Hoạch định phương án triển khai chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH quảng cáo và nội thất hùng sơn (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu đề tài

1.2. Phân tích nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4. Hoạch định phương án triển khai chiến lược kinh doanh

1.2.4.1. Lựa chọn cặp sản phẩm/thị trường/khách hàng mục tiêu

Đây là bước đầu tiên trong hoạch định phương án triển khai chiến lược kinh doanh.

1.2.4.2. Hoạch định mục tiêu chiến lược kinh doanh

Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà cơng ty mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì cơng ty muốn thu được. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.

1.2.4.3. Xây dựng lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà DN mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt q chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn.

Khi một DN có được lợi thế cạnh tranh, DN đó sẽ có cái mà các đối thủ khác khơng có. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của DN. Do vậy mà các DN đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này rất dễ bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh.

1.2.4.4. Xây dựng phương án Marketing và nhân sự cho chiến lược kinh doanh

Để xây dựng phương án Marketing doanh nghiệp cần nhận dạng các thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường đồng thời đưa ra các chương trình tiếp thị phù hợp với thị trường hoặc phân khúc thị trường đã chọn lựa, đưa ra chính sách định vị sản phẩm. Cần giải quyết các câu hỏi: Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ hướng đến đoạn thị trường nào? Đó là những sản phầm gì? Mức giá? Cách thức phân phối và xúc tiến như thế nào?

Xây dựng phương án nhân sự cho chiến lược kinh doanh cần xác định số lượng, chất lượng và các chính sách nhân sự khác (như tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, điều chuyển, …) để phục vụ cho chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã xác định.

1.2.4.5. Hoạch định ngân sách thực thi chiến lược

Được xem là một hệ thống điều hành ngân sách, hệ thống này cung cấp các thông tin để các nhà quản trị đưa ra các quyết định và triển khai thực hiện các chiến lược. Nó nhằm đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu tài chính để duy trì các hoạt động kinh doanh hiện tại với nhu cầu tài chính để triển khai những chiến lược mới

Hoạch định ngân sách được tiến hành qua 8 bước cơ bản: - Bước 1: Nhận dạng các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU). - Bước 2: Thiết lập mục tiêu và mục đích cho mỗi SBU.

- Bước 3: Xác định lượng ngân sách chiến lược hiện có.

- Bước 4: Lập chương trình để đạt được các mục tiêu chiến lược của mỗi SBU. - Bước 5: Dự tính ngân sách cần có cho mỗi chương trình chiến lược.

- Bước 6: Sắp xếp các chương trình này theo sự đóng góp đối với chiến lược, tính tốn khỗi lượng ngân sách chiến lược sử dụng và mức độ rủi ro liên quan.

- Bước 7: Phân bổ ngân sách chiến lược hiện có cho mỗi chương trình theo thứ tự ưu tiên của mỗi chương trình.

- Bước 8: Thiết lập một hệ thống quản trị và điều hành để giám sát việc hình thành và sử dụng ngân sách, đồng thời đảm bảo đạt được các kết quả như mong muốn.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ NỘI

THẤT HÙNG SƠN

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH quảng cáo và nội thất hùng sơn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)