Cải thiện mơ hình hoạt động của BHTG và đa dạng hóa các hình thức hỗtrợ tổ chức tham

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hiểm tiền gửi trong mạng an toàn tài chính quốc gia và thực tiễn tại việt nam (Trang 28)

chức tham gia BHTG tại Việt Nam

3.2.1 Từng bước thay đổi mơ hình hoạt động cho BHTG tại Việt Nam

Tuy đã là một bước tiến đáng kể so với “mơ hình chi trả” thơng thường, nhưng “ mơ hình chi trả mở rộng” hiện nay cịn nhiều hạn chế. Cụ thể: vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn mờ nhạt, chưa quan tâm đúng mức tới phòng chống những

rủi ro tiềm ẩn… Trong những năm tới đây, để BHTGVN có thể thực sự có những bước tiến đáng kể, việc đưa BHTGVN hoạt động theo “mơ hình giảm thiểu rủi ro” là cần thiết.

So với 2 mơ hình trước, tổ chức BHTG hoạt động theo “mơ hình giảm thiểu rủi ro” , đánh giá giám sát rủi ro, đảm bảo an tồn tài chính và tái thiết hệ thống ngân hàng khi có sự cố xảy ra do đó bảo vệ tốt nhất người gửi tiền. Thực hiện mơ hình này, BHTGVN có thể can thiệp vào mọi thời điểm trong quá trình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG từ lúc các tổ chức này ra đời, phát triển hay suy thoái nhằm kiểm soát, ngăn chặn rủi ro kịp thời. Ngay cả khi tổ chức tham gia BHTG suy yếu đến mức buộc phải giải thể, phá sản thì lúc này tổ chức BHTGVN khơng chỉ đứng ra chi trả mà cịn có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác để giải quyết đổ vỡ, tiết kiệm chi phí, tránh lây lan ảnh hưởng xấu tới sự an tồn của thị trường tài chính và cả nền kinh tế.

Với mơ hình giảm thiểu rủi ro, tổ chức BHTGVN sẽ thực hiện được các mục tiêu chính sách cơng của 1 tổ chức BHTG. Đó là bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền; giám sát rủi ro, đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của các tổ chức tín dụng; chủ động tham gia tái cấu trúc hệ thống ngân hàng – tài chính. Đặc biệt, khi Việt Nam hội nhập với thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hệ thống ngân hàng nói riêng chịu ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới; hệ thống ngân hàng có khả năng chịu rủi ro cao. Việc thực hiện mơ hình giảm thiểu rủi ro sẽ là 1 biện pháp hữu hiệu không chỉ giúp BHTGVN sớm nhận ra được những rủi ro tiềm ẩn và có biện pháp hạn chế rủi ro. Vì vậy, sớm triển khai mơ hình giảm thiểu rủi ro là điều cần thiết và cấp bách.

Để thực hiện được mơ hình này, cần có các điều kiện sau:

 Luật BHTGVN cần quy định rõ mơ hình của tổ chức BHTG là mơ hình giảm thiểu rủi ro cùng với đầy đủ các chức năng và quyền hạn. Quan trọng hơn, cần quy định về vai trò kiểm tra, giám sát và tiếp cận thông tin của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG, nhằm tạo điều kiện cho BHTGVN có thể đánh giá 1 cách chính xác và nhanh chóng hoạt động của các thành viên, thiết lập hệ thống cảnh báo rủi ro sớm để chấn chỉnh kịp thời các hoạt động làm phát sinh rủi ro.

 Nguyên tắc hoạt động của tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro là theo cơ chế thị trường, tức là ở đâu có rủi ro thì sẽ có nguồn lực tương xứng để xử lý với các chi phí phù hợp. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, năng lực tài chính của BHTGVN cịn rất hạn chế. Do đó, để thực hiện mơ hình bảo hiểm giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả, năng lực tài chính của BHTG cần được củng cố.

Với mơ hình giảm thiểu rủi ro, BHTGVN sẽ chủ động hơn trong việc ngăn chặn và xử lý những đổ vỡ có thể xảy ra, thực hiện tốt hơn mục tiêu bảo vệ và duy trì niềm tin của người gửi tiền, đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc gia.

3.2.2 Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn

Trong thực tế, khi có một tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn thì vai trị của BHTGVN chỉ dừng lại ở việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền và tham gia vào quá trình thanh lý tài sản khi tổ chức đó bị phá sản.Các trường hợp BHTG hỗ trợ tài chính thường rất ít, thường chỉ xảy ra đối với các Quỹ tín dụng với quy mơ khơng lớn, và hình thức hỗ trợ tài chính chỉ là cho vay, bảo lãnh hoặc mua lại tài sản nợ… dẫn đến một mặt trái là chi phí cao và làm phát sinh “rủi ro đạo đức” trong hoạt động BHTG của các tổ chức nhận tiền gửi vì tâm lý ln được BHTGVN bảo hiểm gián tiếp cho hoạt động của mình.

