mạng an tồn tài chính
Để đảm bảo hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả, duy trì ổn định hệ thống tài chính ngân hàng, điều kiện tiên quyết là xác định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong mạng an tồn tài chính. Trong trường hợp các chức năng đảm bảo an tồn tài chính được giao cho các cơ quan khác nhau, để tránh sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn, nhiệm vụ của các cơ quan trong mạng an tồn tài chính cần được quy định rõ ràng và công khai trong luật.
Bên cạnh luật, các cơng cụ khác cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan trong mạng an tồn tài chính như các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ chính thức, cử nhân sự tham gia hội đồng quản trị,…
Ngoài cơ chế phối hợp, việc chia sẻ thơng tin đóng vai trị quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của từng cơ quan cũng như của cả mạng an toàn tài chính quốc gia. Do chức năng, nhiệm vụ được phân cơng, cơ quan giám sát là nguồn thông tin quan trọng nhất về hệ thống ngân hàng, do đó cần phải có quy định rõ ràng về việc chia sẻ thơng tin giữa cơ quan này với các thành viên khác trong mạng an tồn tài chính. Đối với tổ chức BHTG, thơng tin có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm đánh giá và dự báo mức độ rủi ro của các ngân hàng để có phương án đối phó kịp thời với các vấn đề phát triển. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao, tổ chức BHTG cần phải được cung cấp thơng tin đầy đủ, cập nhập và chính xác.
KẾT LUẬN
Hệ thống ngân hàng có vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế. Sự sụp đổ của bất kì ngân hàng nào khơng chỉ ảnh hưởng đến duy nhất người gửi tiền tại ngân hàng đó mà nó cịn tác động tâm lý xấu đến tồn bộ dân cư có tiền gửi. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn tại Mỹ mà xuất phát từ việc chứng khốn hóa các khoản vay dưới chuẩn của các ngân hàng thương mại như là “tiếng chuông cảnh tỉnh” cho hệ thống giám sát của Mỹ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Mạng an tồn tài chính, hệ thống giám sát phải được đổi mới theo hướng giảm thiểu rủi ro của các hoạt động tài chính trong đó đặc biệt là hoạt động ngân hàng. Trong mạng an tồn tài chính, vai trị của BHTG để phịng ngừa và ngăn chặn là vô cùng quan trọng.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn trong các lĩnh vực tài chính thế giới. Chính điều đó tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hệ thống Tài chính ngân hàng, đặc biệt là thách thức trong vấn đề giám sát rủi ro, đảm bảo an tồn hệ thống, tạo niềm tin cho cơng chúng. Sau hơn 10 năm hoạt động, BHTG đã từng bước trưởng thành về mọi mặt, từ tổ chức cán bộ đến các mặt nghiệp vụ, thể hiện vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của BHTGVN là năng lực pháp lý cịn yếu (chưa có Luật điều chỉnh). Việc ban hành Luật BHTG là cần thiết, tạo hàng lang pháp lý quan trọng để bảo vệ tốt hơn người gửi tiền, đảm bảo an tồn hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia. Đồng thời BHTG cần quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trên nguyên tắc phát huy những mặt đã đạt được, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, ngày càng thể hiện được vai trị, vị trí của mình trong hệ thống giám sát tài chính.
Tóm lại, với q trình hoạt động trong hơn 10 năm vừa qua BHTG VN đã khẳng định sự ra đời của BHTG là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là tổ chức giám sát cần thiết trong hoạt động ngân hàng và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bài nghiên cứu của chúng em đã trình bày những thành cơng của tổ chức BHTG của các quốc gia trên thế giới từ đó tạo điều kiện cho Việt Nam xây dựng luật BHTG đáp ứng được nhu cầu thực tế.