Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hiểm tiền gửi trong mạng an toàn tài chính quốc gia và thực tiễn tại việt nam (Trang 26 - 28)

So với Nghị định 89/1999/NĐ-CP, Nghị định 109/2005/NĐ-CP được đánh giá có nhiều tiến bộ hơn như: Xác định rõ hơn vị thế của BHTGVN trong hệ thống tài chính quốc gia; Bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền (Ngoài cá nhân, đối tượng người gửi tiền được bảo hiểm đã mở rộng thêm gồm hộ gia đình, tổ hợp tác, DN tư nhân và Cơng ty hợp danh); Mức tiền chi trả bảo hiểm được nâng lên tối đa là 50 triệu đồng; Mức phí BHTG được điều chỉnh theo sự đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chất lượng hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi;…

Tuy nhiên, nhiều vấn đề đòi hỏi cần được tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện khi ban hành Luật BHTG, cụ thể:

3.1.1 Tiền gửi được bảo hiểm

Theo Nghị định 109/2005/NĐ-CP, tiền gửi được bảo hiểm là đồng Việt Nam, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn của cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, DNTN và cơng ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG. Thực tế hiện nay hoạt động gửi tiền bằng đồng ngoại tệ tại Việt Nam vẫn chưa thuộc đối tượng được bảo hiểm. Từ thực tiễn hoạt động BHTG, TC - NH, Luật BHTG cần mở rộng tiền gửi được bảo hiểm, bao gồm cả tiền gửi nội tệ và ngoại tệ để đảm bảo cơng bằng và bình đẳng trong nền kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền bằng ngoại tệ.

Xuất phát từ mục đích của chính sách BHTG là bảo vệ người gửi tiền và phát triển hoạt động ngân hàng, việc mở rộng loại tiền gửi được bảo hiểm còn thu hút nhiều tiền gửi, hoạt động ngân hàng được ổn định và phát triển, hệ thống tài chính quốc gia ổn định.

3.1.2 Phí bảo hiểm tiền gửi

Khung pháp lý hiện tại quy định phí BHTG đồng hạng và khi đủ điều kiện sẽ áp dụng theo mức độ rủi ro đối với tổ chức tham gia BHTG. Phí BHTG trên cơ sở rủi ro là một loại phí tiên tiến, theo đó, các tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí theo mức tương

ứng với mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức đó. Việc áp dụng phí theo mức độ rủi ro nhằm đánh giá chính xác mức độ an tồn trong hoạt động, khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG nâng cao chất lượng hoạt động, quan tâm việc giảm thiểu rủi ro để giảm phí BHTG phải nộp nhằm đảm bảo sự cơng bằng và tạo động lực cạnh tranh, tích cực giữa tổ chức tham gia BHTG, từng bước đảm bảo hình thành quỹ mục tiêu để hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

3.1.3 Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm là một nội dung rất quan trọng của Luật BHTG, được người gửi tiền quan tâm. Hạn mức chi trả hiện nay của BHTGVN mới được nâng lên tối đa là 50 triệu đồng (theo quy định tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP), nhưng vẫn bị coi là thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền tài chính tiền tệ, đặc biệt nếu xảy ra khủng hoảng. Trong khi đó, quy mơ tiền gửi không ngừng tăng cao, đặc biệt là khối lượng vốn huy động của các tổ chức tín dụng đã tăng rất lớn, mỗi năm tăng bình quân 35%. Hạn mức quá thấp sẽ làm giảm hiệu quả chính sách BHTG. Bởi vậy, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG bao gồm yêu cầu nâng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm tối đa cho mỗi cá nhân (tổ chức, doanh nghiệp) tại một tổ chức tham gia BHTG cao hơn mức đang áp dụng theo quy định hiện hành.

Bảng 3.1: Xu hướng tăng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại Đông Nam Á

Đơn vị: USD

TT Tên quốc gia Hạn mức trước đây Hạn mức chi trả hiện tại

1 Malaysia 18.200 Chi trả không giới hạn

2 Singapore 14.500 Chi trả không giới hạn

3 Indonesia 10.000 182.000

4 Phillipines 5.300 10.600

5 Thái Lan (thành lập vào tháng 10.2008)

Duy trì chi trả khơng giới hạn vào năm 2008 và dự kiến giảm dần qua các năm.

6 Việt Nam 2.750 2.750

7 Lào NA NA

Biểu đồ 3.1. Hạn mức chi trả BHTG của các quốc gia trên thế giới.

Nguồn: International Association of Deposit Insurers (2008), Deposit insurance coverage - Discussion Paper

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hiểm tiền gửi trong mạng an toàn tài chính quốc gia và thực tiễn tại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)