Việt Nam có thể vận dụng các kinh nghiệm của hệ thống các tổ chức BHTG trên thế giới như xây dựng “Ngân hàng bắc cầu”, hình thức mua và tiếp nhận vào hoạt động của mình, có tác dụng bảo vệ sự ổn định của hệ thống Ngân hàng, rút lui hoặc tái thiết các Ngân hàng bị phá sản một cách êm thấm, hạn chế sự tác động đổ vỡ Ngân hàng đến tâm lý người gửi tiền. Bên cạnh đó, tổ chức BHTGVN cịn có thể hỗ trợ ổn định tổ chức, quản lý điều hành để sau khi được tái thiết, các Ngân hàng hoạt động hiệu quả, bền vững hơn. Để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho các tổ chức đang gặp khó khăn, BHTGVN cần thực hiện các nguyên tắc sau:

 Xác định đúng thời điểm hỗtrợ tài chính. Hỗ trợ chỉ nên thực hiện khi xác định được tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán, hoặc khi tổng giá trị tài sản của tổ chức lớn hơn tổng các khoản nợ nhưng tổ chức tham gia BHTG

không thể tiếp tục hoạt động được. Nếu hỗ trợ quá sớm sẽ dẫn tới hành vi “rủi ro đạo đức” của các Ngân hàng tham gia BHTG.

 Tổ chức BHTG cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên việc sử dụng vốn hỗ trợ tài chính nhằm đảm bảo tính hiệu quả của đồng vốn, bảo đảm an toàn cho hệ thống Ngân hàng quốc gia.

 Xây dựng, bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan.

 Trao quyền độc lập và tự chủ xử lý các tổ chức mất khả năng thanh toán hoặc gặp khó khăn cho BHTGVN, tạo tính linh hoạt chủ động, kịp thời ứng phó với các sự cố xảy ra cho các tổ chức tham gia BHTG.

 Tổ chức BHTG phải đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện hỗ trợ tài chính kịp thời bằng cách thiết lập quỹ hỗ trợ tài chính, phát hành trái phiếu,…

3.3 Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá rủi ro

Giám sát rủi ro được xem là hoạt động bản chất nhất, cốt lõi nhất trong BHTG, vì nói tới bảo hiểm là ln gắn với rủi ro, do đó chỉ có trên cơ sở giám sát mới có thể đánh giá, đo lường và kiểm sốt rủi ro. Tuy nhiên, đây khơng phải là hoạt động giám sát của cơ quan quản lý nhà nước mà là hoạt động giám sát chuyên ngành để đưa ra những cảnh báo nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động BHTG và góp phần đảm bảo an tồn hệ thống tài chính quốc gia.

Hoạt động giám sát của BHTGVN dựa trên dữ liệu thông tin đầu vào được quy định theo yêu cầu của công tác giám sát và được thực hiện theo hai hướng chính

3.3.1 Giám sát rủi ro tại từng thời điểm

Mục đích: Giám sát rủi ro tại từng thời điểm nhằm xác định những rủi ro mà tổ chức

tham gia BHTG đang trực tiếp phải gánh chịu nhằm đưa ra những cảnh báo trong những trường hợp cần thiết về tình hình hoạt động của những đơn vị này.

Vai trò: Đây là cơ sở xếp loại tổ chức tham gia BHTG nhằm áp dụng mức phí theo

mức độ rủi ro.

Mục đích: đưa ra những biện pháp phịng ngừa cũng như dự báo về tình hình phát

triển chung của ngành ngân hàng để có những thay đổi phù hợp về chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính.

Vấn đề cần giải quyết hiện nay là phân định rõ chức năng giám sát của tổ chức

BHTG với tư cách là một công cụ thị trường, với việc giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Bởi trên thực tế, hiện các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang thực hiện giám sát

hoạt động ngân hàng và cũng vì mục tiêu giảm thiểu rủi ro. Làm thế nào để hoạt động giám sát của tổ chức BHTG đảm bảo yêu cầu là tai mắt giúp chính phủ, nhưng phải tránh chồng chéo là điều nhiều người quan tâm.

3.4 Nâng cao năng lực tài chính của BHTG

Muốn thực hiện được điều này, cần lựa chọn phương pháp xác định quy mô tối ưu về vốn hoạt động của tổ chức BHTG để BHTG phát huy được vai trị của mình với sự phát triển của thị trường tài chính. Theo thơng lệ quốc tế, quy mơ này được thể hiện qua

tỷ lệ vốn mục tiêu ( là tỷ lệ giữa mức vốn của tổ chức BHTG và tổng số dư tiền gửi được

bảo hiểm) mà tổ chức BHTG của một quốc gia cần đạt được. Sau đây là một số phương pháp cụ thể;

 Nghiên cứu các dữ liệu trong quá khứ về các vụ đổ bể NH và những thiệt hại mà nó gây ra tại mỗi quốc gia, từ đó ước tính mức vốn tối thiểu mà các tổ chức BHTG của mỗi quốc gia đó cần phải có.

