Là quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các Bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa.
12.“Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thứ cấp”:
Là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung.
o Thủ tục đăng ký
- Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thơng báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thơng báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do
o Chủ thể thực hiện:
Đối với Bên nhượng quyền: thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
- Hàng hố, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật.
Đối với Bên nhận quyền: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
- Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Nội dung hợp đồng: trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
Nội dung của quyền thương mại.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Khi đàm phán ký kết hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu hay hợp đồng li-xăng nhãn hiệu, những yếu tố sau đây cần được xem xét kỹ:
- mục đích và đối tượng của hợp đồng (nhãn hiệu được chuyển giao hay phạm vi sử dụng của hợp đồng li-xăng);
- nghĩa vụ của bên giao nhãn hiệu hay bên giao li-xăng; - nghĩa vụ chung của cả hai bên trong hợp đồng.
Về mục đích của hợp đồng, bên nhận chuyển giao nhãn hiệu hay bên nhận li- xăng cần được đảm bảo rằng nhãn hiệu chuyển giao được phép sử dụng sẽ mang lại kết quả như họ mong muốn. Vì thế, kết quả chuyển giao nhãn hiệu, hay mục đích sử dụng đối tượng nhãn hiệu cần phải được ghi rõ trong hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng cần phải quy định trách nhiệm của bên giao nhãn hiệu hay bên giao li-xăng trong trường hợp kết quả hay mụcđích của hợp đồng không đạt được như các bên đã thoả thuận. Về phía bên giao nhãn hiệu hay giao li-xăng, cái mà họ quan tâm là phí li-xăng hay giá chuyển giao nhãn hiệu. Vì vậy, giá cả và phương thức thanh toán cũng cần phải được thảo luận kỹ. Về đối tượng của hợp đồng, các bên trong hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu cần phải xác định cụ thể nhãn hiệu sẽ chuyển giao, tiến độ, thời hạnchuyển giao. Nếu cần thiết, hợp đồng có thể được bổ sung thêm (dưới dạng phụ
kiện hợp đồng) các sơ đồ bản vẽ, bảng kê chi tiết nội dung nhãn hiệu và các yêu cầu. Tương tự, các bên trong hợp đồng li-xăng cần xác định rõ quyền sử dụng nhãn hiệu của mình là những quyền gì (quyền áp dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp vào sản phẩm được bảo hộ, hay quyền lưu thông, nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ), phạm vi sử dụng (lãnh thổ li-xăng) là ở đâu, và thời hạn sử dụng là bao nhiêu lâu.
Về nghĩa vụ của bên giao hay bên giao li-xăng, bên nhận cần lưu ý rằng bên giao có nghĩa vụ phải chuyển giao sao cho phù hợp với nhu
cầu sử dụng của bên nhận. Bên nhận phải được bảo đảm rằng hàng hoá sản xuất theo li-xăng sẽ đạt được những tiêu chuẩn chất lượng tương đương với hàng hố do chính bên giao li-xăng sản xuất, và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước (trừ trường hợp có thoả thuận khác). Như vậy, trong hợp đồng li-xăng cần phải có những điều khoản bảo hành chất lượng sản phẩm. Về nghĩa vụ chung của hai bên trong hợp đồng, các bên cần lưu ý đến nghĩa vụ bảo mật và nghĩa vụ trao đổi thông tin.
2. Thực trạng thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam