nhanh chóng, hiệu quả.
Thư ba, về chính sách thuế, phí, Chính phủ xem xét khi ban hành chính sách các
loại thì phải ổn định, lâu dài. Cụ thể, nên miễn thuế GTGT cho một số ngành hàng trong nước giúp DN giảm giá bán, giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn để tái sản xuất; tạm ngưng ban hành thêm các loại thuế, phí phải thu của DN, người dân để tăng cầu hàng hóa và hỗ trợ cho DN; thối trả tiền thuế bảo vệ mơi trường đối với các DN sản xuất túi ni lơng đạt các tiêu chí bảo vệ mơi trường và được cấp giấy chứng nhận trong khi các DN đó đã đóng thuế bảo vệ mơi trường rất cao từ ngày 1/1 - 31/12/2012.