Ưu điểm: dễ thực hiện trên cơ sở những dữ liệu sẵn có.

Nhược điểm: Vì chỉ là những dữ liệu lịch sử nên có thể nó sẽ khơng phù

hợp cho những dự đoán trong tương lai.

Đây là phương pháp phổ biến nhất đã được nhiều tổ chức BHTG áp dụng.

 Dự tính những thiệt hại mà tổ chức BHTG sẽ phải gánh chịu từ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG, từ đó dự tính mức vốn mà tổ chức BHTG cần có. Sau đây là một số yêu cầu cụ thể:

 Tổ chức BHTG cần thực hiện phân tích cơ bản, đánh giá xếp hạng đối với tổ chức tham gia BHTG, phân tích tổng quan về thị trường tài chính.

 Phải tính đến quy mơ, chất lượng của hệ thống tổ chức tham gia BHTG tại mỗi quốc gia, mức độ rủi ro của hệ thống tài chính, yếu tố cơ sở nền kinh tế mỗi quốc gia để xác định quy mô vốn tối ưu phù hợp với tổ chức BHTG của quốc gia đó.

3.5 Quy định rõ ràng sự phối hợp giữa tổ chức BHTG với các cơ quan khác trong mạng an tồn tài chính mạng an tồn tài chính

Để đảm bảo hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả, duy trì ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, điều kiện tiên quyết là xác định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong mạng an tồn tài chính. Trong trường hợp các chức năng đảm bảo an tồn tài chính được giao cho các cơ quan khác nhau, để tránh sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn, nhiệm vụ của các cơ quan trong mạng an tồn tài chính cần được quy định rõ ràng và công khai trong luật.

Bên cạnh luật, các cơng cụ khác cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan trong mạng an tồn tài chính như các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ chính thức, cử nhân sự tham gia hội đồng quản trị,…

Ngoài cơ chế phối hợp, việc chia sẻ thơng tin đóng vai trị quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của từng cơ quan cũng như của cả mạng an tồn tài chính quốc gia. Do chức năng, nhiệm vụ được phân công, cơ quan giám sát là nguồn thông tin quan trọng nhất về hệ thống ngân hàng, do đó cần phải có quy định rõ ràng về việc chia sẻ thơng tin giữa cơ quan này với các thành viên khác trong mạng an tồn tài chính. Đối với tổ chức BHTG, thơng tin có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm đánh giá và dự báo mức độ rủi ro của các ngân hàng để có phương án đối phó kịp thời với các vấn đề phát triển. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao, tổ chức BHTG cần phải được cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhập và chính xác.

KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng có vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế. Sự sụp đổ của bất kì ngân hàng nào khơng chỉ ảnh hưởng đến duy nhất người gửi tiền tại ngân hàng đó mà nó cịn tác động tâm lý xấu đến tồn bộ dân cư có tiền gửi. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn tại Mỹ mà xuất phát từ việc chứng khốn hóa các khoản vay dưới chuẩn của các ngân hàng thương mại như là “tiếng chuông cảnh tỉnh” cho hệ thống giám sát của Mỹ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Mạng an tồn tài chính, hệ thống giám sát phải được đổi mới theo hướng giảm thiểu rủi ro của các hoạt động tài chính trong đó đặc biệt là hoạt động ngân hàng. Trong mạng an tồn tài chính, vai trị của BHTG để phịng ngừa và ngăn chặn là vô cùng quan trọng.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn trong các lĩnh vực tài chính thế giới. Chính điều đó tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hệ thống Tài chính ngân hàng, đặc biệt là thách thức trong vấn đề giám sát rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống, tạo niềm tin cho công chúng. Sau hơn 10 năm hoạt động, BHTG đã từng bước trưởng thành về mọi mặt, từ tổ chức cán bộ đến các mặt nghiệp vụ, thể hiện vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo an tồn hệ thống tài chính, ngân hàng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của BHTGVN là năng lực pháp lý cịn yếu (chưa có Luật điều chỉnh). Việc ban hành Luật BHTG là cần thiết, tạo hàng lang pháp lý quan trọng để bảo vệ tốt hơn người gửi tiền, đảm bảo an tồn hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia. Đồng thời BHTG cần quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trên nguyên tắc phát huy những mặt đã đạt được, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, ngày càng thể hiện được vai trị, vị trí của mình trong hệ thống giám sát tài chính.

Tóm lại, với q trình hoạt động trong hơn 10 năm vừa qua BHTG VN đã khẳng định sự ra đời của BHTG là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là tổ chức giám sát cần thiết trong hoạt động ngân hàng và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bài nghiên cứu của chúng em đã trình bày những thành cơng của tổ chức BHTG của các quốc gia trên thế giới từ đó tạo điều kiện cho Việt Nam xây dựng luật BHTG đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận bảo hiểm tiền gửi trong mạng an toàn tài chính quốc gia và thực tiễn tại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)